Chương 115

Hạm đội Nibelg có sức mạnh lớn tới nhường nào?

 

Tìm trong đống sách cũ ở thư phòng, Viêm may mắn kiếm được một cuốn nói về lực lượng này. Hàng chép tay, trang giấy ố vàng và bốc mùi cũ kỹ, lớp bìa da bọc ngoài phủ đầy bụi. Nhỏ thấy hơi chợn. Lần nào mình cũng moi được thứ gì đó liên quan tới cái muốn từ khu vực này, như thể có ai đó sắp đặt hết vậy. Hết mấy cái liên quan tới lịch sử, đến chuyện thuyền trưởng coi kiến trúc, bản đồ, rồi sách nói về hải quân mặt nước. Mấy quyển chứa đựng thông tin cần thiết đều đủ hết. Lịch sử thế giới, lịch sử Đế quốc, khu vực, địa lý vùng miền, phong tục tập quán, ẩm thực,… nhìn cách phân chia thôi mà choáng muốn té xỉu luôn!

 

Lật cái bìa ra, Viêm che mặt, ho khù khụ liền mấy đợt. Bụi quá! Bụi bay khắp lên hết, dính vô tóc, vô mặt, tọt vào cổ họng nữa. Lấy tay khua khua cho bớt cái đống ấy, con bé nheo mắt, không để mấy hạt li ti kia dính vào. Nó ngồi bệt dưới sàn nãy giờ, để sách lên bắp vế, một tay che miệng, tay kia quạt bụi bặm đi. Nắng vàng rọi qua cửa sổ làm những thứ bé li ti ấy trông rõ mồn một, cuồn cuộn lên không khác gì làn khói mờ, bốc thật cao tới khi không còn thấy được nữa. Con bé còn phải thổi cái phù cho phần còn lại biến luôn, xong lại ho. Đưa tay quẹt thì dơ, với lại nhỏ sợ làm rách giấy. Cũ rồi, ai biết được có bị gì không?

 

Ơ thế mà không bị mối mọt mới hay!

 

Lật một lượt hết các trang thật nhanh trước đã, Viêm nhận thấy cái này giống sổ ghi chép hơn sách. Nét chữ có chút cầu kỳ, kiểu cách, lại trang trí ký tự đầu tiên đầu tiên mỗi phần giống cuốn Tin mừng thánh Mátthêu nó có ở nhà, chắc hẳn không thuộc về cái thời mà thiên hạ chép chỉ có hí hoáy cho xong. Tuy nhuốm màu thời gian, những trang dày cộm ngả vàng còn đọc được rất rõ. Mực bám giấy tốt, còn có cả hình vẽ minh họa và viết chú thích vào. Không hề có dấu hiệu bị mối ăn, vốn thường để lại những khoảng loang lổ lớn trên nhiều trang liền, do đám phá hoại đó xơi từ ngoài vào. Nhờ vậy mà còn đọc được khá tốt.

 

Đứng dậy, Viêm tới ngồi vào bàn cho ngay ngắn. Cửa sổ mở toang, đón ánh nắng vàng từ ngoài vườn rọi vào, sáng rực rỡ đến lạ thường, cùng cơn gió thoảng thổi hiu hiu qua hàng song sắt, phà lên tóc, lên mặt mát rười rượi. Ngửi được cả mùi cây, mùi cỏ ngoài kia, dễ chịu lắm cơ. Tập trung tinh thần, con bé bắt đầu.

 

Tàu chiến Nibelg, sổ viết, về cơ bản không có quá nhiều khác biệt so với những chiến hạm bình thường. Vào kỷ nguyên zeppelin, bọn họ đóng giống như thiên hạ, không có những mô típ trang trí hay xây dựng nguyên cái nhà thờ lên trên. Dường như vì công nghệ khi đó không cho phép. Cấu hình phổ biến của chúng, như mọi chiếc tiền Dreadnought khác, là dạng một cặp tháp pháo nòng đôi bố trí trước và sau gondola điều khiển, cùng một số lượng lớn các loại hỏa lực phụ trợ nhiều mức độ khác nhau. Pháo chính đặt trong tháp nóc cong, là một cặp năm mươi mốt phân nòng ngắn, tốc độ bắn hai phát mỗi phút, tầm tác chiến hiệu quả một trăm cây số ở độ cao ba ngàn thước so với mặt biển. Góc nâng đạt từ âm năm tới bảy mươi lăm độ, chủ yếu nạp đạn nổ tăng cường lẫn đạn hạt nhân chiến thuật để bắn phá công sự. Hê, Viêm nghĩ bụng, cái công sự khỉ khô gì chịu được quả hàng loại này cơ chứ!

 

Phổ biến nhất trong số vũ trang cỡ dưới bao gồm pháo nòng đôi 254 mm SK C/95, với 254 mm cho biết cỡ đạn sử dụng, SK viết tắt cho chữ “schnelladekanone”, tiếng Việt dịch “pháo bắn nhanh”, còn C/95 là năm sản xuất. Pháo có caliber bốn mươi lăm, tức độ dài nòng gấp bốn mươi lăm lần đường kính, dùng liều phóng phổ thông cho sơ tốc nòng đạt bảy trăm ba mươi thước mỗi giây. Cấu trúc tháp cho góc nâng từ âm mười tới tám mươi độ, bố trí trên lẫn dưới tàu, lại xoay được tổng cộng một trăm tám mươi độ, chúng tạo thành dàn hỏa lực “chính” thật sự thay cho mấy cây năm trăm mười ly cỡ ba mươi lăm quá nặng nề, chậm chạp và có sơ tốc lẫn tầm bắn hạn chế.

 

Một đặc điểm của thời tiền Dreadnought đã bị loại bỏ là cấu hình “pháo trung gian”. Khi đọc tới, Viêm cảm thấy khá bối rối: Trung gian? Dàn hỏa lực chính là hai tháp nòng đôi, đống hai năm tư làm pháo hạng hai, còn cái bọn này “trung gian” cho gì?

 

Đọc tiếp, con bé mới hiểu ra vấn đề.

