- Chúng ta hiểu như thế nào về câu: Điển hình nghệ thuật như là “một người lạ quen biết ” của nhà phê bình văn học Nga Bielinxki.
- Tác giả: Đây chỉ miêu
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 5.432 · Số từ: 2761
- Bình luận: 1 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 4 Đây chỉ miêu Ngô Thị Ngọc Quyên 36. Lê Thị Như Ý Văn Hoài
“Ba vấn đề lớn nhất của thế kỉ này, sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của ngươi phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ vì bóng tối” (Victor Hugo). Ba vấn đề đó, có lẽ ở thời đại ngày nay của chúng ta không biểu hiện một cách rõ ràng. Nhưng ta có thể thấy rõ nó một cách sinh động ở văn học hiện thực. Ở văn học hiện thực, các tác phẩm lại mang trong mình tính hiện thực. Vào đầu thời điểm bối cảnh nước ta vào những năm thế kỉ hai mươi, khi mà nhân dân Việt Nam đang dưới cái ách thống trị của thực dân, đế quốc cùng với đó là sự bóc lột của bọn cường hào, ác bá khiến cho nhân dân lâm vào nỗi thống khổ. Hiện thực của cuộc sống được các nhà văn ghi lại với những ngồi bút chân thực, tạo ra những nhân vật điển hình để gợi lên hoàn cảnh điển hình ở thời bây giờ. Tất cả đều dùng điển hình nghệ thuật đã tạc nên nhiều tác phẩm đặc sắc phê phán một cách chân thật bối cảnh lúc bây giờ. Cho nên nhà thơ bình văn học Nga Bi-ê-li-ki định nghĩa điển hình nghệ thuật là “một người lạ quen biết” tại sao nhà phê bình lại nói điển hình văn học lại như một người lạ nhưng lại quen biết? Chúng ta cần tìm hiểu điều đó như thế nào?
“Người lạ mặt” là những nét riêng, nét cá biệt nét độc đáo mà nhìn vào đó người ta có thể phân biệt được với nhân vật khác – đó là “con người này” của (Hêgen). Mỗi văn bản được viết những con người với những số phận và những nỗi khổ riêng, một tính cách riêng cho nên đều là “người lạ mặt”. Như giữa hai nhân vật Lão Hạc và chị Dậu, Lão Hạc đại diện cho mẫu người nông dân quê mùa lạc hậu, chỉ có lòng thương người, thương vật. Tầng lớp bần cố nông mà không có tiếng nói của sự đấu tranh, chỉ đại diện cho tầng lớp bị bóc lột đến tận cùng xương tủy, sống mỏi mòn đi vào đường cùng không lối thoát, không dám cất lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền lợi. Lão đã già chỉ còn thủ thỉ với con chó, khi định bán đi nó, cũng vẫn thương nó thủ thỉ với nó mà chẳng có cách nào giúp được “cho dù nó là một con vật”. Còn chị Dậu, mặc dù là tầng lớp cùng đinh của xã hội, nghèo rớt mồng tơi chỉ có đàn chó, đứa con và mấy thứ chum nải vại hàn, vậy nhưng đã dám bộc phát vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do cho giai cấp, dám tự mình đánh người nhà Lí Trưởng, cai lệ, dám vùng dậy thoát khỏi tay cụ Bá trong đêm, đã hiện lên tinh thần bất khuất của mẫu người nông dân áo vải. Tất cả điều đó, tạo ra sự riêng biệt từng nhân vật. “Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung nét phổ quát của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm phẩm chất đặc trưng. Ta có thể hiểu qua hai nhân vật chị Dậu và lão Hạc tuy cả hai có giữ riêng biệt nhưng cả hai đều cùng sống trong một xã hội phong kiến. Nơi mà chỉ cần có tiền là có thể đè đầu cưỡi cổ, giẫm đạp lên đầu người khác. Nơi mà người nghèo luôn “chiếm” ưu thế phần thiệt thòi về mình. Nơi mà gặp “quan” luôn phải: lạy ông, lạy bà… Họ đều là những người đại diện cho tầng lớp “dân đen” nghèo khổ không có quyền hành gì trong bộ máy “cai trị” nhà nước. Họ đều là những con người sống hết mình vì người thân, họ chịu, chấp nhận hi sinh những cái mà họ gọi là “tri kỷ” và “ruột thịt”. Qua đó, ta có thể hiểu ý nghĩa câu nói: nghệ thuật điển hình như là “một người lạ mặt quen biết”. Đây là một định nghĩa về nhân vật điển hình là nhân vật có tính chung (phổ biến, khái quát và thống nhất) mang ý nghĩa thẩm mỹ quy định nhân vật về tầng lớp nào, lối sống nào thậm chí là tiêu biểu cho dân tộc nào trong một bối cảnh lịch sử cụ thể và tính riêng là nét riêng độc đáo, tính cá biệt mà mỗi nhân vật đều khác nhau, đó có thể biểu hiện thông qua lời nói, tính cách, số phận mỗi khi quan hệ với nhân vật khác.
Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước vào tác phẩm Lão Hạc, ta thấy được hiện thực một lão nông thời xưa chất phác hiền lành vì nghèo, bệnh tật cũng quấn thân ông phải bán đi Cậu Vàng một chú chó mà ông hết mực yêu thương .Ông cảm thấy tội lỗi khi phải lừa một con chó, sự dằn vặt khiến ông phải khóc rất nhiều và sống khép kín lũi thủi một minh. Sau đó Lão Hạc kết thúc cuộc đời bằng một liều “bả chó”. Qua đó ta cảm nhận được tính hiện thực mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ sự khó khăn khắc nghiệt của xã hội được người nghệ sĩ sáng tạo một cách sinh động, từ một lão nông vì nghèo, bệnh tật và vì con của mình mà bán đi chú chó ngày ngày bên cạnh mình như “một tri kỷ” để rồi lại kết thúc cuộc đời mình bằng chính liều bả chó. Như vậy, theo yêu cầu của tính riêng lẻ về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ, từ nội dung đến hình thức để phân biệt với những hình tượng khác .
Song sự sáng tạo của nghệ sĩ vô cùng quan trọng nhưng hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ cho riêng mình, mà còn nói hộ người khác như chị Dậu của tác phẩm “Tắt đèn”. Một người phụ nữ đẹp, giỏi giang nhưng lại phải vì gia đình mà mạnh mẽ đứng lên chống lại bọn cai lệ, tay sai và nhà quan, nhưng đó không chỉ nói về chị Dậu không, mà qua nhân vật và hành động của tác phẩm, Ngô Tất Tố còn gợi lên khốn cảnh của nhân dân thời xưa, phê phán bọn “cai trị” nhà nước lúc bấy giờ. Diễn tả lên tương lai tầng lớp nông dân như câu kết thúc tác phẩm “chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy” cũng như nói hộ lên tiếng lòng của những người khốn cùng là giai cấp nông dân phải chịu sự áp bức bóc lột chà đạp mà bọn quan, bọn cai trị đã làm đối với họ. Phải chăng tương lai của họ cũng đen như cái tiền đồ của chị Dậu. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm tâm lý, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là “người quen biết” khi mọi người có thể thấy bóng hình của mình ở trong đó .
