- Cách để viết truyện ngắn.
- Tác giả: Sưu tầm nhiều nơi.
- Thể loại:
- Nguồn: https://ipub.vn/
- Lượt xem: 2.172 · Số từ: 1724
- Bình luận: 35 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 23 Cố Ước Vivian Tề Vũ Điền Bách Diệp Trường Thi Akabane1701 Vivian Monluniudam00 Ngọc Hân Nhất Tiêu Bác Quân Aka Hắc Lại Thu Hằng Park Ji Yeon Ngoc Huyen Trai Nguyen Nam Ly Evie Lê Tiểu Xú Tử Hoang Thu Trang Ngạo Yu Dương Thanh Vàng Duyên Trần Ngân Kỳ
1. Thu thập ý tưởng cho truyện của bạn. Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy hãy mang một cuốn sổ tay theo bất cứ nơi đâu bạn đến để có thể viết xuống những ý tưởng khi chúng nảy ra trong đầu.
Phần lớn thời gian, bạn chỉ nghĩ tới những chi tiết nhỏ (ví dụ như một thảm họa mà bạn có thể dùng nó để xây dựng cốt truyện, tên hoặc ngoại hình một nhân vật,…) nhưng đôi khi bạn gặp may và toàn bộ cậu chuyện hiện ra trước mắt bạn chỉ trong vài phút.
Nếu bạn gặp khó khăn khi tìm kiếm cảm hứng, hoặc bạn cần viết nhanh một câu chuyện (cho một lớp học, ví dụ vậy) hãy học cách động não, hoặc nếu bạn không thể nghĩ ra điều gì, hãy tìm ý tưởng từ người thân và bạn bè của bạn.
Những kinh nghiệm thường giúp bạn xây dựng cốt truyện tốt hơn. Nhiều truyện ngắn kì bí của Isaac Asimov đến từ những trải nghiệm thực tế từ một số tai nạn.
2. Bắt đầu với những điều cơ bản của một truyện ngắn. Sau khi bạn đã chọn được một ý tưởng, bạn cần phải nhớ những điều cơ bản của một truyện ngắn trước khi bắt tay vào viết. Các bước để viết một truyện ngắn tốt là:
Giới thiệu: giới thiệu nhân vật, thời gian, địa điểm, thời tiết,…
Hành động khởi đầu: điểm mà truyện bắt đầu có cao trào.
Cao trào: những sự kiện dẫn đến cực điểm hoặc bước ngoặt.
Cực điểm: Nơi mà tình tiết phát triển đến đỉnh điểm hoặc bước ngoặt của câu chuyện.
Thoái trào: câu chuyện của bạn bắt đầu đi đến kết thúc.
Kết thúc: Một cái kết thỏa mãn, nơi mà vấn đề được đặt ra trong câu chuyện đã được giải quyết – hoặc không. Bạn không cần phải viết theo những thứ tự trên. Nếu bạn có một ý tưởng hay cho phần kết, hãy viết nó xuống. Tiến tới hoặc lùi từ ý tưởng khởi đầu của bạn (đó có thể là phần mở đầu của câu chuyện hoặc không), và tự hỏi “Điều gì xảy ra sau đó?”, “Điều gì xảy ra trước đó?”
3. Tìm cảm hứng từ người thật. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc tìm ra tính cách của một nhân vật, hãy xem trong cuộc đời bạn. Bạn có thể dễ dàng vay mượn tính cách của người quen, hoặc một người lạ mà bạn biết.
Ví dụ, bạn có thể để ý một người nghiện cà phê, có giọng nói vang, và luôn gõ gõ gì đó trên máy tính,… Tất cả những quan sát này có thể tạo nên một nhân vật thú vị. Nhân vật của bạn còn có thể là một tổng hòa tính cách của nhiều người.