 

Vào kỷ nguyên zeppelin, việc giao tranh không được cố định ở một cự ly duy nhất. Do cơ bản, mọi tàu bay khi đó đều là tàu đổ bộ và vũ trang mang theo nhằm mục đích tự vệ với dọn bãi, không phải đấu pháo tay đôi nên chuyện bắn nhau diễn ra cực kỳ tù. Hai tàu đối địch phải canh độ cao thật chuẩn, nếu không mình sẽ mất đi lợi thế. Hỏa lực chính nằm dưới đáy, tuy giúp việc bắn phá dễ dàng hơn, lại hạn chế tầm nã tối đa lẫn góc nâng khi cần pháo kích các mục tiêu ở trên cao. Điều này dẫn đến việc tàu chiến thường ra sức giành lấy độ cao, để chúng có thể rót tất cả đạn pháo xuống phần thân trên vốn được bảo vệ yếu hơn của đối phương bằng mọi thứ mình có, trong khi bên dưới thấp chỉ có thể chống cự bằng những gì mình có ở nửa trên. Tất nhiên, nó không bao gồm pháo chính.

 

Pháo trung gian, hay “tổ hợp phòng ngự tầm trung” như cách nó được diễn giải, là kiểu bố trí hỏa khí giống như tàu chiến tuyến thời đại tàu buồm: Chúng được gắn cố định vào các “cửa pháo” bên mạn, mở ra khi giao tranh và bắn ngang hàng nhau. Đây được coi là giải pháp trong trường hợp hai tàu ở cùng độ cao, khi đôi bên đều khó lòng dùng pháo chính để tấn công, còn hàng hạng hai như cây hai năm tư thì quá yếu để đục được phần bọc giáp dày như mặt chính quyền Mỹ vu khống miền Bắc trong vụ vịnh Bắc Bộ của mấy con hàng khổng lồ này. Viêm thở dài, nó lại liên tưởng tào lao rồi.

 

Tập trung vào vấn đề, Viêm tiếp tục cắm mặt vào cuốn sổ… sách… chép tay… ờm, cái quái quỷ khỉ khô gì cũng được! Những thứ viết trong này khiến con bé không thể nào dứt ra. Mà nếu nó ở đây thì Mộc Ma đâu? Câu trả lời rất đơn giản. Không biết ăn trúng cái quái gì mà bây giờ nhỏ chột đang phải dẫn quân đại chiến Tào Mạnh Đức trong nhà xí, và có vẻ sẽ không ra liền được đâu. Lúc ôm bụng chạy đi, mặt nó nhăn như khỉ ăn ớt, đến độ biến dạng, mất hoàn toàn cái vẻ nhí nhảnh bình thường. Cặp sừng cũng dị theo, lúc duỗi thẳng, hồi lại mềm oặt, xong rồi dựng đứng lên. Nhìn mắc cười lắm. Con bé tự hỏi, chẳng lẽ thứ đó ngoài chuyện xuyên vật chất còn dùng để thể hiện tâm trạng Xích Quỷ sao?

 

Vậy thì đấy hẳn phải là cách bày tỏ thái độ thú vị nhất mình từng thấy rồi!

 

Tới đây Viêm lại biết thêm một thông tin thú vị khác: Trong khoảng ba mươi năm đầu thời kỳ tàu chiến bọc sắt, thiên hạ tha hồ thiết kế tàu của mình không theo bất cứ một quy tắc chung nào. Có chiếc lồi, lại có chiếc lõm, cấu hình hỏa lực mạnh ai nấy vẽ. Tàu của Albion được coi là “ổn” nhất, với pháo chính mạnh mẽ và dàn hạng hai bắn nhanh, trong khi Gaullia thử nghiệm với học thuyết Jeune École dùng nhiều, và rất, rất, rất nhiều, thuyền phóng bom bay cỡ nhỏ, mang các quả bom bay – đạn phản lực xuyên giáp nổ tăng cường, đương lượng phổ biến là một tấn thuốc nổ TNT tiêu chuẩn, tập kích theo một kiểu lai giữa thuyền ngư lôi và máy bay ở Trái đất, quần thảo và phóng đạn vào tàu địch. Một thiết giáp hạm thông thường sẽ không dễ chịu gục ngã chỉ với vài ba quả bom bay, nên thường phải nhắm vô điểm yếu lộ thiên như động cơ và các vây lái, thứ rất khó được bảo vệ.

 

Thậm chí có một giai đoạn ngắn khi công nghệ giáp trụ vượt hẳn hỏa lực. Đạn pháo hạng hai, thứ được dùng chủ yếu trong các cuộc đối đầu, bắn vào và… nảy ra, nên tàu chiến quay về thời húc nhau! Thiết kế tàu Nibelg theo kiểu “nhà thờ bay” manh nha hình thành vào giai đoạn này, khi người ta trang bị cho zeppelin những mũi dùi húc cỡ lớn theo phong cách thuyền trireme cổ của xứ Cộng hòa Hellen. Nhìn thanh vẽ minh họa bên cạnh, Viêm dễ dàng nhận ra chúng: Loại tàu Hi Lạp cổ đại nó từng thấy trên phim. Mũi húc đằng trước được làm nhọn, không quá nhọn để hạn chế việc cong vẹo hay cùn, nhưng đủ để đâm xuyên đối phương. Những mũi loại này thường tích hợp một ống phóng bom bay hay khẩu pháo đặt bên trong, một khi đâm xuyên rồi sẽ mở ra, khai hỏa và bùm! Xong chuyện.

 

Về mặt lý thuyết là thế, khi tiến hành làm thật, người ta mới nhận ra vấn đề. Khi mũi dùi đâm vào tàu, hầu như không có cách nào gỡ ra, do đó chuyện húc nhau được coi là vấn đề gần như cảm tử. Chưa kể, nếu một tàu quá to so với chiếc còn lại, khối lượng và độ dày giáp lớn, mũi dùi vẫn có khả năng không thể đâm thủng, bị vẹo và hỏng luôn. Theo như trong quyển sổ ghi chép lại, thường có xác xuất mười lăm phần trăm các cú húc không thành công, và trong phần còn lại, có đến tận bốn mươi ba phần trăm những lần nổ súng lúc đâm địch khiến hai tàu nắm tay nhau xuống suối vàng luôn. Để khắc phục việc này, người ta làm giáp mũi dày lên, nhưng điều đó khiến tàu nặng đầu, lại phải bơm phía sau. Như thế thì tăng luôn công suất động cơ để trường phản trọng lực đủ mạnh mà nâng cả khối cấu trúc kim loại hàng chục ngàn tấn đó lên.

 

Vũ khí trung gian ra đời để giải quyết “vấn nạn” này.

