- [Bài Dự Thi] Review tác phẩm Thuyền Tre.
- Tác giả: Tee
- Thể loại:
- Nguồn: vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 2.377 · Số từ: 2375
- Bình luận: 7 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 5 Tiểu Long Tee Cay Cay Thảo Thạch Trần hồng Minh
Bản review tác phẩm của Hội Bình Văn
I/ Giới thiệu chung:
1. Tác phẩm: Thuyền Tre
2. Tác giả: Cay Cay
3. Link truyện: https://vnkings.com/thuyen-tre.html
4. Tóm tắt tác phẩm: Vinh, một cậu bé nông thôn khá giả được nghe ba kể về câu truyện cổ tích: khi khắc những ước mơ lên thuyền tre và thả xuống dòng sông cuối làng, những ước mơ đó sẽ trở thành hiện thực. Ngày qua đi, cậu bé mười ba tuổi vẫn luôn tin tưởng vào điều đó. Trong một lần tình cờ, cậu biết được hoàn cảnh của một cô bé cùng xóm, cùng tuổi tên Thanh. Chính nhớ Thanh, cậu đã hiểu được tấm lòng của ba và cũng chính nhờ cô bé ấy, cậu đã hiểu được nhiều hơn về cuộc đời mình, về những số phận đầy kham khổ ngoài kia. Mọi thứ bắt đầu yên bình thì bốn năm sau đó, Vinh nghe tin Thanh chuyển nhà. Cậu bé tuyệt vọng tìm kiếm, thăm hỏi nhưng không ai biết. Để đến bây giờ, khi Vinh trở thành một sinh viên, xa gia đình lên Quy Nhơn học tập, cậu mới hối hận kể lại câu chuyện thuở ấu thơ cho biển nghe.
II/ Tổng quan:
– Điểm sáng, đặc trưng của tác phẩm: Cốt truyện vô cùng ý nghĩa và giàu cảm xúc. Tác phẩm đã lay động được tới nhiều người và cũng nhiều người đã từng xúc động trước những chi tiết giản dị mà tinh tế của tác phẩm “Thuyền Tre,” vừa như kể lại vừa như đang trải nghiệm.
– Lỗi hình thức đáng chú ý:
+ Bạn còn để sai khá nhiều lỗi chính tả.
VD: dành lấy mẹ, không lỡ, dập dùi, trở đầy nhưng, gãi đâu, bứt dứt, … cậu tên gì?, … thả đi, loạn nên, vô vai.
+ Sử dụng ngôn ngữ teen làm mất đi sự nghiêm túc của tác phẩm.
VD: Haiz…, yeah…
– Lỗi văn phong đáng chú ý có kèm theo những gợi ý của mình:
“Nó già lắm rồi, hàng ngàn tuổi rồi […]” (Ông Mặt Trời là một hành tinh xuất hiện từ rất lâu rồi nên bạn không nên dùng hàng ngàn tuổi)
“Nó già lắm rồi […]. Mà giờ nó cũng già cả, […]” (Ở đoạn này, bạn đang nói đến việc nó già cả, xong lại kể về lúc nó còn trẻ, một lát sau lại tiếp tục phần nó già cả. Tại sao không kẻ về lúc nó trẻ sẽ thế này thế nọ rồi hẵng kể lúc nó về già? Cùng một ý mà lặp lại tới hai lần.)
“[…] cậu đã sẵn sàng cho cuộc hành trình mới, ở một thành phố mới, những con đường mới và những con người mới.” (Câu văn này chốt lại ở đây có vẻ không hợp lắm vì lúc này, Vinh đã tiếp xúc và đã sớm bắt đầu cuộc hành trình mới kể từ khi cậu đặt chân lên thành phố biển Quy Nhơn. Nên để câu văn này vào thời điểm Vinh lên xe hoặc chuẩn bị lên xe thì hợp lý hơn.)
“Cậu không nỡ xa gia đình nhỏ của mình, không nỡ xa bất kì những con người, những đồ vật quen thuộc.” (Không nỡ xa bất kì thứ gì, bất kì ai hay bất kì con người nào. Ở đây trông giống như bị bỏ lửng, đọc lại giống như câu văn bị hụt, bị thiếu.)
