- Bát cháo gà và kẻ ăn trộm khốn khổ.
- Tác giả: Lương Thiên Dao Nguyệt
- Thể loại:
- Nguồn: Sáng tác
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.442 · Số từ: 1766
- Bình luận: 0 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 0
(Câu chuyện được kể theo cốt chuyện có thật, tự cảm nhận nội tâm nhân vật theo chủ quan của cá nhân.)
– Bây giờ là 21: 00
Hạnh vừa trở về nhà sau tan ca làm.
Ngoài đường tiết trời trở lạnh đột ngột khiến cái mũi của cô sưng đỏ. Cô nhào vô giường chùm kím chăn, theo thói quen lướt facebook. Cô vô tình đọc được một câu chuyện với tiêu đề “Sự thật đằng sau việc ăn trộm gà của người đàn ông khốn khổ” kèm theo đó là hai hình ảnh hết sức phản cảm với khuôn mặt bị đánh đập của hai người đàn ông…
Nước mắt khẽ lăn bên hai gò má.
Câu chuyện gặm nhấm trái tim người đọc.
…
“Người đàn ông khốn khổ”
– Anh Sáu ơi, có đó thì ra đây tôi bảo!
– Gì đấy anh Bành.
– Anh Sáu… vợ tôi… bà ấy mệt lắm rồi, bà ấy nói sắp đi rồi anh ạ.
– Ây, anh Bành đừng nghe tin, hay anh định để bà ấy đi.
– Không anh ạ, nhưng bà ấy nói vậy… khổ nỗi sang nhờ anh đây.
– Chúng mình nghèo cả với nhau, không bọc được nhau thì cũng góp sức cùng nhau, anh biết tính tôi rồi mà.
Ông Bành rưng rưng nước mắt, có lẽ cuộc đời ông đau khổ nhất khi này:
– Khổ quá anh ạ, vợ em muốn ăn bát cháo gà, mà nhà thì còn gì nữa đâu, một hai nghìn còn chẳng có, lấy đâu ra mua bát cháo gà mấy chục kia.
Ông Sáu im lặng hồi lâu, quả thức trong nhà ông cũng chẳng hơn gì, hàng xóm với nhau biết là phải giúp đỡ nhưng ăn còn chẳng đủ lấy gì mà đỡ với chẳng giúp. Ông Sáu chỉ còn biết thở dài nhìn vào trong căn nhà vốn đã rỗng tuếch kể từ khi thằng con trai duy nhất nhà ông nó nghiện ngập tiêu tán gia sản, rồi chết, để lại món nợ lớn mà em gái nó nghỉ học đi làm mãi mà chưa trả hết.
– Anh Sáu, tôi cũng biết nhà anh khó chứ có phải không đâu, kể ra thì tôi cũng xin hết nhà nọ đến nhà kia trong làng rồi… mới được hai bò gạo, anh ạ… mà con gà thì chăng biết lấy đâu ra.
– Chẳng phải tôi không muốn giúp anh… hôm qua vợ tôi cũng chạy mãi cho chị nhà được mẻ thuốc thầy Thanh (ông thầy lang nổi tiếng của vùng), bà ấy vừa sắc xong, định đem qua, hay anh cứ vào mang về cho bà ấy uống trước đã để tôi bàn với vợ lo có được không.
– Cũng đành vậy anh ạ, tôi cũng chẳng biết nói gì nữa, tiền thuốc tháng trước anh chạy cho tôi còn chưa trả nổi.
– Thôi anh nghĩ ngợi nhiều, về tươi cười cho bà vợ đỡ lo, bảo bà ấy mau ăn khỏe còn lo cho hai đứa kia nữa.
– Vâng, chào anh.
Ông Sáu đứng ở cổng nhìn theo bóng lưng người bạn tri kỷ, cũng là hàng xóm với nhà ông,… thở dài, chỉ còn biết thở dài, cái khổ sao nó đến lắm thế, bao nhiêu kẻ ác thì giàu nứt đố, còn người còng lưng như bọn ông lại khổ từ lúc lọt lòng đến giờ…
Buổi chiều hôm ấy, ông Sáu kiếm được một mảnh việc bên xóm trên.
