- 25 năm
- Tác giả: Nguyễn Hoàng Việt
- Thể loại:
- Nguồn: tự viết
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 3.558 · Số từ: 2539
- Bình luận: 12 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 4 Khép Lòng Phạm Văn Trường Fan Mặc Vũ Tiểu Long
Tháng 6 năm 1987.
Một buổi trưa đầu hè. Mặt trời đã lên đến đỉnh đầu khuất sau những chùm phượng vĩ đỏ chói. Theo dự báo thời tiết, nhiệt độ có thể lên đến gần bốn mươi độ. Bầu không khí oi bức ngột ngạt như muốn đốt cháy mọi thứ bên trong nó.
Đi vào con hẻm số 64, ngay đầu ngõ đã là hàng cơm của ông Tư. Trưa hè oi bức như vậy nhưng quán cơm vẫn tấp nập khách ra vào. Trên cái dìn rộng dìy đủ loại các món ăn như thịt kho, tôm rang, trứng đúc, rau xào, canh măng… Ông Tư – nguời đàn ông khoảng bốn mươi, cao lớn, nước da đen xạm tô điểm cho khuôn mặt có phần hơi “quắc” -đang lúi húi múc thức ăn cho khách. Loanh quanh cái dìn là một đứa con gái nhỏ tầm 7 – 8 tuổi chốc chốc lại chạy ra chạy vô theo lời gọi của ông Tư:
“Quỳnh ơi, suất lớn của ông Sáu nè con”
“Quỳnh! Bát canh của ông Định đã bê ra chưa?”
“Đây, đĩa trứng 5 đồng của ông Khanh nghe”
Đó là Quỳnh, con gái của ông Tư. Vợ ông mất lúc vừa đẻ ra nó, nên bây giờ chỉ có hai bố con ở với nhau. Con Quỳnh mới học lớp ba, nhưng đã nguời lớn hẳn so với nhiều đứa khác. Trưa nào đi học về nó cũng ra quán cơm phụ bố việc bưng bê bát đĩa. Cả quán cơm đông nghịt mà chỉ có hai bố con phục vụ quả thực có hơi vất vả. Nhưng điều lôi kéo khách cho quán cơm không chỉ vì quán nằm cạnh cây dìng già toả bóng râm hay vì những phần cơm đầy đặn hơn so với các quán khác, mà còn là sự vui vẻ niềm nở của hai bố con có lẽ đã giúp xua đi cái nóng, cái mệt mỏi của buổi trưa hè.
Gần một giờ trưa khách ăn cơm đã vãn gần hết, ông Tư mới rảnh tay một chút để ra ngoài hiên hút điếu thuốc. Vừa rút điếu thuốc đưa lên miệng, ông đã vội bỏ xuống:
“Mày đứng ngoài này làm gì vậy Bắc?”
Con Quỳnh nghe tiếng ba vội chạy ra:
“Nó đứng ngoài này cả trưa đó ba. Con hỏi gì nó cũng không nói à.”
Ông Tư nhìn thằng bé một lúc. Nó bằng tuổi con Quỳnh, lại là con trai mà trông thấp bé nhẹ cân dễ chỉ bằng nửa con Quỳnh. Da nó đen thui, còn tóc thì ngả ánh vàng vì đi nắng nhiều quá. Nó mặc có độc một chiếc áo may ô và cái quần xà lỏn mà cả hai đều uớt suợt trong mồ hôi. Ông Tư ngồi xổm xuống hỏi nó:
“Sao, có việc gì, nói chú nghe coi.”
Thằng Bắc chìa ra cái bát con với một đồng bạc
“Chú… bán con xin nửa bát cơm với ít lạc rang với ạ.”
Ông Tư nhìn vào cái bát rồi lại ngẩng lên nhìn nó:
“Một đồng ai bán được hở trời. Mà mày mua cho ai?”
“Mua cho….. cháu ăn.”
Ông Tư nhìn vẻ mặt nó hiểu ngay:
“Mua cho mẹ chứ gì?”
Nó gật đầu.
“Hôm nay không thấy mẹ mày ra chợ, chắc vẫn còn ốm đúng không?”-Ông Tư vừa hỏi vừa cầm lấy cái bát, rồi bảo nó vô trong nhà ngồi đợi cho khỏi nắng.