4. Hiểu nhân vật của bạn. Để một câu chuyện đáng tin, các nhân vật cần phải “thật”. Có thể rất khó để tạo ra các nhân vật vừa thú vị vừa “thật”. Nhưng dưới đây là một số kĩ năng để tạo ra “người thật” cho câu chuyện của bạn:
Viết một danh sách, đặt đầu mục là tên nhân vật của bạn, và viết tất cả các tính cách mà bạn có thể nghĩ tới, từ vị trí của nhân vật trong dàn nhạc cho đến màu sắc yêu thích của họ, từ động lực cuộc đời cho đến món ăn yêu thích của họ. Nhân vật của bạn có nói giọng địa phương không? Họ có phong cách kì quặc nào không? Bạn sẽ không bao gồm tất cả những thứ này trong câu chuyện, nhưng bạn càng hiểu nhiều, thì nhân vật sẽ càng “thật”, đối với bạn và với cả người đọc.
Hãy chắc chắn rằng nhân vật của bạn không hoàn hảo. Tất cả mọi người đều cần có vài khuyết điểm, vài vấn đề, vài nỗi lo. Bạn có thể cho rằng mọi người sẽ không thích đọc về những nhân vật toàn khuyết điểm, nhưng như thế hoàn toàn sai lầm. Batman sẽ không trở thành Kỵ sĩ Bóng đêm nếu như anh ta không phải là một người ở ngoài rìa xã hội!
Mọi người có thể đồng cảm với những nhân vật có nhiều vấn đề, vì điều đó rất thực tế. Khi đặt ra khuyết điểm cho nhân vật, bạn không cần phải nghĩ ra vấn đề quái đản nào đó (mặc dù bạn hoàn toàn có thể). Với phần lớn nhân vật, hãy dùng những thứ quen thuộc với bạn. Ví dụ như, nhân vật của bạn rất nóng tính, sợ nước, cô độc, không thích tiếp xúc với con người, hút thuốc quá nhiều,… Tất cả những đặc điểm này có thể phát triển qua mạch truyện.
5. Hạn chế chiều rộng câu chuyện của bạn. Một tiểu thuyết có thể kể về câu chuyện kéo dài cả triệu năm, và bao gồm nhiều cốt truyện nhỏ, nhiều địa điểm, và cả một đội quân nhân vật phụ. Sự kiện chính của một truyện ngắn nên xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn (tính bằng ngày hoặc phút), và thường thì bạn sẽ không thể phát triển nhiều hơn một cốt truyện, hai hoặc ba nhân vật chính, và một bối cảnh. Nếu câu chuyện của bạn rộng hơn thế, có lẽ nó nên là một tiểu thuyết.
6. Quyết định người kể chuyện. Có ba góc nhìn chính để kể chuyện: Ngôi thứ nhất (Tôi), ngôi thứ hai (Bạn), và ngôi thứ ba (cô ấy hoặc anh ấy). Trong câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật trong truyện là người kể chuyện. Trong câu chuyện ở ngôi thứ hai, người đọc trở thành nhân vật trong câu chuyện. Và trong câu chuyện ở ngôi thứ ba, một người ngoài cuộc là người kể lại câu chuyện. (Ngôi thứ hai rất hiếm khi được dùng.)
Hãy nhớ trong đầu rằng người kể ở ngôi thứ nhất chỉ có thể kể lại những gì họ biết (những điều mà họ thấy hoặc được người khác kể lại), trong khi người kể ở ngôi thứ ba có thể biết tất cả và có thể thuật lại suy nghĩ của nhân vật, hoặc là chỉ biết những gì có thể nhìn thấy được.
Bạn cũng có thể trộn lẫn những ngôi kể. Ví dụ như, bạn có thể kể bằng ngôi thứ nhất ở chương này, và chuyển sang ngôi thứ ba ở chương khác. Hoặc bạn cũng có thể để cho nhiều nhân vật cùng sử dụng ngôi thứ nhất. Một ví dụ tuyệt vời cho việc này là truyện ngắn “Rashomon” của Akutagawa Ryunosuke. Truyện ngắn này sau đó đã được chuyển thể thành phim bởi đạo diễn Akira Kurasawa.
7. Sắp xếp ý nghĩ. Sau khi đã chuẩn bị những yếu tố căn bản của câu chuyện, ghi ra một dàn ý có thể hữu dụng cho việc quyết định sự kiện nào xảy ra khi nào.