 

Có cỡ nòng nhỏ hơn pháo chính đồng nghĩa với việc mang theo số lượng lớn, to và mạnh hơn pháo hạng hai, bố trí dọc theo bên mạn tàu không đòi hỏi cơ cấu bệ – tháp phức tạp, chúng từng được xem là phương tiện giao tranh chính yếu sau khi trò tàu đụng trở nên quá nguy hiểm. Các cỡ nòng phỏ biến bao gồm hai ba trăm năm mươi sáu, ba trăm tám mươi và bốn trăm mười ly, tức ngang với pháo chính nhiều mẫu tàu hiện tại. Cá biệt có một số chiếc sở hữu pháo trung gian lên đến bốn trăm sáu và bốn trăm tám mươi ly, chấp nhận giảm số lượng và tốc độ bắn xuống để tăng cường hỏa lực một khẩu.

 

Loại vũ khí này được đặt cố định trên bệ chịu lực, góc xoay cực kỳ hạn chế: Hai mươi độ sang mỗi bên tính từ hướng thẳng trước mặt, tổng cộng vẽ thành cánh cung góc bốn mươi, cùng tầm nâng chỉ từ âm năm tới mười độ. Quá nhỏ, lại thêm caliber chỉ bốn mươi, sơ tốc nòng không cao, những khẩu đấy bắn hết cỡ ở độ cao tiêu chuẩn sẽ vươn được tới gần trăm cây, nhưng để đục giáp hiệu quả thì chỉ tầm mười mấy cây đổ lại. Từ đó dẫn tới việc tàu chiến thời zeppelin, nếu có đánh, sẽ như sau: Mỗi bên cố gắng bay cao hơn phe còn lại, bắt đầu với pháo chính và hỏa lực hạng hai dưới bụng, sau đó nếu chưa thể phân định thắng thua thì họ sẽ thu hẹp dần khoảng cách, tới khi đủ thuận lợi để dùng pháo trung gian.

 

Đó là lúc tàu Nibelg thể hiện sự “kinh khủng” của chúng.

 

Với tư duy thiết kế không thuộc về hành tinh này, người Nibelg thường xuyên chế ra mấy món không ai hiểu nổi. Một trong số đó là các tàu zeppelin của họ, trang bị loại pháo “Makreus”. Về cơ bản, chúng chỉ là pháo trung gian, nhưng được nạp bằng một loại năng lượng đặc biệt thay vì thuốc phóng hóa học như bình thường. Pháo Makreus không có khương tuyến bình thường, thay vào đó sử dụng hai đường ray điện từ, tạo thành hai vùng điện từ trường trái chiều nhau, dùng chính lực đó đẩy quả đạn nặng cả tấn đi. Sơ tốc nòng đạt tới khoảng hai ngàn thước mỗi giây, nhanh quá mức so với cả những khẩu pháo hiện tại, tuy nhiên chúng vô cùng cồng kềnh và mỗi phát bắn xong phải chờ tận ba phút để nguội, sau đó là hai phút sạc. Tổng cộng năm phút cho một phát bắn, còn pháo truyền thống chỉ mất bốn mươi lăm tới sáu mươi giây.

 

Dẫu nhiều bất cập, không thể phủ nhận rằng uy lực của loại vũ khí ấy nằm trên trời. Trong giai đoạn đầu Đại chiến Gaia, tàu Nibelg là lực lượng chính giữ vững chiến tuyến phía Bắc, ngăn không cho Gaullia tấn công vào kinh đô Branden và vùng Nordenstein. Khi đó, người ta không hề biết về pháo Makreus, kể cả Valhöll cũng chỉ cho rằng đó là một loại vũ khí ma pháp tăng cường, điều phổ biến vào nửa cuối thế kỷ trước.

 

Nguyên lý hoạt động của pháo Makreus, thực chất, là thuần vật lý, sử dụng dòng điện và những thứ tương tự để vận hành. Bản thân nó là một mẫu thử nghiệm chưa hoàn chỉnh, và được thay đổi dần trong chiến tranh. Tuy nhiên, với số thiết giáp hạm ít ỏi của mình, chỉ bốn chiếc vào cuối cuộc chiến, Nibelg không thể sản xuất đại trà. Và thậm chí chính bản thân họ cũng không hề có đủ năng lực công nghiệp, nên với mỗi tàu chỉ được trang bị mười cây, năm khẩu mỗi mạn. Còn lại, họ vẫn phải dựa vào pháo truyền thống, bắn với sơ tốc dưới ngàn thước mỗi giây nhưng bù lại có tốc độ nã cao.

 

Loại vũ khí này là nền tảng cho các khẩu pháo ray điện từ về sau, thứ mà Valhöll nghiên cứu mấy năm nay.  Còn loại nguyên thủy kia đã bị gạt khỏi biên chế, do quá nhiều điều bất lợi cũng như dùng hao: Tuổi thọ một khẩu vào năm một ngàn chín trăm lẻ ba, mẫu mới nhất, chỉ đạt năm trăm phát bắn. Quá ít, mà theo tiêu chuẩn quân đội quốc tế thời bấy giờ, pháo hạm trung gian cần trụ được tối thiểu hai ngàn phát trước khi phải bảo trì, và ba ngàn năm trăm là tuổi thọ trung bình của chúng.

 

Hiện tại, không ai biết nghiên cứu pháo ray điện từ của Valhöll đã tới đâu. Mọi thông tin trong cuốn sổ này ghi chép đều chỉ là thứ cóp nhặt từ những nguồn bên ngoài vào thời hậu chiến. Chúng lỗi thời rồi. Viêm biết, vì với mỗi một ghi chú trong này, người viết đều kèm theo năm tháng cụ thể. Chúng được thực hiện chủ yếu trong khoảng thời gian từ một ngàn chín trăm lẻ tám tới một ngàn chín trăm mười lăm, không xa bây giờ cho lắm. Mới hơn mười năm thôi, còn ít chán! Vậy mà giấy đã ngả màu tới thế này. Con bé đoán, hẳn là quyển sổ phải cũ lắm rồi. Một thứ đồ cổ, được dùng để ghi chép chuyện gần đây. Nếu thế, nó cũng sẽ giải thích cho lý do vì sao trang nào cũng ố vàng mà màu mực lại còn khá rõ, vẫn đọc được tốt. Hờ, ít nhất không như mấy cái sách hồi trước bảy lăm ở nhà, cái gì mà gạch nối giữa hai chữ tùm lum lên hết!

 

Lật trang tiếp, Viêm bĩu môi…

 

Ngoài pháo trung gian và pháo hạng hai, các tàu tiền Dreadnought còn có cả pháo hạng… ba nữa!