Me thằng Bắc tức là dì Mùi bán rau ngoài chợ. Gọi là dì vậy chứ còn trẻ lắm, cỡ độ mới gần ba muơi. Không ai biết chồng con thế nào, chỉ biết từ ngày dọn đến đây ở thì chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Dì Mùi buôn bán cũng chăm chỉ, nhưng khổ nỗi bản thân lại mang bệnh hen, nên gia cảnh còn khổ lắm, còn không đủ tiền mua thuốc trị bệnh. Đợt vừa rồi, dì lại nên cơn hen nặng do thời tiết khó chịu, nên cả tuần nay không ra được chợ.
“Không biết hai mẹ con lấy gì mà sống đây? Thằng Bắc còn đang đi học nữa chứ.”-Ông Tư vừa lẩm bẩm vừa tắt bếp, múc cháo ra bát.
“Mày cầm về cho mẹ mày. Cháo thịt băm đấy, nóng nhưng cũng cố mà ăn vào cho khỏi. Còn phần cơm này của mày, ăn lấy sức mà chăm mẹ.”
Thằng Bắc bẽn lẽn đưa đồng bạc ra, ông Tư đã phẩy tay:
“Thôi, mày cầm về mua thuốc cho mẹ…”- nói rồi ông Tư móc túi lấy ra tờ giấy bạc 10 đồng “Đây, cầm thêm mua thuốc cho mẹ, mua loại tốt đấy.”
Thằng Bắc nhìn người đàn ông cao lớn, rụt rè không dám nhận
Cuối cùng ông Tư phải dúi vào tay nó, nó mới dám lấy. Lúc nó về, ông còn dặn:
“Từ mai cứ sang lấy cháo về cho mẹ, có việc gì cứ ới chú một tiếng, nhớ chưa?”
Thằng Bắc khép nép gật đầu, lý nhí cảm ơn rồi cầm gói thức ăn ra về.
…..
Tháng 8 năm 1987.
Trời vừa sang thu. Những cơn gió heo may lành lạnh mang theo mùi hương ổi chín lướt qua con hẻm 64 một cách thật mềm mại dịu dàng.
“Như cô gái hai muơi vậy.”-ông Tư vừa nhấp hớp bia vừa lẩm bẩm vế sau một câu thơ mà ông chẳng bao giờ nhớ nổi. Con Quỳnh ngồi bên cạnh cũng phải lắc đầu “Bốn muơi tuổi rồi chứ trẻ trung gì đâu mà cũng “cô gái hai muơi””
Hai bố con đang ngồi ngoài hiên ngắm trăng thì thằng Bắc từ đâu chạy tới. Nó thở hổn hển, nói không ra hơi:
“Chú Tư ơi, giúp mẹ cháu với…Mẹ cháu lên cơn hen không thở được nữa rồi.”
Ông Tư đứng bật dậy
“Quỳnh, mày coi nhà hộ ba một tý. Ba qua dì Mùi xem thế nào”
Ông Tư vừa mở cửa buớc vào thì thấy nguời phụ nữ nằm bất tỉnh duới sàn nhà. Thằng Bắc mặt tái mét, chạy tới lay lấy lay để:
“Mẹ ơi… Tỉnh lại đi mẹ ơi…”
“Bắc, đỡ mẹ lên lưng chú.”
Ông Tư khoẻ là vậy mà vất vả lắm mới cõng được dì Mùi đi hết cái ngõ. Ông đặt dì ngồi xuống trước hiên cửa nhà mình rồi vội vã dắt chiếc xe máy ra. Đoạn thằng Bắc với con Quỳnh đỡ dì lên xe ông Tư quay lại nói:
“Ba chở dì Mùi đến bệnh viện trước cho nhanh, mày với thằng Bắc đi bộ ra luôn nhé”
Nói rồi ông phóng cái vù, để lại hai đứa trẻ ngây người ra nhìn theo.
Lúc thằng Bắc và con Quỳnh đi đến nơi, thấy ông Tư đang ngồi một mình ở ghế chờ. Thằng Bắc chạy vội lại hỏi:
“Mẹ con sao rồi chú?”
Ông Tư lắc đầu:
“Đương trong phòng cấp cứu, chưa biết như thế nào”
Bỗng một chị y tá buớc ra:
“Ai là nguời nhà bệnh nhân Mùi ạ?”