“Cậu biết đã phạm một sai lầm rất nặng.” (không nên dùng từ nặng vì nó nghe thô, có thể viết một sai lầm rất lớn.)
“Tớ dò theo và biết được […] nhưng tôi thực sự ghen tị với cậu bé đó.” (Rất dễ thấy lỗi sai ở đâu lúc thì xưng tớ, lúc lại xưng tôi.)
“Cậu ấy có ba.” (Thanh, theo như câu chuyện, chỉ là ba mất chứ không phải là không có. Vì vậy, không thể ghen tị với người khác chỉ vì họ có ba, chính cô bé cũng có cơ mà.
III/ Nội dung:
1. Về tác phẩm:
– Dẫn truyện bằng cuộc sống hiện tại nhưng tác giả đã mượn biển để kể lại những hồi ức trong sáng của tuổi thơ gắn liền với một người con gái. Cách kể không bị mẫu thuẫn, không trùng lặp cũng như biết tạo điểm nhấn bằng chi tiết riêng: những con thuyền mơ ước.
– Tiết tấu hơi nhanh, linh hoạt, diễn ra tự nhiên chứ không dồn dập hay muộn màng. Những câu thoại đơn giản nhưng lột tả được nhiều cảm xúc không nói thành lời. Có nhiều tình tiết bất ngờ, thú vị, tô được màu sắc cho tác phẩm.
2. Về nhân vật:
– Tính cách:
+ Vinh (nhân vật chính): là người nông thôn nhưng khá lanh lợi, thể hiện qua màn đối đáp với Lành. Tuy nhiên, không giống như những đứa trẻ nông thôn khác, Vinh nhận được sự quan tâm, chăm sóc của ba, mẹ, của gia đình nhỏ ấm cúng nơi quê nhà. Vinh chưa thực sự có được cái nét dân dã của người miền đồng bằng mà chỉ thấy được tuổi thơ đầm ấm và cuộc sống no đủ của cậu. Chính vì vậy, trông cậu có vẻ khá vô tư. Điều đó lại trở thành vấn đề, khiến cho Vinh ngay cả việc an ủi người khác cũng không biết nói thế nào. Thực tế không phải như vậy, không có ai lại đơn giản như Vinh khi đứng trước hoàn cảnh đó, hơn nữa, cậu cũng không phải là quý tộc hay con nhà giàu, lại sống ở thôn quê nên lại càng không thể có chuyện cậu được nuôi nấng như công tử bột. Cần miêu tả những khó khăn trong cuộc sống của Vinh, hoàn cảnh, trang phục hay thói quen sinh hoạt,…
+ Thanh (nhân vật chính): Là nhân vật đáng thương nhưng lại không may gặp phải cậu nhóc vô tâm như Vinh. Cô bé không bận tâm đến những câu nói vô tình của Vinh nên dễ làm quen được với cậu. Thế nhưng, tính cách này cũng không thực tế cho lắm. Ở tuổi mười ba, tâm tư của những thiếu nữ mới lớn không đơn giản như trong câu truyện bạn xây dựng. Hơn nữa, lẽ nào đã mười ba tuổi rồi mà bố mất vẫn chưa nhận thức được hay sao? Thanh không vô tâm như thế nên càng không có chuyện cô bé thản nhiên nói ra câu chuyện tế nhị của mình với giọng điệu như một đứa con nít. Phải biểu cảm nhiều hơn trong vấn đề này. Có một dấu hiệu nữa chứng tỏ sự trẻ con không đáng có của Thanh là việc cô bé có vẻ ghen tị với những người có ba.
+Lành (nhân vật phụ): Là em gái của Vinh. Lành là một cô bé nhí nhảnh, đáng yêu, biết quan tâm đến mọi người, điển hình là việc biết suy nghĩ về tiền bạc khi anh trai dụ quà.
+ Bố, mẹ Vinh (nhân vật phụ): Là những bậc cha mẹ rất yêu thương con, nhưng đồng thời cũng là những người hòa đồng, vui vẻ, thân thiện.