– Anh Bành, xóm trên nhé việc nặng nhưng mà xóm ấy giàu có nên chắc công cũng được trăm.
– Vậy á, anh có nhớ xin hộ tôi không?
– Quên sao được anh, xưa anh tốt với tôi, nay tôi nhớ đến anh.
– Tôi giúp anh khéo chẳng bằng vợ chồng anh đã giúp tôi.
– Ây, ai lại nói vậy, giúp gì cũng là giúp.
…
– Anh Bành sao anh lại đi lối này, xóc lắm.
– Anh Sáu này, nghe đâu xóm này có nuôi được giống gà ngon anh ạ.
– Anh kiếm đâu được nhiêu tiền mà mua.
– Tôi… cũng khốn nạn tồi anh ạ, tôi đành bắt trộm một con, mai lấy tiền rồi tôi đến xin lỗi nhà họ, chứ giờ vợ tôi yếu lắm rồi.
– Mình… thôi… cứ coi như mua trước trả tiền sau, tôi đi với anh.
– Hay thôi, để tôi đi, nhỡ có bị bắt thì không liên lụy gì đến anh.
– Rào sắt thế kia, nó cứa cho thì lòi thịt, tôi hồi trước đi đánh Tây học được vài cách vặn rào, để tôi giúp anh.
– Tôi phải đội ơn anh nhiều quá.
Chiều tối muộn hôm ấy, ông Sáu và ông Bành lọ mọ đêm khuya dắt xe ra lỗi đường mòn xóm trên.Ông Sáu vặn rào cho ông Bành nhảy vô, chuồng gà không xa, chỉ khổ nỗi mấy nhà này lắm chó dữ, mà toàn có lại hay sao đó, nó thính ghê sợ, nó cứ kêu oang oang cả xóm. Chân tay ông Bành run bần bật, vừa sợ không vồ được con gài, vừa lo gia chủ thức giấc. Ông Sáu đứng ngoài rào, tim cứ nhảy loạn xạ, sao cái khốn cái khổ nó cứ bám riết lấy bọn ông như vậy?
Ông Bành ôm được con gà, chẳng biết nó có ngon thịt không, chắc cả đời ông đếm số lần được ăn thịt thì tính trên đầu ngón tay cũng ra.
Ông Sáu thấy ông Bành chạy ra, cũng hơi mừng, vội chạy lại phía xe định phóng đi… nhưng chưa kịp, gia chủ vừa lúc thức giậy, cho cả xóm thi nhau nhào ra, những nhà lân cận cũng bật đèn mở cửa. Lúc này, hai ông hồn vía cứ như bay mất, ông Sáu run lảy bảy, mặt mũi vắt ra từng giọt máu, ông Bành hoảng sợ tột cùng, cũng không hiểu sao chiếc xe máy của ông Sáu không lên được máy… hai ông không thoát kịp. Dân làng chạy ra tóm được cổ áo ông Bành ngồi sau mà kéo ra, ông Sáu sợ hãi không còn động đậy được.