Thằng Bắc giật mình giơ tay:
“Cháu ạ.”
Chị y tá nhìn thằng Bắc một lúc rồi thở dài:
“Mới bé như vậy mà…. Buồn cho cháu quá… Chúng tôi xin lỗi, dù đã cố hết sức nhưng… bệnh nhân đã không qua khỏi.”
Thằng Bắc khuỵu xuống. Nó khóc không thành tiếng nhưng những giọt nước mắt ầng ậc tuôn trên khoé mắt nó. Nó gục đầu xuống sàn như để che giấu nỗi đau của mình. Chỉ đến khi trước mắt nó chỉ còn một màu đen, nó mới gào lên thật to, vang cả phòng chờ bệnh viện.
Ngày đưa tiễn mẹ thằng Bắc, chỉ có nó và hai bố con ông Tư trực tiếp đi đưa. Thằng Bắc xưa nay vốn rất ít khóc. Nó khóc đúng một lần hôm ở bệnh viện, còn hôm viếng, nó chỉ lặng im đứng một bên di ảnh mẹ mà không nói một câu nào.
Lúc hạ huyệt xong xuôi ông Tư nhìn vẻ mặt nó mà cũng không to tiếng như thường ngày, chỉ nhẹ nhàng vỗ vai nó:
“Chết không phải là hết con à. Chết là lúc người ta bắt đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn cuộc sống cũ. Tao nghĩ mẹ mày trên đấy cũng không muốn mày buồn như này đâu.”
Ngừng một lát, ông nói tiếp:
“Mày có nơi nào đi chưa? Không thì về ở với chú với con Quỳnh cũng được.”
Thằng Bắc ngẩng mặt lên, nhìn ông Tư im lặng một lúc mới đáp lại:
“Cảm ơn chú, chú tốt với con quá. Nhưng dì ruột của con bảo lên Hà Nội ở với vợ chồng dì, dì không có con.”
“Ừm, thôi tao cũng không ép mày. Ở đâu thì ở, miễn là mày cố gắng học hành nên người như mẹ mày mong là được rồi con ạ.”
Bỗng nó ôm trầm lấy ông Tư, khóc:
“Cảm ơn chú, cảm ơn chú, chú tốt với con quá, con sẽ không bao giờ quên ơn chú.”
Ông Tư vỗ lưng nó:
“Có gì đâu. Ở đời thì giúp nhau mà sống đấy là lẽ tự nhiên mà con.”
…
Tháng 6 năm 2012.
Quán cơm của ông Tư hôm nay lại đông khách như thường lệ. Vẫn là người đàn ông cao lớn đứng bên cái bàn rộng đầy thức ăn. Chỉ khác là mái tóc ông đã bạc trắng, đôi mắt đen trong xưa kia đã bị thời gian phủ lên tấm màn mệt mỏi. Ở cái tuổi mà nhiều nguời đã nghỉ ngơi nuơng nhờ con cái thì ông vẫn miệt mài làm việc để có miếng ăn. Con Quỳnh đã lấy chồng nhưng hoàn cảnh cũng chẳng khá giả gì mấy, phải nương nhờ nơi quán cơm để phụ chồng nuôi con.
Quán cơm đông nghịt nhưng chỉ có hai bố con phục vụ. Thời tiết gần bốn chục độ C làm công việc duờng như khó khăn hơn với ông Tư. Trán ông liên tục chảy mồ hôi trộm, con mắt chớp liên tục vì mỏi, còn đôi tay thì run run gắp thức ăn. Nhiều lần, con Quỳnh nhìn thấy như vậy đều bảo bố:
“Hay bố vào trong nghỉ một lát cho đỡ mệt, để mình con bán đuợc rồi”
Nhưng ông khoát tay:
“Kệ bố. Bố còn khoẻ chán. Mà bố vào nghỉ thì mình mày bán sao được.”