 

Về cơ bản, pháo hạng ba là những khẩu có cỡ nòng nhỏ, bắn nhanh và thường được sử dụng cho nhiệm vụ phòng ngự tầm gần tới cực gần. Pháo chính bắn xa, trung gian và hạng hai bao quát tầm trung, còn đống này dùng ở cự ly mà có thể xem như thuyền trưởng chiếc tày thò tay qua ngắt mũi bên kia còn được. Thời kỳ này, pháo hạng ba phổ biến là các cỡ từ một trăm ly trở xuống, sở hữu hệ thống nạp đạn tự động bằng thủy lực và máy tính cơ khí đời đầu, dẫn bắn bằng cơm – tất nhiên, nhưng vẫn được hỗ trợ với loa AL và cảm biến các thứ. Pháo hạng ba không phải thuật ngữ dành riêng cho một cỡ nào, phạm vi định nghĩa của nó được xem như lớn nhất trong tất cả. Từ pháo một trăm ly xuống tới súng máy hạng nhẹ, tất cả đều là “pháo hạng ba”. Ờm, Viêm không nghĩ súng máy dùng đạn tám ly là “pháo”, cơ mà kệ vậy.

 

Không như các kiểu vũ khí trên kia, hỏa lực hạng ba không được xem là vũ khí đối hạm phổ biến. Thay vào đó, chúng dùng chi viện cho lực lượng mặt đất khi ở cự ly gần, nơi pháo binh cỡ nòng lớn dễ bắn trúng cả quân mình. Tốc độ khạc đạn cao, chính xác, nổ mạnh nhưng bán kính sát thương không quá lớn cho thấy loại hàng này hữu dụng. Tàu bay zeppelin khi đó sẽ bay sà sát xuống đất, cách chỉ khoảng đôi ba chục thước, rồi xạ thủ bên trên xả đạn tự do vào quân địch. Máy tính cơ khí dẫn bắn bị vô hiệu hóa, do chúng không thích hợp cho việc xác định những mục tiêu nhỏ như quân sĩ.

 

Thay vào đó, thủy thủ đoàn sẽ trực tiếp vận hành, với súng máy tám ly yêu cầu chỉ một người, mười hai ly bảy với mười bốn ly năm cần tổ hai thành viên, hai chục ly sẽ cần ba, vì loại này được bố trí theo dàn bốn khẩu nằm ngang. To hơn, những khẩu bốn mươi ly sáu nòng sử dụng hệ thống thủy lực để quay máy, đảm bảo tốc độ bắn như cũ, nhưng việc canh chỉnh, ngắm bắn sẽ thực hiện bằng xúc xích và khoai tây, là những món ăn phổ biến ở Valhöll. Có nghĩa, chúng vận hành phân nửa dựa vào sức người. Độ chính xác vì thế mà giảm đi, nhưng điều đó không quan trọng khi mình phải xả vào cả quân đoàn mấy vạn lính bên dưới. Cái đó thì hỏa mai bắn bừa còn trúng!

 

Vũ khí hạng ba truy ngược về rất lâu về trước, tận thời tàu buồm còn chưa có thuốc súng. Có thể nói, chúng có gốc gác “già” hơn mọi loại pháo hạm, với “cụ tổ” là những bộ nỏ máy liên hoàn cỡ lớn đặt trên tàu dùng chống rồng, các loài yêu quái biết bay có thái độ thù địch và cả tàu đối phương nữa. Loại nỏ này phát triển đồng thời ở Cựu thế giới, tức đại lục khổng lồ gồm Viễn Đông và Gaia. Thậm chí từng có một nước vác hẳn súng phun lửa lên tàu, nhưng hiệu quả không mấy khả quan do thiếu tầm bắn.

 

Nỏ lớn vẫn được coi là giải pháp tối ưu, với hai hình thức chính là nỏ gạt và nỏ quay tay. Loại gạt, đúng như tên gọi, sử dụng một cần lớn gắn liền với hộp đựng tên, vận hành theo cách kéo lên xuống, đẩy chiếc móc lên dây cung rồi vừa giương vừa nạp tên. Còn nỏ quay tay phức tạp hơn, sử dụng nhiều bộ tời và ròng rọc, bánh xích để vận hành mấy trục xoay, vừa kéo cung vừa đưa tên vào vị trí. Nỏ gạt cỡ lớn được Hoa Đông và mấy chư hầu ưa chuộng, trong khi đế quốc với phương Tây sử dụng bộ máy quay tay. Cồng kềnh nhưng có lực bắn mạnh, tầm xa vượt trội và trên hết là tốc độ quay rất nhanh. Chúng phù hợp với nhiệm vụ “phòng không” hơn loại kia, tuy nỏ gạt có cái lợi là nó cho phép gắn nhiều mũi tên cùng lúc, chỉ bằng cách mở rộng phần thân và thêm hộp chứa.

 

Vũ khí hạng ba, hạng bét nhất tàu, hóa ra có nhiều công dụng hơn người ta thường nghĩ. Thay vì yếu đuối, phế vật, đây là loại hỏa lực có tốc độ xoay tháp nhanh nhất, khả năng khạc đạn tính bằng mấy trăm phát mỗi phút, đảm bảo một vòm lửa khổng lồ bao phủ tàu. Thành ra, chúng được sử dụng làm trang bị phòng không, một chức năng còn duy trì cho tới ngày nay.

 

Hồi đó chưa có khẩu sáu nòng bốn mươi ly giống bây giờ, mà toàn bộ hệ thống được đặt trong những tháp đa diện theo từng nhóm hai khẩu song song, hoạt động đồng bộ và nạp dựa vào lực giật lùi của nòng kia. Đạn trang bị đầu nổ hẹn giờ, trước khi bắn sẽ được canh thời gian mặc định, khởi động từ áp lực của thuốc súng và sẽ phát nổ sau bấy nhiêu lâu. Hay như cách khác, sử dụng những quả đạn cảm ứng từ trường nếu đối đầu với mục tiêu kim loại. Chúng nổ thành một vùng rộng, giải phóng sóng xung kích lớn đủ để đánh vỡ kính cường lực chống đạn thường dùng trên truyền phóng bom bay, đồng thời xung chấn sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong lẫn quả bom mang theo.