Với những người dân thôn quê bị ảnh hưởng bởi lịch sử phong kiến vương lại, một số trong họ sống với cái tư tưởng cay nghiệt: “thằng ăn trộm là thằng mất dạy, không cần biết nó là ai, đánh chết luôn”. Hai ông Sáu, Bành bị đánh đập dã man, hai ông chẳng ai còn dám ngẩng mặt lên nhìn đời. Trong tiếng đánh đập chửi bới, các ông có nghe thấy tiếng can ngăn của nhiều người với gia chủ, “Không đáng đâu, tụi mày đánh chết nó thì phải đi tù”, “Đánh vậy thôi, bắt nó đeo cái túi bóng đựng con gà vô cổ, cho nó ngậm chân gà chết xem có ngon không, cho nó bêu với thiên hại, có biết nhục là gì đâu chứ”, “Sống cái thứ ăn trộm ăn cắp này thì có ý nghĩ gì, loại ăn hại với đời”, “Lành lặn thế kia, tay chân đủ cả mà không biết làm mà ăn còn mọc cái thói trộm cướp, muốn hưởng sức lao động của người khác à, nghĩ không làm mà có cái hốc à!”,…
Nước mắt ông Bành tràn ra, ông thẹn với tổ tông với mọi người, với ồn hàng xóm tri kỷ, và nhất là với người vợ đang hấp và hai đứa con tật nguyền của mình. Ông đi lính về, tuổi đời còn trẻ mà nhiềm phải chất độc màu da cam, học hành hiểu biết ít, có ai ngờ đẻ ra hai đứa con thì cả hai đứa đều mang dị tật, ông bành cũng thấy có lỗi với các con lắm chứ, nhưng con ông đứt ruột đẻ ra thì ai nỡ bỏ. Nay lầm đường, lạc lối, đến ngõ cụt rồi ông mới phải cắn răng làm kẻ thất đức với đời. Ông nhìn sang người bằng hữu nỗi khố của mình đang bị đánh đập và chịu thay mình những lời chửi rủa ác nghiệt, nước mắt khổ sở tràn ra, lòng ông đau như bị cắt từng khúc ruột.
Ông Sáu cũng khóc, ông không trách ông Bành mà trách đời bất công, trách những kẻ đứng nhìn tỏ vẻ thích thú, trách những lời độc địa kia được nói ra mà chưa nghe ngọn ngành…
Trời lờ mờ sáng, cũng hơn ba tiếng kể từ hai ông rời khỏi nhà, những cơn gió lạnh cứ rít lên bên tai hai ông, trận đòn khiến cơ thể hai người càng kiệt sức mà cóng lại, chỉ biết để mặc cho người ta dày vò, chà đạp chứ còn biết làm sao. Đến khi người ta cũng đánh chán, đánh mệt rồi thì người ta cũng thôi. Hai ông trong tư thế quỳ gối, cổ đeo tút bóng mà bên trong đựng nửa con gà ông Bành trộm được, một người ngậm một cái chân, mùi máu tanh bốc lên tới mũi. Hai ông đang ngồi chờ phán quyết của dân làng. Ông Bành dù đã thấm mệt nhưng vẫn lăn ra cúi lạy, van xin mọi người tha cho, cũng kể gia cảnh mà nào ai tin, xóm trên cóm dưới vậy đấy nhưng đâu phải ai cũng biết gia cảnh nhà ông, mọi người ai cũng bận rộn cho cuộc sống của mình, cũng như ông bận rộn với kiếp mưu sinh khốn khổ, khốn nạn này… Chỉ đến khi, một người họ hàng xa nhà ông Bành tìm được đến, nói bà nhà ông Bành đã đi từ tối hôm qua, lúc đấy mọi người mới chịu tin câu chuyện của ông Bành.
Ông Bành lăn ra khóc nức nở, bây giờ thì ông biết phải kêu ai, có ai mới cứu được người vợ tội nghiệp của ông đây, còn hai đứa con đáng thương của ông nữa… Tất cả cũng kết thúc rồi, người bạn đời sống chết bên ông giờ chẳng còn, ông giờ còn biết làm gì đây…
Cuộc đời đâu phải cái gì cũng công bằng, ta nói “cái thiện thắng cái ác” cũng chỉ là niềm hi vọng mong manh, nói “ở hiền gặp phúc” cũng chỉ để con người ta sống tốt hơn với cuộc đời, hiện thực ngang tàn đã chứng minh cho tất cả…
(Tuy vậy, để tồn tại có nghĩa, con người ai cũng phải cho mình những niềm duy tâm để vươn lên. Vậy nên, những con người còn có cơ hội được sống thì phải luôn hết mình với cuộc đời, bởi vì “khi chúng ta khó, có người còn khổ sở hơn ta, họ vẫn sống thì sao ta lại từ bỏ”)