Câu chuyện của bạn nên bao gồm ít nhất một giới thiệu, sự cố khởi đầu, cao trào, cực điểm, thoái trào và kết thúc. Bạn có thể vẽ hoặc viết ra những miêu tả đơn giản về những gì nên diễn ra ở từng phần. Làm việc này sẽ giúp bạn tập trung khi viết, và bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi nó, vì vậy bạn có thể giữ nhịp đều đặn cho đến khi hoàn tất toàn bộ câu chuyện.
8. Bắt đầu viết. Phụ thuộc vào việc bạn có phác thảo ra cốt truyện và nhân vật hoàn chỉnh hay không, quá trình viết có thể chỉ đơn giản là lựa chọn từ ngữ đúng.
Mặc dù vậy, viết là một quá trình gian truân. Bạn có thể không hiểu rõ nhân vật và cốt truyện như bạn nghĩ, nhưng không sao cả. Theo cách nào đó, nhân vật của bạn sẽ cho bạn biết những gì họ cần, ngay cả khi bạn dồn họ vào chân tường. Hơn nữa, bạn luôn có thể viết bản nháp thứ hai!
9. Tạo sự chú ý. Trang đầu tiên, vài người có thể nói là câu đầu tiên, của bất kỳ tác phẩm nào cần phải thu hút sự chú ý của người đọc và khiến họ mong muốn được đọc nhiều hơn.
Một khởi đầu nhanh là một điều rất quan trọng trong truyện ngắn bởi vì bạn không có nhiều chữ để kể câu chuyện của mình. Đừng dài dòng với những lời giới thiệu nhân vật hoặc những chi tiết không thú vị về bối cảnh: Hãy đi thẳng vào cốt truyện, và tiết lộ những chi tiết về nhân vật và bối cảnh dần dần theo mạch truyện.
10. Tiếp tục viết. Chắc chắn bạn sẽ gặp trở ngại trên tiến trình hoàn tất câu chuyện. Dù sao đi nữa, bạn cần phải vượt qua điều đó. Bỏ thời gian để viết mỗi ngày, và đặt ra mục tiêu để đạt được, ví dụ như, một trang mỗi ngày. Ngay cả khi cuối cùng bạn sẽ ném những gì bạn viết hôm đó đi, thì bạn cũng đã viết và nghĩ về câu chuyện, và điều đó sẽ giúp bạn tiếp tục trên con đường dài.
11. Để câu chuyện tự viết. Khi phát triển mạch truyện, bạn có thể muốn lái câu chuyện theo hướng khác với hướng bạn đã đặt ra, hoặc bạn có thể muốn thay đổi hoặc loại bỏ một nhân vật. Hãy lắng nghe nhân vật của bạn nếu họ nói với bạn làm điều gì khác, và đừng lo lắng về việc quăng kế hoạch của bạn vào thùng rác khi mà bạn có thể tạo ra một câu chuyện tốt hơn.
Cái này là mình tìm được và thấy cũng hay nên đăng lên để mọi người cùng tham khảo chứ truyện mình viết cũng nhạt lắm…
Ngạo Yu (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 763
tặng cho tác giả
Ngạo Yu (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 763
hữu ích ghê bạn ơi, lưu về học hỏi :v
#lề: có một quyển mà mình tìm thấy được là dùng ngôi thứ hai để kể chuyện, là quyển Ngôi trường mọi khi của Nguyễn Nhật Ánh.
Dage Alfons (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 2853
dage alfons ủng hộ bạn nè
Hoang Thu Trang (4 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 16
Bài viết hay, có ích ^-^
Cố Ước (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1045
cảm ơn nhé!!!!!!!!!!!!!!!!
Cố Ước (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1045
có ích với bạn là mk vui r
Hạ Ân Ân (4 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 3626
Cảm ơn tác giả nhiều!!!
Hắc (4 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 464
Hắc chỉ qua đây làm nhiệm vụ :))
Hắc (4 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 464
:) Thật ra là.....
Cố Ước (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1045
vậy là mình vui rồi