 

Tuy nhiên, phong cách phổ biến nhất vẫn là súng máy. May mà trong sổ có vẽ minh họa, lại thêm cả hình người cùng các mũi tên để biết nó trang bị ra sao. Đại liên phòng không, cỡ nòng phổ biến gồm mười hai ly bảy và hai mươi ly, được bố trí thành từng cặp hai khẩu song song, có phần cò riêng. Mỗi khẩu, thay vì báng bình thường, lại sử dụng một thanh “đệm”: Một cánh cung kim loại gắn vào chỗ đáng ra là báng súng, phía trong có lót bông hay bọc da thuộc, kê cho êm. Nhìn là biết thứ này dùng làm gì rồi, Viêm nghĩ. Báng súng bình thường tỳ vào phần hốc dưới vai, chỗ lõm vào. Con bé tự đưa tay lên ấn, thấy dưới bả vai, gần nách thật sự có cái chỗ như thế. Đây là nơi chịu lực chính khi bắn súng, cũng như là điểm tỳ đặng giữ cây gậy biết phun lửa vững hơn. Còn với đại liên phòng không như kia, do phải liên tục thay đổi góc độ mà báng không còn thực tế nữa. Thay vào đó, nó dùng cung đỡ luôn. Nghe vô lý cơ mà lại thuyết phục!

 

Hết thảy mớ súng ống, bộ đỡ, máy móc và thanh niên vận hành đều được đặt bên trong một ụ súng hình cái chén úp, xung quanh bọc kính chống đạn. Toàn bộ phần ụ lộ thiên đều như vậy, không hề sử dụng giáp mà chỉ có kính thôi. Nó gây nguy hại cho người vận hành, tất nhiên, nhưng lại cho họ tầm nhìn bao quát nhất có thể. Do các đơn vị này bắt buộc phải vận hành bằng tay – hồi đó công nghệ chưa đủ để tự động hóa – người thủy thủ luôn đối diện với nguy hiểm. Vì tuy kính đỡ được đạn một trăm ly bắn thẳng, không gì đảm bảo rằng nó trụ được suốt thời gian giao tranh. Chưa kể, bên kia có bom và đạn xuyên giáp. Thậm chí đạn nổ tăng cường từ pháo hạng hai là quá đủ để thổi tung mọi thứ rồi.

 

Ngoài việc ụ súng rất dễ thành nơi ăn đạn, nó còn vấn đề khác: Rãnh di chuyển lên xuống của súng không hề được bịt kín. Khác với pháo hạm thường có một phần vải, hay gì đó giống vậy, che phần rãnh và gắn liền vào vỏ ngoài nòng, súng này để trần. Ở độ cao giao tranh, khoảng ba ngàn thước, nhiệt độ đã lạnh vô cùng. Trong trường hợp một bên cần chiếm ưu thế, việc bay vọt lên bốn, năm ngàn không hề hiếm. Khi đó, áp suất bên trong giảm nhanh chóng, dẫn tới nhiệt độ lạnh hơn nhiều. Thậm chí có tuyết rơi.

 

Do nhiều vấn đề còn tồn tại đó mà ụ pháo kính đã hoàn toàn bị loại bỏ. Đọc đến đấy, Viêm nghiêng đầu. Hừm, có lý đấy. Với lại ở trên cao, tuy nói làm vậy để đảm bảo tầm quan sát của xạ thủ, nó lại khiến họ lạnh thấu xương. Con bé không phải thứ ngu ngốc: Nó nhớ mấy lúc trên Hồng Ma, bà già đầu đỏ và thuyền trưởng có nói về vấn đề này. Bên ngoài áp suất thấp, rất lạnh, chưa kể tới không khí loãng hơn. Do đó, người làm việc ở ngoài, trừ mầy giống cực trâu chó như thi quỷ và rồng, đều phải mặc thêm áo khoác, đeo dây đai hỗ trợ, mang mặt nạ dưỡng khí và dùng kính bảo hộ dày cộm.

 

Sổ viết, dựa trên cơ sổ là người Nibelg, xạ thủ phòng không chẳng khác gì nhân sự làm việc bên ngoài cả. Họ mặc một chiếc áo măng tô vạt dài, cổ lông xù để giữ ấm, bên trong độn bông dày. Đầu mỗi người đều đội một chiếc nón phi công, bên ngoài toàn lông, phía trong lại có lớp da thuộc. Sau đó lại đeo thêm mặt nạ, với mắt kính gắn liền và một chiếc ống dài nối với túi thở bên dưới. Đó là chưa kể tới bộ quân phục chuyên dụng mặc dưới áo khoác ngoài. Áo liền quần kéo dài, đeo một tá các thứ dây đai, lại có đôi bốt cao lên tới đầu gối, siết chặt vào ống đồng. Mặt nạ dưỡng khí thôi chưa đủ, vì nếu hít thở mà máu nó tuột đi đâu đó chứ không về óc thì cũng bằng thừa. Phải tới mức đó để ép máu chảy lên não, bằng không mất tỉnh táo ngay. Tất cả chỉ để cho vị trí này thôi.

 

“Một pha xử lý hết sức cồng kềnh…”, Viêm lè lưỡi, nghĩ bụng.

 

Mới đó mà đã mười phút. Nhìn lên đồng hồ, Viêm thấy tám rưỡi rồi. Mộc Ma vẫn chưa chui ra. Coi bộ còn đang “cơm bát” ác liệt lắm. Thôi kệ, nhỏ bĩu môi. Đọc tiếp!

 

Từ sau năm một ngàn chín trăm lẻ sáu, thế giới chuyển mình trước sự ra đời của HMS Dreadnought, cùng với thiết kế “toàn súng lớn” khiến tất cả tàu chiến đương thời đùng phát thành hóa thạch sống. Dreadnought là một cuộc cách mạng lớn, với dàn pháo chính gồm rất nhiều tháp đôi cỡ ba trăm tám mươi ly, nhỏ hơn so với zeppelin cũ nhưng lại có caliber lên tới năm mươi, cho sơ tốc đầu nòng cao. Kết hợp với loại liều phóng và thiết kế mới, động năng, sức xuyên lẫn tầm bắn tối đa đều được tăng lên đáng kể. Quan trọng nhất, bây giờ pháo chính được gắn ở cả trên lẫn dưới tàu, không chỗ nào bị thiếu hụt hỏa lực hạng nặng. Dàn pháo trung gian với năng lực tác chiến hạn chế bị dỡ bỏ, thay vào đó bằng cỡ pháo hạng hai đồng nhất kích thước nòng, còn ụ phòng không được bọc giáp kín bưng.