– Ứng xử:
+ Vinh: Rất gắn bó với gia đình nhỏ của mình. Cậu thể hiện một cách rất tự nhiên, thoải mái tình cảm cũng như suy nghĩ của mình với người thân. Cậu có vẻ rất thích biển vì Vinh với biển là hai tâm hồn đồng điệu. Cư xử hơi thoáng với người lạ, nếu dễ chơi thân với người khác như vậy thì tại sao không thấy nhắc mấy đến bạn bè của cậu. Nếu không có các yếu tố khách quan đó thì việc áp đặt tính cách cho nhân vật là không thuyết phục. Tương tự vậy với Thanh.
+ Thanh: Ứng xử rất tự nhiên. Có thể nói ra những điều tế nhị một cách bình thản, không vướng bận. Có quá ít hành động vì hầu như đều theo sự chi phối của Vinh. Thanh trong truyện giống như ảo ảnh vậy, cô bé chỉ thể hiện cảm xúc chứ ít khi phản bác những yêu cầu của Vinh. Cũng chưa từng thấy nhắc đến mẹ của Thanh nên không biết Thanh đối xử như thế nào với mọi người xung quanh. Sơ qua thì có thể nói Thanh khá ngoan ngoãn và hiền lành.
+ Lành: Có vẻ khá điệu đà, nữ tính. Không thấy tả chi tiết, cũng không thấy xuất hiện trong hồi ức của Vinh.
+ Bố, mẹ: Thể hiện tình yêu thương con một cách kín đáo. Luôn cố gắng chăm chút cho con đến mức thái quá khiến con không có nhiều cơ hội trải đời. Họ luôn tạo điều kiện rất tốt cho con cái phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cũng không thể không nói đến những cuộc sống bình thường của gia đình chứ. Ngay từ khi bắt đầu, tác giả chỉ chăm chăm kể lại câu chuyện của Vinh, không kể gì chi tiết đến ba mẹ cả.
Xây dựng tính cách nhân vật chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tới cốt truyện. Đồng thời, các hoạt động, cử chỉ, thái độ của nhân vật cũng trở nên thiếu thuyết phục và vô lý.
3. Cốt truyện: Có một vài điểm phi lý cần chỉnh sửa và xem xét lại.
* Sự việc: Vinh đang tản bộ dọc bờ sông thì bắt gặp con thuyền Hạnh Phúc. Sau đó, qua một cuộc trò chuyện ngắn, Vinh thấu hiểu phần nào hoàn cảnh của cô bạn đáng thương. Tuy sự việc là hợp tình hợp lý nhưng nhân vật xuất hiện rất gò bó và thiếu logic. Vinh có thật sự có thời gian rảnh để tản bộ dọc bờ sông mà nhìn thấy con thuyền đó. Cậu không thể có đâu, vì cậu là con cả trong một gia đình bình thường ở thôn quê.
* Sự kiện: Có tất cả 3 sự kiện chính.
– Vinh lên đường đi Quy Nhơn: Có 4 nhân vật xuất hiện trong đoạn này gồm Vinh, ba mẹ và em gái. Cuộc hội thoại của gia đình diễn ra thật tự nhiên nhưng ngắn, thể hiện được sự vội vã của Vinh. Tuy nhiên, không có miêu tả nào về môi trường xung quanh ví dụ như: nếu ở bến xe thì bến xe đông đúc ra sao? Nếu xe đón ở nhà thì xe như thế nào, bác tài ra làm sao, con đường dẫn vào nhà có dễ đi không? Thêm nữa, cũng cần bộc lộ tâm trạng hồi hộp của Vinh, sự quyến luyến không muốn rời xa gia đình nhỏ bằng những cảm xúc khác nhau chứ đừng chỉ thể hiện sự cảm động, nó sẽ làm cho tác phẩm của bạn trở nên cũ đi vì mô típ này đã xuất hiện từ rất lâu rồi.