Điến hình nghệ thuật phải hài hài giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Có thể hiểu như nếu ở “Chí Phèo” chúng ta chỉ tập trung vào sự khắc nghiệt, áp bức của xã hội lên tầng lớp của Chí Phèo, chỉ chăm chăm vào hoàn cảnh, cái chung mà không quan tâm đến hình tượng thì sẽ mất đi sự sinh động, cụ thể, không làm rõ được nhân vật từ tính cách đến ngoại hình, từ đó không bộc lộ được nội tâm nhân vật và mất tính truyền cảm cũng như sự hấp dẫn cho tác phẩm. Nếu chỉ chăm chú vào tính chung, khái quát thì làm mất đi nét độc đáo, cá tính và phân biệt được các nhân vật khác nhau như thế nào. Nếu như vậy là thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xóa nhòa phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại nếu chỉ chú ý tính riêng như trọng tâm chỉ là hình tượng Chí Phèo vào ngoại hình hung hăng, lời nói, hành động thô bỉ, mà không có chút nào chú trọng vào hoàn cảnh từ ra đời bị bỏ rơi, lớn lên lại bị hãm hại lừa dối nên mới thành một ác ma như bây giờ. Không diễn tả cụ thể lúc bây giờ bọn phong kiến, địa chủ xảo trá, ác độc ra sao, bỏ bê tính chung, tính khái quát thì không liên hệ được nhân vật Chí Phèo là đại diện cho tầng lớp nông dân bị xã hội áp bức đến tha hóa thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu đồng cảm với bạn đọc.
Càng làm rõ ý kiến trên hơn khi ta tìm hiểu tác phẩm “Chí Phèo”. Đầu tiên Chí Phèo là một hiện tượng xã hội lặp đi lăp lại, trong đời sống của nông dân trước Cách Mạng Tháng Tám 1945. Hiện tượng Chí Phèo mang tính quy luật, đó là việc người nông dân hiền lành bị dồn đẩy, bị tha hóa: Năm Thọ, Bình Chức và Chí Phèo. Từ lúc Chí Phèo sinh ra bị vức ở các lò gạch cũ, lớn lên là một anh nông dân chất phác lại bị Bá Kiến hãm hại vào tù. Chí Phèo chết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, rồi lại nhìn ra xa hướng cái lò gạch cũ, như thể dự báo một Chí Phèo con ra đời để kế nghiệp bố. Và bọn cường hào ác bá đã sinh ra “lũ lưu manh” và biến họ thành công cụ có lợi cho chúng. Như Bá Kiến vì ghen đã đẩy Chí Phèo vào tù, biến Chí Phèo trở thành lưu manh và làm tay sai cho hắn. Nhưng có áp bức sẽ có đấu tranh và sự phản kháng của Chí Phèo không nằm ngoài quy luật đấy, chỉ có điều khi chưa có cách mạng thì mọi vấn đề không thể giải quyết triệt để, Chí Phèo chết thì có còn “Chí Phèo con”, Bá Kiến mất thì sẽ có một Bá Kiến thứ hai, “tre già măng mọc”.
Hình tượng Chí Phèo riêng biệt, độc báo, cụ thể không giống ai. Cuộc đời của Chí không giống bất cứ nhân vật nông dân nào trong giai đoạn 1930 đến 1945, sự riêng biệt độc đáo ấy ngay từ lai lịch của Chí, khi hắn vừa sinh ra đã bị từ chối quyền làm người bị vứt bỏ một cách vô tình ở cái lò gạch cũ. Sự tha hóa của Chí Phèo cũng không giống những nhân vật khác (Bình Chức, Năm Thọ). Sự tha hóa của Chí Phèo bị đẩy đến mức cùng cực, đỉnh điểm biểu hiện tha hóa ấy qua từng tiếng chửi “hắn vừa đi vừa chửi” tiếng chửi của kẻ say rượu nghe như vô tình mà lại hữu ý. Chửi trời rồi lại chửi đất, chửi làng Vũ Đại nhưng đối tượng luôn mơ hồ, đến khi hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn làm hắn khổ thế này, thì đối tượng được xác định. Hắn chửi để nhận thức nguyên nhân dẫn đến bi kịch của bản thân, cất tiếng chửi để khát khao thèm mong ai đó chửi lại hắn, để hắn được giao tiếp với đời, với người. Đau đớn thay