 

Bắt đầu vào giai đoạn này, người Nibelg chính thức bung lụa trong việc thiết kế tàu chiến. Bang tự do Nordenstein trở thành “thủ phủ tàu bay” với hàng tá những dự án, kế hoạch trên trời dưới đất được ra đời. Có thể kể tới các lớp Naszeau, König và Kaiser đã được chế tạo trong giai đoạn này, trong đó Naszeau là cách phát âm vùng Nassau của Valhöll theo tiếng Nibelg, còn König và Kaiser là các lớp được đóng theo đơn đặt hàng từ Không quân Quốc gia. Do vậy, chúng giữ thiết kế giống zeppelin và tàu chiến truyền thống hơn là kiểu “nhà thờ bay” của tộc Alf công nghệ, dĩ nhiên vũ trang thế nào thì không ai nói được. Tin tuyệt mật mà.

 

Tàu chiến Nibelg giữ lại một đặc trưng cực kỳ dễ nhận biết, chính là chiếc mũi húc kiểu thuyền chiến trireme ngày xưa. Nhưng bây giờ thay vì chỉ chìa ra một khối kim loại to bản hay cây “thương” như lớp Định Quốc, chúng được thiết kế lại giống như phần gạt trước đầu xe lửa nhằm hất những thứ ngáng đường. Mũi húc thật sự được hạ xuống dưới, thành một ngọn giáo gắn cố định và thường tạo hình nhiều kía để tăng tối đa sát thương lên đối phương. Họ không sử dụng kiểu ống phóng đồng trục nữa, thay vào đó bố trí các khoang bom bay cỡ lớn ngay đầu tàu, thứ sẽ bắn ra khi tàu đi ngang hàng đối phương. “Nhìn như kiểu tàu ngầm hồi xưa vậy”, Viêm nghĩ.

 

Hình dáng thiết giáp hạm Nibelg, và sau này là mọi loại tàu chiến của họ, nhìn rất giống phe Imperium trong game Warhammer 40000 Viêm từng thấy. Trùng hợp à? Nhỏ không chắc. Nhưng thôi cứ đọc trước đã. Có gì từ từ tính.

 

Mỗi tàu chiến Nobelg, trừ những khu trục quá nhỏ, đều được trang bị dàn vũ trang với các mức độ khác nhau. Trong đó, pháo chính thường bố trí trong những tháp hai nòng. Loại ba nòng được xem như rất mới, và chỉ vừa được phát triển thành công gần đây. Nguyên do là bởi, Mộc Ma nói ban sáng, tộc này thiếu công nghệ lẫn nền tảng công nghiệp cần thiết để chế tạo bộ máy súng đủ gọn gàng, đồng thời thang nâng đạn của mấy đồng chí tai dài ấy lại gắn bên hông chứ không phải phía sau, dẫn tới không gian dư thừa giữa hai pháo quá lớn. Nếu làm tháp ba nòng theo công nghệ hiện tại, người Nibelg sẽ phải thiết kế một loại chiến hạm mới đủ to để tải được những ụ khổng lồ ấy.

 

So với pháo chính, pháo phụ của người Nibelg không khá khẩm hơn gì. Được phát triển vào cái thời người ta còn nhét hỏa lực hạng hai vào những tháp dạng ống bơ để bên mạn, nhìn chúng nó tởm lợm y hệt. Nằm dạt ra hai bên mạn, bên dưới có bệ đỡ, nhưng nhìn mấy lon sữa bò gắn súng đó mà Viêm không có chút thiện cảm nào. Nhỏ không hề thấy loại này trên các mẫu tiền Dreadnought. Điều này hứng tỏ thử kia được phát triển sau, vào giai đoạn người người nhà nhà đóng tàu toàn súng lớn, nhưng vẫn duy trì dàn pháo phụ để bắn bỏ mấy con lăng xăng chạy nhanh xung quanh, như khu trục chẳng hạn. Họ đưa nó ra mạn, để vào những tháp có dạng trụ tròn, hay như Viêm thích gọi, lon sữa bò, và bắn. Tầm tác chiến hiệu quả dĩ nhiên chịu giới hạn nặng nề, do cả phạm vi xoay lẫn góc nâng đều cực kỳ tù túng. Vậy mà lại có thời thiên hạ đua nhau đi làm kiểu ấy mới ghê! Không hiểu mấy ông có suy nghĩ bình thường không, hay lúc đó cha nào cũng “quăng tao cái boong” rồi!

 

Phía trên, đặc biệt đoạn từ giữa thân về sau, là “thánh địa” của những công trình kiến trúc không cách gì hiểu nổi. Chắc chắn người lần đầu tiên nhìn thấy sẽ tự hỏi “Ai lại vác cái này ra trận?”. Viêm cũng vậy. Nó không hiểu Từ chối hiểu. Não bị màn hình xanh khi cố gắng hiểu. Bởi vì dù có bị điên tới đâu, một nhà thiết kế quân sự cũng phải hiểu rằng những kiến trúc khổng lồ, như kiểu mô phỏng nhà thờ, cung điện này rất dễ thành mục tiêu tập bắn cho tàu địch, đặc biệt là trong cự ly gần. Càng xây lớn càng dễ chết thôi.

 

Vậy mà nhìn vô mấy hình vẽ, cùng đống ghi chép một nùi như cái mớ bùi nhùi, Viêm thật sự chỉ muốn hỏi người đã chế ra mấy con tàu đó rằng não họ còn hoạt động bình thường không? Sai! Sai quá sai! Ai đâu lại thiết kế thượng tầng tàu chiến kiểu đó chứ? Tháp hình lăng trụ bát giác, trên xây mái vòm, trổ nhiều chái ra xung quanh. Lại có hành lang dẫn ra đằng sau, càng đi càng thấy kinh khủng. Đuôi tàu không có vũ trang trừ một vài khẩu trăm năm mươi hai ly bố trí trong ô pháo y hệt tàu buồm. “Bánh lái” quá lớn, thậm chí nhỏ không biết có thể gọi là bánh lái không, hay chỉ gì đó giống vậy, phía trên xây tháp nữa. Nó tự hỏi, mấy cha mấy mẹ này bị ám ảnh với kiến trúc tháp hình trụ và mái vòm cong hay sao mà ham quá vậy? Trụ tròn, trụ tám mặt, hành lang dài nối liến các khu vực, và cái “lâu đài đuôi” mở rộng ra như thể mời người ta tới bắn. Không hiểu được mà!