– Vinh có cuộc trò chuyện đầu tiên cùng Thanh: Hai bạn nhỏ nói những chuyện chỉ xoay quanh một chủ đề là con thuyền mơ ước. Vì đây là lần gặp đầu tiên nên nhân vật cần có mức độ e dè nhất định. Có thể thấy, Vinh dễ bị bạn bè bắt nạt đến độ lấy mất viên bi mà không làm gì được lại có thể tự tin tiến lại gần một bạn khác giới chưa từng gặp. Ngay đây cũng có thêm một lỗi nữa, Vinh có thật sự chưa từng gặp Thanh hay không? Lẽ nào từ nhỏ đến lớn, sống chung một làng, một xã lại không bao giờ gặp nhau lấy một lần cho dù đã mười ba tuổi rồi? Không tả được trang phục, khuôn mặt, vị trí hay môi trường xung quanh.
– Cuộc trò chuyện thứ hai: Vinh và Thanh trò chuyện dài hơn một chút. Ở đoạn nói về ba của Thanh, cô bé nói rằng ba ở dưới sông, vẫn đang nhìn tớ mà. Đọc thoại thì cảm thấy rợn cả người thế nhưng tác giả lại không cho thấy được sự sợ hãi trong tiềm thức của Vinh mà chỉ đơn thuần định nghĩa đó là sự sợ hãi. Sợ hãi như thế nào, cảm xúc lúc đó ra làm sao? Lẽ nào Thanh nói một câu khiến tác giả sợ hãi mà rốt cuộc lại thấy mình phạm một sai lầm lớn. Sợ hãi thì phải bàng hoàng, ngạc nhiên trước thái độ của Thanh còn hối hận mới phải lo lắng về sự vô ý của mình. Bên cạnh đó, tại sao khi hay biết ba vẫn dõi theo từng ước mơ của mình, Vinh nói cảm ơn, nhưng Thanh vẫn không tỏ thái độ gì cả, cô bé đâu có biết đó là ba Vinh. Lẽ nào Thanh có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác. Không, không thể. Vì vậy, đoạn này cần chỉnh sửa. Cần thêm vào trước câu thoại “Về đi.” của Thanh thái độ ngạc nhiên của Thanh trước và sau đó là sự nhận ra ý tứ trong câu nói chứ không nên để cụt lủn như vậy.
* Biến cố: Biến cố này mờ nhạt. Thực sự là như vậy. Bạn đã tả được sự bối rối, lo lắng của Vinh khi nhận được lá thư. Nhưng Thanh cũng không nói là sẽ đi đâu, tại sao ngay phần đầu truyện lại cho rằng Vinh lên Quy Nhơn tìm Thanh. Vinh biết Thanh đang sống ở đó à? Đây là một điểm thiếu logic cần được làm rõ và chứng minh.
* Điểm nhấn: Biết tạo ra tình huống truyện và sử dụng nó, biết xây dựng những chi tiết riêng biệt, đem lại màu sắc mới cho tác phẩm của bạn.
IV/ Đánh giá cá nhân:
Bạn viết truyện rất hay, có ý nghĩa. Tuy nhiên, bạn cần bộc lộ tâm trạng nhân vật qua miêu tả nhiều hơn qua kể. Như vậy mới mang lại nhiều màu sắc, khai thác được nhiều khía cạnh của nhân vật. Hơn nữa, cũng không miêu tả nhiều mà chỉ chú trọng tới hành động của nhân vật và bộc lộ cảm xúc nhất thời.
Đánh giá tác phẩm: 7/10
Mong bạn sẽ khắc phục và tiến bộ hơn trong thời gian tới! Chân thành cảm ơn!
Tee – Hội bình Văn
Cay Cay (8 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1881
Cảm ơn bạn về bài review nhé!
Phúc Lộc Tài (8 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 254
+50 xu vào mức lương mới.
Phúc Lộc Tài (8 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 254
Cô Hồn (8 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 13
Phần thưởng Cuộc Thi Giải Trí Cùng Thánh Nô
Cô Hồn (8 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 13
Phần thưởng Cuộc Thi Giải Trí Cùng Thánh Nô
Tee (8 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 4557
Em cảm ơn ạ!
Tiểu Long (8 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 23131
Bài bình này tốt hơn bài trước. Tiến bộ rất nhanh.