Nói vậy, ông lại hít thật sâu, hăm hở tiếp tục làm việc. Nhưng đó chỉ là cái nhất thời, còn sự thật về sức khoẻ của mình là thứ ông không thể tránh khỏi. Điều gì đến cũng sẽ phải đến. Bất thình lình, ông Tư rên lên một tiếng, rồi ôm theo cả bát đĩa đang cầm trên tay đổ gục xuống sàn. Tiếng bát đĩa vỡ làm mọi người trong quán giật mình, chạy về phía ông. Con Quỳnh đang bê bát cơm trên tay cũng để rơi luôn xuống đất vỡ loảng xoảng. Nó nhoài người đến bên ông lay:
“Bố ơi, bố bị làm sao thế?”
Mấy người khách cũng cúi xuống lay ông:
“Ông Tư à, ông tỉnh dậy đi ông Tư.”
Thế nhưng không hề có một sự phản ứng nào mà họ mong chờ, người đàn ông cao lớn đã hoàn toàn bất tỉnh.
Ngay lập tức, ông Tư được đưa đến bệnh viện. Tình hình rất nguy kịch. Các bác sĩ đưa ông vào phòng cấp cứu, để con Quỳnh ở lại ngoài hành lang với khuôn mặt thất thần. Suốt bao nhiêu năm nay, ông Tư chưa một lần ốm đau, có chăng cũng chỉ cảm cúm thông thường, vậy mà lần này lại đột quỵ ngay trong lúc làm việc. Mặc dù không muốn nghĩ đến, nhưng trong suy nghĩ của mình, con Quỳnh lo sợ đây sẽ là dấu chấm hỏi cho cuộc sống của bố nó.
Kết quả xét nghiệm đã có sau vài giờ. Ông Tư được xác định là bị tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ. Hiện giờ ông vẫn đang hôn mê và cần phải phẫu thuật ngay ngày mai. Mọi việc tuy đơn giản là vậy, tưởng rằng tính mạng ông Tư sẽ được cứu, nhưng có một điều hiện hữu ngay trước cái sinh mệnh của ông đó lại là tiền. Số tiền viện phí lên đến 70 triệu, một con số quá lớn đối với cả ông và con Quỳnh. Trong nhà ông hiện giờ làm sao có đủ số tiền đó. Kể cả là có vay muợn dì con họ hàng thì 70 triệu cũng là không thể nghĩ đến.
Tối đó cầm tờ thông báo viện phí, con Quỳnh ngồi trong góc phòng khóc thút thít. Nó sợ bố sẽ phải chết, chết chỉ vì trong nhà không đủ tiền phẫu thuật. Chết vì tiền bao giờ cũng là cái chết đau đớn nhất. Đau đớn hơn nữa khi mà cả đời ông Tư đã lao động cực khổ nhưng vẫn bị đồng tiền quật ngã trong giây phút sinh tử này. Quả thật là quá bất hạnh.
Cánh cửa phòng bệnh bật mở, một vị bác sĩ trẻ tuổi buớc vào. Anh ta đứng lặng yên một chốc nhìn con Quỳnh khóc. Thấy bác sĩ, con Quỳnh vội lau nước mắt, đứng lên cúi đầu chào. Vị bác sĩ bình thản cúi đầu chào lại mà không nói một lời nào. Anh chậm rãi đi lại đến bên giường bệnh, kiểm tra các chỉ số của ông Tư, rồi kéo ghế ngồi xuống cạnh đó. Anh đắp lại chiếc chăn của ông Tư cho ngay ngắn, chỉnh lại chai truyền nước… Cuối cùng, anh cũng chỉ im lặng nhìn người đàn ông cao lớn đang hôn mê. Trong phòng bệnh tối om, nhưng con Quỳnh vẫn nhìn thấy những giọt nuớc mắt lăn dài làm ướt nhoè cặp kính của vị bác sĩ. Nó cũng rất đỗi ngạc nhiên định đứng dậy hỏi vị bác sĩ xem có việc gì không. Nhưng chưa kịp hỏi thì anh đã vội vã đứng dậy, lau lại chiếc kính, rồi cúi đầu buớc nhanh qua cánh cửa phòng bệnh.
Cả đêm đó con Quỳnh không ngủ được. Đến sáng hẳn, nó mới lục tục. Thế nhưng khi nó quay lại, thì được tin, bố nó đã chuyển vào phòng phẫu thuật. Nó ngạc nhiên lắc đầu:
“Nhưng còn viện phí…”
“Cái đó đã được thanh toán hết rồi”- chị y tá đáp.