 

“Hà… Bình tĩnh, bình tĩnh…”

 

Hít sâu thở chậm, ổn định nhịp thở, Viêm dần lấy lại bình tĩnh. Nãy thật không giống bản thân chút nào, cơ mà càng đọc thì cục tức càng lên, máu nóng dồn đỏ ửng hết khuôn mặt trái xoan đáng yêu, đến độ con nhỏ nghĩ có khói bốc ra khỏi lỗ tai luôn. Hạ nhiệt, hạ nhiệt nào. Bình tĩnh, có gì từ từ tính. Giờ có phát cáu cũng làm được gì nữa đâu? Nguội nào, nguội nào. Còn tiếp nữa chứ, biết đâu lại có cái gì hay ho thì sao?

 

Nghĩ như thế, Viêm đọc tiếp phần sau.

 

Đoạn này nói về công nghệ động cơ đẩy của người Nibelg. Không có gì đáng chú ý cả, mấy cái lò phản ứng với nồi hơi rồi tua bin hơi nước này Viêm rành quá rồi. Tuy nhiên, có một chi tiết khiến nó quan tâm: Tộc tai dài mắt to này không sử dụng cánh quạt, mà lại chọn những động cơ phản lực hạt nhân để đẩy tàu. Cái này ban nãy nói chuyện cũng biết rồi, nhưng bây giờ đọc kỹ mới thấy. Có cả sơ đồ đơn giản hóa nữa.

 

Không khí được lấy vào từ cửa hút phía trước tàu, sau khi đi vào sẽ qua một buồng áp suất đặc biệt đặng nén lại. Áp suất nén rất cao, đến độ ép chặt cứng, trong khi đó lò phản ứng phía trên sẽ dẫn hơi nóng xuống. Trong này có ghi, từ dạng lỏng hóa thành hơi, nước giãn nở thể tích lên một ngàn lần. Dung dịch Divaenium với thành phần chính là nước chưng cất và đá linh tử cho phép hiệu suất này tăng gấp bảy lần, tạo ra lượng hơi thổi tua bin cực kỳ lớn.

 

Điều này tương tự với khí được làm nóng: Người ta dẫn đường ống đưa khí nóng cao áp, sau khi thổi quay tua bin, đi qua buồng ép này. Nhiệt lượng do nó tỏa ra lên tới hàng ngàn độ, lan tỏa dần vào đống không khí bên trong làm cho thể tích tăng lên đáng kể. Từ buồng này, không khí nén đã làm nóng được dẫn tiếp qua một buồng khác, nơi chúng được nén và hun nóng tập hai, sau đó mới thổi ra ngoài qua một cánh quạt lớn. Tất nhiên hai ống dẫn ở hai buồng khác nhau: Tàu Nibelg có nhiều lò phản ứng vận hành những tua bin hơi nước lẫn máy phản trọng lực riêng, không chạy lẫn vào nhau. Thông thường sẽ có bốn lò hợp hạch, như thế đủ nguồn nhiệt để chạy mấy cái ống phụt lớn rồi.

 

Nguyên lý vận hành cụ thể như vậy đấy, còn tại sao tàu có thể bay được? Thứ nhất, dưới tác động của trường phản trọng lực, khối lượng tàu tuy giữ nguyên nhưng trọng lượng đặt lên lại vô cùng thấp, tới độ gần như không có trọng lượng. Sổ ghi chép có ghi luôn công thức tính trọng lượng, bằng khối lượng vật nhân cho “gia tốc trọng trường”. Viêm không biết nó là gì: Nhỏ chưa hề học tới, nên ngó lơ luôn. Mà đại khái thì trọng lượng tàu được giảm tới mức gần như không có, mặc dù khối lượng giữ nguyên. Như thế, nó trở nên nhẹ hơn và nổi lềnh bềnh được. Gần giống như bóng bay vậy.

 

Sau đó, động cơ đẩy, ở đây là ống phun phản lực, sẽ làm việc. Lại một định luật khác được viết trong này: “Mọi lực tác động đều nhận về một phản lực cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn”. Như vậy, có thể hiểu là khi tàu phun đống khí nén nóng hổi đó ra ngoài môi trường, thì môi trường đồng thời tác dụng lại một phản lực mạnh ngang bằng, cùng “phương” nhưng ngược “chiều”.

 

Viêm không hiểu thế nào là phương với chiều, nhưng dựa theo lời chú giải, nhỏ mường tượng được phần nào rồi. Giả sử tàu phun thẳng ra sau thì “phản lực” sẽ đánh ngược về trước, trên cùng một đường thẳng – tưởng tượng thế đã – với cùng sức mạnh nhưng ngược cái chiều đẩy. Làm thế, con tàu được môi trường “đẩy” về trước, giúp nó di chuyển. Còn khi muốn rẽ, người ta sẽ dùng hai tấm bánh lái lớn bên hông, hay thay đổi lực phun của ống, tùy.

 

Phần còn lại chỉ giới thiệt về một số lớp tàu, con bé đọc loáng cái đã hết. Tới trang cuối, nó tính đóng cuốn sổ lại thì xém nữa té ngửa. Không phải vì có chi tiết quan trọng nào liên quan tới, mà do tên người viết và ngày tháng được ghi trong đó.

 

“Phạm Huyền Giao, ngày 7 – 12 – 1916”

 

Ngẩng mặt lên trần nhà, Viêm không kìm được mà trút tiếng thở dài nửa chán chường ngao ngán, nửa lại như mới bị bắt mất hồn:

 

– Ơ hóa ra nãy giờ mình nằm gọn trong lòng bàn tay cô ta à?

 

Và ở một diễn biến không liên quan lắm, Mộc Ma vẫn đang bị rượt chạy có cờ…

 

 

Danh Sách Chương

Thành Viên

Thành viên online: LinhHonLT và 124 Khách

Thành Viên: 60591
|
Số Chủ Đề: 9020
|
Số Chương: 28073
|
Số Bình Luận: 114926
|
Thành Viên Mới: Diệu Anh Nguyễn

duyên âm truyen 12 chom sao phân tích trao duyên 5cm/s cảnh ngày hè ma nữ đáng yêu sesshomaru thuyết minh về cây lúa phế hậu tướng quân thuyết minh về áo dài tuổi trẻ và tương lai đất nước