không ai chửi lại, điều ấy có nghĩa mọi người không còn coi hắn là con người nữa, không bằng lòng giao tiếp và cũng không một ai tiếp lời. Nhà tù thực dân biến Chí Phèo từ ngày nào còn hiền lành trở thành một tên côn đồ, một tên lưu manh từ dáng vẻ bề ngoài như Nam Cao viết “trong gớm chết”. Bộ dạng sau bảy tám năm ở tù về: “cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hơn, cái mắt gườm gườm, mặc cái áo tay vàng, ngực và cánh tay chạm trổ đầy những ông tướng cầm chùy…” Sự tha hóa ngày càng hiện rõ, người ta không còn nhận ra anh canh điền hiền lành ngày nào nữa, nhưng đó mới chỉ là sự biến đổi ở ngoại hình của Chí Phèo dáng vẻ ấy chưa làm mọi người hoàn toàn xa lánh, cho đến khi hắn có những hành động mất hết nhân tinh. Nhân tính bị tha hóa, ngày nào cũng thấy hắn say, lảo đảo xách cái chai đến nhà Bá Kiến mà chửi bới, mà ăn vạ lúc, đầu chỉ làm trong vô thức hay để chửi Bá Kiến, nhưng dần dần thay đổi, vòi vĩnh để đòi lợi ích cho bản thân, và rồi dần dần Chí Phèo trở thành tay sai cho Bá Kiến. Bao gia đình tan hoang bởi hắn. Hắn chìm trong những cơn say triền miên với những tiếng chửi bới, đặc biệt là nổi tiếng với các nghề: rạch mặt ăn vạ. Chẳng biết từ lúc nào, Chí Phèo đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Từ việc bị đẩy nhưng rồi Chí tự trượt dài trên cái dốc sự tha hóa, Chí Phèo mất hết tính người và người ở làng Vũ Đại cũng chẳng ai coi hắn là người nữa. Hắn như con quỷ dữ của làng Vũ Đại vậy.
Sự tha hóa của Chí Phèo là một sự phản ánh, hiện thực nghiệt ngã nhất xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám. Đồng thời tố cáo mạnh mẽ những kẻ tàn nhẫn độc ác đã cố tình đẩy Chí và lợi dụng hắn biến thành một con quỷ. Chân dung của Chí Phèo chính là hiện thân cho nỗi thống khổ khổ lớn nhất của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ. Tưởng rằng cuộc đời của Chí Phèo sẽ đắm chìm trong bóng tối của kiếp sống tội lỗi, nhưng không Chí được hồi sinh độc đáo. Mối tình của một kẻ lưu manh và người đàn bà dở hơi, mà khiến Chí Phèo trở nên “rất người”, hắn bên Thị Nở là một người biết khóc, biết cười, ăn năn, lo lắng hồi hộp, hi vọng, muốn hạnh phúc, muốn làm người lương thiện. Nhưng rồi Chí Phèo bị từ chối, hắn lại rơi vào bi kịch tuyệt vọng, Chí uống rượu ôm mặt khóc với tâm trạng đau đớn uất ức hắn muốn làm người lương thiện, ai cho hắn lương thiện. Và cái kết của Chí Phèo cũng khác, Chí giết chết kẻ thù đích thực là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình, hành động này là một hành động tiêu cực lại rất phù hợp với cảnh ngộ Chí Phèo. Đồng thời bộc lộ chất người của còn lóe trong con quỷ dữ Chí Phèo.
Qua đó ta thấy cũng như cảm nhận được sự khắc họa thành công một nội tâm nhân vật, cũng như xây dựng nhân vật sống động chân thực từ trang sách đi vào cuộc sống đời thường. Ngôn ngữ trong tác phẩm tự nhiên sinh động, giọng điệu linh hoạt.
Ý kiến của nhà phê bình văn học Nga Bi- ê-li-ki: Điển hình nghệ thuật là một “người lạ mặt quen biết”. Đó là một nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên đặc nét đặc trưng độc đáo của nhân vật biển hình. Đấy cũng như là một cách gợi ý cho bạn đọc và cách đánh giá nhận diện nhân vật điển hình trong tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng, tâm huyết, tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật.