- Cô đơn
- Tác giả: Ngỗng Ngông
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 2.297 · Số từ: 1924
- Bình luận: 3 · Bình luận Facebook:
Ai cũng tự nhận mình cô đơn. Có lẽ ở sâu một góc nào đó của tâm hồn bất kỳ ai thực sự cô đơn. Liệu có ai như tôi, muốn tâm sự nhưng thà cười dễ dàng hơn.
CÔ ĐƠN
Thể loại: Nhật ký online.
Người viết: Ngỗng Ngông.
Tôi buồn, chỉ tôi biết. Bạn bè chỉ thấy tôi cười, nhưng lại không biết nụ cười chính là giọt nước mắt đau khổ nhất thế gian. Bạn bè xung quanh tôi tự nhận là bạn thân của tôi, vì họ có thể dốc bầu tâm sự với tôi. Nhưng sự thật là tôi không biết cách tâm sự. Một người chuyên pha trò như tôi thật khó để mà kể một câu chuyện dài với giọng rầu rĩ. Hay đôi khi thấy gương mặt người bên cạnh tỏ ra thương hại thì lại ngán ngẩm pha trò để tỏ ra mình mạnh mẽ. Có lẽ thực sự là tôi mạnh mẽ thật?
Đấy là lý do tôi học cách lắng nghe. Tôi không bao giờ kể câu chuyện của người kể cho người khác. Thường tôi rất chú ý để chân thành đưa ra lời khuyên, an ủi, cổ động hay pha trò đúng lúc giúp họ cân bằng hay chính xác hơn là thoải mái không phải bận tâm suy nghĩ mãi cái vấn đề không thông, hay buồn phiền, rầu rĩ mãi. (Bạn có công nhận là nỗi buồn dù có rầu rĩ mãi rồi nghĩ mãi về nó không phải là cách hay không?). Tôi là thế, nhưng tôi không phải người tốt. Mọi người đang lầm tưởng tôi là người tốt như những người xung quanh tôi đúng không?
Cái nguyên nhân sâu xa đằng sau việc chú ý lắng nghe của tôi là để tôi học cách tâm sự các bạn ạ. Nói ra sẽ chẳng ai tin, vì sao ư, vì trước tôi đã cố thanh minh nhưng những người bên cạnh lại bảo là tôi bắt đầu pha trò. Vì thực tế điểm Văn của tôi lúc nào cũng cao ngất ngưởng, tôi đã từng chỉ ra, văn bình luận, nghị luận phân tích của tôi bao giờ điểm cũng cao, ít nhất là từ tám trở lên; nhưng cứ động đến văn biểu cảm, tự sự, hay nhớ không nhầm hồi lớp sáu còn có văn tả cảnh thì phải, lúc nào tôi cũng lẹt đẹt bốn, năm. Nếu không nhờ có phần học thuộc lòng trong ngữ văn chắc chả bao giờ tôi kéo được điểm trung bình lên sáu phẩy mất.
Vâng tôi lắng nghe để chú ý họ nói những gì, sau đó vận dụng thực hành. Nhưng thực sự không phải như những môn khoa học, học lý thuyết rồi thực hành lại trong thực tiễn. Tôi từng cố gắng thực hành, nhưng… có vẻ như có người sắp ngủ, hình như bạn ý đang mải nhắn tin điện thoại… Những lúc tôi dừng lại tìm ý để kể cái tôi cần tâm sự thì phát hiện ra chả ai chú ý đến tôi, “nói tiếp đi” – một người đang xem máy tính nói, (một trong những lần tôi thực hành tâm sự chuyện buồn của mình các bạn ạ. Đương nhiên tôi không hề nói với bạn ý là tôi đang thực hành, hay là tôi đang khó khăn rồi) “có gì đâu mà nói” – tôi chán chường chốt lại. Nhưng không để ý đến gương mặt nhăn nhó của tôi, bạn ý rủ tôi xem cái chương trình mà bạn ý đang xem trên laptop. Thế là tôi càng cố gắng lắng nghe chuyện tâm sự của người khác để mong mỏi mình cũng có thể dễ dàng như họ.
Thế đấy, trong khi tôi ngưỡng mộ họ có thể trải lòng thì họ lại nghĩ tôi sống thật tốt. Không có bất cứ áp lực nào trong cuộc sống, lúc nào cũng hòa đồng với mọi người, lúc nào cũng vui vẻ cười nói. Họ nói họ ước gì là tôi, học hành tốt mà lúc nào cũng thấy đi tình nguyện, chứng tỏ sức khỏe tốt. Nhưng họ lại không biết tôi bị huyết áp thấp, lại rất hay bị tụt huyết áp. Họ luôn so sánh thành tích của tôi mà không biết tôi phải trả giá như thế nào. Tôi đi tình nguyện vì tôi sợ không gặp người tôi sẽ bị tự kỷ mất. Nói thật tôi rất sợ bóng tối, vì tôi luôn cảm thấy mình lạc lõng, có lẽ một người cô độc lâu ngày như tôi sẽ bị mắc bệnh này thì phải. Đấy cũng là lý do tôi luôn để đèn điện sáng trưng ban đêm chứ không phải đèn ngủ tù mù. Và tôi cũng là người khó ngủ nên cũng đọc sách cho đến khi buồn ngủ. Và cái tiếng tôi bị mang là chăm chỉ, học cả đêm. Ừ thì tiếng tốt mình cứ nhận đi, mặc dù thực sự không phải, dù có thanh minh cũng chẳng ai nghe. Nhưng có phải ai cũng có ý tốt đâu, nói trước mặt là thế, sau lưng lại bảo nó học cả đêm nhưng điểm cũng có cao đâu, định dành học bổng nhưng không được. Tôi mặc kệ coi như không nghe thấy, cứ cười đi. Thậm chí có người còn rủa tôi là ra trường không xin được việc các bạn ạ. Tôi cũng mặc kệ rồi thời gian sẽ chứng minh tất cả. Thế đấy tôi thực sự là “người tốt” nên người xung quanh mới đố kỵ như vậy phải không?
Ra trường tôi làm đúng ngành ở một công ty tư nhân, người ta bảo tôi số đỏ. Nhưng họ lại không biết tôi sợ phải ở nhà chờ đợi. Trong suốt hai tháng nghỉ hè sau ra trường là ngày nào tôi cũng đạp xe trên từng con phố từng ngóc ngách nhỏ để tìm và nộp hồ sơ. Mà cái ngành nghề của tôi nói dễ thì ở khu công nghiệp dễ tìm, chứ ở nơi dân cư ở thì lấy đâu ra phòng thí nghiệm mà nghiên với chả cứu. Đâu phải quả ngon lúc nào cũng dễ ăn. Đi làm rồi, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn đi tình nguyện. Họ bảo họ thật ghen tỵ với tôi. Vì áp lực công viêc, áp lực gia đình nên họ không thể tốt bụng quan tâm tới người khác được. Vâng, tôi “tốt bụng” đi làm tình nguyện vì tôi có quá nhiều áp lực, (nói không oan chứ những người làm nghiên cứu phân tích, chỉ cần sai một bước, sai một chất, hay sai một thành phần nhỏ thôi là đi tong rồi, có khi ngồi tù mọt gông chứ chả chơi), tôi đi tình nguyện để được cười, để lại pha trò với những người xa lạ, hình như tôi lại mắc thêm chứng bệnh mới rồi thì phải.
Mọi người luôn so sánh ghen tỵ với tôi. Nhưng nếu tôi nói ra cái giá để trả thì họ có tin không. Câu trả lời là không, họ nói họ cũng cố gắng rất nhiều nhưng không được như thế, chẳng qua tôi sướng, số đỏ. Vâng nếu bạn cam đoan tới mục tiêu của mình và cố gắng tới cùng thì thời gian bỏ ra sẽ rất dài, bạn có can đảm làm điều đó không? Với tôi ước mơ đi du học là từ năm nhất đại học, nhưng đến tận sau khi ra trường bốn năm tôi mới làm được điều đó. Bạn đừng nghĩ là vì vấn đề kinh tế nha, một người đi làm thêm từ khi còn là sinh viên và chỉ săn học bổng để du học thì đương nhiên tiền chuẩn bị cho du học ngoài phí giấy tờ, hồ sơ ở đại sự quán thì chả cần chuẩn bị cái gì cả.
Ở nhà, tôi lúc phải đối mặt với vấn đề bao giờ mới lập gia đình, công việc ổn định rồi còn gì, hay có khi ế chỏng ế chơ rồi. Thế nào là công việc ổn định hả các bạn, làm việc ở công ty tư nhân đối mặt với việc giảm định biên là rất nhiều. Công ty đầu tiên tôi làm trải qua hai lần giảm định biên thì tôi vẫn may mắn ở lại, dù cũng mắc phải một sai sót khi làm phân tích. Người ta nói tôi thật may mắn, có khi tôi là “con ông cháu cha”. Thôi cố gắng thế đủ rồi, tôi chuyển nơi khác. Trong bốn năm mà tôi làm ở ba chỗ khác nhau. Rồi còn thời gian cho bản thân nữa. Tôi muốn dành thời gian cho bản thân, như du lịch, du học. Và cuối cùng tôi cũng tìm được đường du học. Và áp lực tôi phải mang là gì: ở nhà, già rồi còn đi, (nói thật ở quê thì hai mươi tuổi là già quá rồi ý chứ đừng nói đến tuổi của tôi bây giờ), ra ngoài sống làm sao được với cái thứ lầm lỳ chậm chạp như tôi. (Vâng đến giờ tôi vẫn sống tốt ạ); ở xã hội, sướng nhỉ, nhà có điều kiện, ngày xưa giả nghèo hả; ở bạn bè, sướng nhỉ, tớ cũng muốn nhưng bố mẹ không cho, (bố mẹ tớ cũng có cho đâu), rồi t cũng muốn được như bạn. (Cái câu mà có lẽ cả phần đời phía trước tôi vẫn luôn quen thuộc bởi người xung quanh, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, anh chị em, họ hàng đều nói)
Vâng, ở nước ngoài tôi vẫn luôn cô đơn, thậm chí tôi muốn tự cắt đứt tất cả mối quan hệ ở Việt Nam vì nhớ nhà là một phần. Một phần là lại nhận được những sự đố kỵ của người Việt. Ở bên này tôi cô đơn, vì không ai hiểu tiếng nói của tôi. Và cái việc thực hành tâm sự, có lẽ tôi chỉ dành được ở trên giấy thôi. Ở bên này tôi không có bạn, tôi thèm được đi tình nguyện để giảm bớt stress mình đang có. Tôi cũng thèm một cuộc sống vô lo vô nghĩ. Nhưng tôi không thèm có một gia đình hạnh phúc mà lúc nào cũng ca thán như các bạn. Tôi cô đơn. Có lẽ về đêm tôi vân khóc. Tôi cô độc. Nhưng tôi không hối hận. Vì tôi là tôi, lựa chọn và quyết định là của tôi. Tôi không muốn trở thành chính ai cả. Và trên môi tôi lúc nào cũng là nụ cười cô đơn.
Hãy tự là chính mình, đừng bao giờ cố trở thành người khác, vì họ không phải là chính mình. Vì vậy đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác, đừng bao giờ ghen tỵ bởi những thứ mà người ta có, vì mình có những thứ khác mà họ không có. Đừng bao giờ so sánh khập khiễng như vậy trong cuộc sống. Vốn dĩ cuộc sống nhiều màu sắc và mỗi con người là một màu riêng rẻ độc lập hoàn toàn. Màu chỉ đẹp khi không pha trộn và đứng cạnh màu khác để tạo nên bức tranh đẹp. Nếu cứ so sánh, ghen tỵ với tất cả các màu xung quanh rồi tô lên chính mình thì chỉ mãi mãi trở thành màu đen mà thôi.
– W, NN, 04.11.18 –
Ngỗng Ngông (6 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 17916
Cảm ơn bạn rất nhiều. Nhưng cho mình hỏi chút là thông báo nằm ở phần nào ạ? hay là liên hệ với các ad?
"Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." (6 năm trước.)
Level: 15
Số Xu: 20
Chào bạn
Về vấn đề bài viết của bạn, mình xin trả lời như sau:
Bài viết của bạn hoàn toàn không có lỗi nhưng do bạn viết xong mà quên thông báo nên mod không biết. Một ngày các mod phải xem và duyệt hơn trăm bài, bạn ạ.
Thành thật xin lỗi bạn rất nhiều.
Do bạn viết xong mà quên thông báo nên mod không biết thôi. Một ngày các mod phải xem và duyệt hơn trăm bài, bạn ạ.
Thành thật xin lỗi bạn rất nhiều.