“Nhưng em…”
Chưa kịp nghe nó nói hết câu, chị y tá đã dúi vào tay nó một phong bì thư:
“Có người gửi cho em này. Chị còn bận làm việc nên đi trước nhé”
Con Quỳnh ngơ ngác nhìn phong thư. Chẳng biết làm gì hơn, nó đành ra sảnh chờ của phòng phẫu thuật, xé phong thư ra ngồi đọc:
“Chào Quỳnh.
Tôi là cậu bé mà hai mươi nhăm năm trước đã mang ơn rất lớn của hai người. Lời cảm ơn đó đến nay tôi vẫn chưa có cơ hội được nói. Vậy mong cậu hãy coi món quà nhỏ này như một lời cảm ơn chân thành nhất từ tôi. Hy vọng chú sẽ qua khỏi và bình phục.
Ký tên: Bác sĩ Phạm Văn Bắc.”
Bên trong phong bì còn đính kèm tờ hóa đơn chứng nhận đã thanh toán hoàn toàn viện phí có chữ ký của bác sĩ chủ trị Phạm Văn Bắc.
Cánh cửa phòng phẫu thuật bật mở, y tá thông báo cho Quỳnh biết rằng ca phẫu thuật vô cùng thành công, bệnh nhân đã vuợt qua cơn nguy kịch.
Zen172 (7 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 702
Thứ nhất: Cách sử dụng dấu ngoặc kép.
Mỗi khi trích một câu nói bạn phải đóng dấu ngoặc kép trước khi đặt dấu chấm. Còn nếu bạn đặt dấu chấm trước thì cái dấu đóng ngặc kép kia sẽ được trích sang câu kế tiếp mất.
Vd: "Quỳnh ơi, suất lớn của ông Sáu nè con!".
Thứ 2: Dấu hỏi thì đương nhiên là đặt sau câu hỏi.
Vd: "Sao, có việc gì, nói chú nghe coi?".
Thứ 3: Dấu chấm than.
Thường đặt sau câu biểu lộ cảm xúc hay câu cầu khiến.
Vd: "Chú Tư ơi, giúp mẹ cháu với!... Mẹ cháu lên cơn hen không thở được nữa rồi!".
Bạn phải nhớ rõ: Kết thúc câu luôn phải có dấu chấm dù đó là lời thoại của nhân vật hay gì đi chăng nữa. Bạn cứ bỏ lở dở giữa chừng rồi lại xuống dòng như thế ai mà hiểu cho được.
Còn nữa, có đoạn bạn viết:
[Nó thở hổn hển, nói không ra hơi:
"Chú Tư ơi, giúp mẹ cháu với... Mẹ cháu lên cơn hen không thở được nữa rồi."]
Đoạn này hơi bị mâu thuẫn đấy! Viết là "nói không ra hơi" nhưng cả câu nhân vật lại chỉ ngắt có một chỗ. Nếu cậu bé có muốn nói nhanh để chú Tư nhanh chóng đến giúp mẹ thì phía trên cần phải đổi lại: "Nó thở hổn hển nhưng vẫn cố gắng nói nhanh hết mức có thể:..."
Ok, chúc bạn hoàn thiện hơn!!!
HOÀNG Việt NGUYỄN (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 21
Sau khi đọc lại thì mình cũng thấy truyện hơi khô và thiếu nhiều cảm xúc. Mình sẽ cố gắng cải thiện thêm. Về lỗi dấu câu, ngoài lỗi dấu phẩy đầu tiên thì bạn có thể sửa ví dụ giúp mình một số câu lỗi dấu hỏi dấu cảm để mình khắc phục đc ko ạ (vì mình ms viết nên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm)
HOÀNG Việt NGUYỄN (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 21
Sau khi đọc lại thì mình cũng thấy truyện hơi khô và thiếu nhiều cảm xúc. Mình sẽ cố gắng cải thiện thêm. Về lỗi dấu câu, ngoài lỗi dấu phẩy đầu tiên thì bạn có thể sửa ví dụ giúp mình một số câu lỗi dấu hỏi dấu cảm để mình khắc phục đc ko ạ (vì mình ms viết nên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm)
HOÀNG Việt NGUYỄN (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 21
Sau khi đọc lại thì mình cũng thấy truyện hơi khô và thiếu nhiều cảm xúc. Mình sẽ cố gắng cải thiện thêm. Về lỗi dấu câu, ngoài lỗi dấu phẩy đầu tiên thì bạn có thể sửa ví dụ giúp mình một số câu lỗi dấu hỏi dấu cảm để mình khắc phục đc ko ạ (vì mình ms viết nên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm)
Zen172 (7 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 702
Bạn thường gặp phải lỗi dấu câu, ví như sau những câu liệt kê thì bạn phải đặt dấu "," rồi mới đến dấu "...", có những câu hỏi nhưng lại thiếu dấu "?", câu cảm thán thì thiếu dấu "!",... Những lỗi này sẽ khiến truyện của bạn đọc rất khó định vị cảm xúc.
Cách dùng từ có vẻ hơi khô khan.
Truyện chưa bộc lộ nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. Đoạn kết quá nhanh, sau khi nhân vật Quỳnh đọc bức thư của nhân vật Bắc để lại, bạn đã kết thúc ở chi tiết này luôn mà không có tý gì gọi là bộc lộ tâm lý nhân vật cả. Điều đó làm cho mình tưởng như mới đọc được một nửa câu chuyện chứ không phải là cái kết mở như bao tác giả khác viết.
HOÀNG Việt NGUYỄN (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 21
Cảm ơn bạn nhiều
Tha Nhân Ánh Sáng (7 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 497
Đoạn đầu:
Trưa hè, dù mới chỉ đầu mùa thôi, nhưng nắng đã gắt, nhuộm màu oi ả khắp phố. Cái nóng, như bếp lò nung bầu không khí như rang, ngột ngạt bức bối đến khó tả. Nếu lạnh, ta chỉ cần đơn giản mặc thêm áo ấm, nhưng khi nóng, núp dưới những bóng cây to cũng không hết khó chịu. Gió, trong thời tiết này chỉ làm ta thêm bức bối thôi.
Vậy mà hàng cơm trưa vẫn đông khách. Quán ông Tư. Bếp lò vẫn rực đỏ, hơi từ món xào, món rang, món kho cứ nghi ngút lên từng đợt khi người người đang cố gắng ăn trưa thật vội để lấy sức cho buổi chiều còn nóng...
Để có một đoạn văn nối ý thì cần dùng nhiều liên từ, cách kể cũng linh hoạt. "Quán lão Tư vẫn đông khách" - "Vậy mà hàng cơm trưa vẫn đông khách. Quán ông Tư."...
HOÀNG Việt NGUYỄN (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 21
Bạn có thể ví dụ cách sửa lỗi thứ 3 đc k ạ
HOÀNG Việt NGUYỄN (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 21
Cảm ơn bạn. Mình sẽ cố gắng hơn ở các truyện sau
Tha Nhân Ánh Sáng (7 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 497
:), chào man, vì man là người mới nên thớt sẽ cố gắng nói chuyện 1 cách nhẹ nhàng.
1. Cốt truyện - google có thể ra được vô số tờ báo mạng có nội dung như vậy. Nên cá nhân thớt sẽ không đánh giá cao. Nhưng là một người cầm bút thì phải bắt đầu từ những điều như vậy để lấy được kinh nghiệm viết. Sau khi có đủ kinh nghiệm, hy vọng được đọc từ bạn 1 câu chuyện khác có nội dung đặc sắc hơn.
2. Văn phong. Cách dùng từ của bạn kha khá chỗ gần với khẩu ngữ. Một số chỗ cũng chẳng hợp lý lắm vd như :"quắc". Nó là 1 từ lạ, ko cụ thể, và với người đọc cũng vậy. Nhân vật hay cảnh vật cũng khá qua loa trong việc miêu tả. Những chỗ có tiềm năng mạnh để khai thác như đoạn sau khi chủ quán đổ bệnh, lại lướt quá nhanh - miêu tả tâm lý gần như không có. Miêu tả cái khác cũng chẳng đặc sắc.
3. Sự chuyển đoạn, nối chuyện chưa được ổn, truyện chưa rõ mạch. Các chi tiết trước và sau khá rời rạc.
4. :) thớt hơi ác mồm, vì thớt lúc đầu cũng viết văn như gì ấy. Nhưng mà không sao đâu bạn, nếu mọi thứ bắt đầu luôn chẳng dễ dàng. Chúc bạn thành công.