Audio truyện full

phàm nhân tu tiên audio

tiên nghịch audio

vũ thần chúa tể audio

thế giới hoàn mỹ audio

vô thượng thần đế audio

van co than de

Bảo Hộ Tộc Trưởng Phe Ta audio

Sư Huynh Ta Quá Ổn Trọng audio

Quỷ Bí Chi Chủ audio

Thiên Cơ Lâu: Bắt Đầu Chế Tạo Âm Hiểm Bảng audio

Tối Cường Trang Bức Đả Kiểm Hệ Thống audio

Tu Chân Tứ Vạn Niên audio

thê vi thượng

truyện teen

yêu thần ký

con đường bá chủ

thần mộ

đế bá

tinh thần biến

thần ấn vương tọa

đấu la đại lục 5

Truyện ebook dịch full

bắt đầu 3000 lượt rút thăm, ta trực tiếp thành bá chủ dị giới

bất diệt thần vương

chư giới tận thế online

đại phụng đả canh nhân

sư huynh ta quá ổn trọng

ta! thiên mệnh đại nhân vật phản phái

thiên cơ lâu: bắt đầu chế tạo âm hiểm bảng

thiếu niên ca hành

thiếu niên bạch mã túy xuân phong

tối cường trang bức đả kiểm hệ thống

tối cường sơn tặc hệ thống

trọng sinh chi tối cường kiếm thần

tu chân tứ vạn niên

vạn cổ tối cường tông

chẳng lẽ thật sự có người cảm thấy sư tôn là phàm nhân sao

đại sư huynh không có gì lạ

phu quân Ẩn cư mười năm, một kiếm trảm tiên đế

núp lùm trăm năm, khi ra ngoài đã vô địch!

quang âm chi ngoại

quật khởi thời đại mới

ta là tham quan các nàng lại nói ta là trung thần

thiên hạ đệ cửu

trọng sinh thay đổi thời đại

xuyên đến năm mất mùa, ta trở thành mẹ chồng cực phẩm

bất diệt long đế

côn luân ma chủ

đan hoàng võ đế

đỉnh cấp khí vận, lặng lẽ tu luyện ngàn năm

đường tăng đánh xuyên tây du

hoả chủng vạn năng

long phù

mỹ thực gia Ở dị giới

nguyên lai ta là tu tiên đại lão

nhân danh bóng đêm – đệ nhất danh sách 2

siêu cấp thần y tại đô thị

ta chỉ muốn an tĩnh làm cẩu đạo bên trong người

từ dã quái bắt đầu tiến hóa thăng cấp

ta tu tiên tại gia tộc

tạo hóa chi vương

thần cấp đại ma đầu

thiên cơ điện

tu chân nói chuyện phiếm quần

tu la ma đế (tu la đế tôn)

từ man hoang tộc trưởng chứng đạo thành thần

tuyệt thế dược thần

vạn tộc chi kiếp

xích tâm tuần thiên

ta thật không phải cái thế cao nhân

ta thật không muốn trọng sinh a

âm phủ thần thám

đại mộng chủ

gia gia tạo phản tại dị giới, ta liền vô địch Ở đô thị!

livestream siêu kinh dị

ta là thần cấp đại phản phái

ta tại trấn ma ti nuôi ma

tây du đại giải trí

trạm thu nhận tai Ách

bần tăng chả ngán ai bao giờ

dạ thiên tử

đế trụ

đối tượng hẹn hò là thần minh chi nữ

đô thị: bắt đầu từ trên đường cứu người

kiếm vương triều

linh cảnh hành giả

ngân hồ

quyền bính

ta thật không muốn làm chúa cứu thế

ta vô địch từ phá của bắt đầu

ta xây gia viên trên lưng huyền vũ

thế tử hung mãnh

thì ra ta là tuyệt thế võ thần

toàn chức nghệ thuật gia

tướng minh

bá võ

bắc tống nhàn vương

thập niên 70: cuộc sống gia đình của cô nàng yêu kiều

thâm hải dư tẫn

gia phụ hán cao tổ

đại thánh truyện

cá mặn lên đệ nhất thiên bảng

binh lâm thiên hạ

toàn dân võng du: bắt đầu vô hạn điểm kỹ năng

đô thị: bắt đầu từ trên đường cứu người

bắt đầu từ một cái giếng biến dị

bắt đầu khen thưởng 100 triệu mạng

bảo hộ tộc trưởng phe ta

bàng môn đạo sĩ Ở thế giới chí quái

bạch thủ yêu sư

thuộc tính tu hành nhân sinh của ta

thoái hóa toàn cầu

thịnh đường quật khởi

[mạt thế] thiên tai càn quét

thiên giáng đại vận

thiên cung

theo hồng nguyệt bắt đầu

thâu hương

thập niên 80: yểu điệu mỹ nhân (cổ xuyên kim)

thập niên 80: tiểu kiều thê

thập niên 80 mẹ kế nuôi con hằng ngày

thập niên 70: trở thành mẹ kế Ác độc của nam chính truyện khởi điểm

thập niên 70: sống lại, làm giàu

thập niên 60: làm giàu, dạy con

thập niên 60: đại nữ xưởng trưởng

thập niên 60: cuộc sống tốt đẹp sau khi trọng sinh

võ công tự động tu luyện: ta tại ma giáo tu thành phật hoàng!

ta mô phỏng con đường trường sinh trong nhóm chat

lãnh địa tại mạt thế

xin nhờ, ta thật không muốn cùng mỹ nữ chưởng môn yêu đương a!

dạy đồ vạn lần trả về, vi sư chưa từng tàng tư

minh thiên hạ

mạt thế vô hạn thôn phệ

mạc cầu tiên duyên

ma vật tế đàn

lược thiên ký

lục địa kiện tiên

lãnh chúa toàn dân: điểm danh nhận giảm giá thần khí

lãnh chúa cầu sinh từ tiểu viện tàn tạ bắt đầu đánh chiếm

kiếm tiên Ở đây

khủng bố sống lại

không để ta chết nữa, ta vô địch thật đấy

khi bác sĩ mở hack

khấu vấn tiên đạo

khai quốc công tặc

hồng hoang quan hệ hộ

hồn chủ

hệ thống siêu cấp tông môn

hệ thống giúp quỷ làm vui

hãn thích

căn cứ số 7

Ở rể (chuế tế)

coi mắt đi nhầm bàn, ta bị đối tượng hẹn hò bắt cóc

điên rồi ! ngươi xác định ngươi là ngự thú sư?

đệ đệ của ta là thiên tuyển chi tử

đại hạ văn thánh

hàn môn kiêu sĩ

hán hương

gen của ta vô hạn tiến hóa

dụ tội

thập niên 70: đoán mệnh sư

đồ đệ của ta đều là trùm phản diện

đấu phá chi dịch bảo hệ thống

đạo quân

đạo lữ hung mãnh của ta cũng trùng sinh

dân gian ngụy văn thực lục

đại quản gia là ma hoàng

đại minh võ phu

đại kiếp chủ

đại chu tiên lại

cường giả hàng lâm Ở đô thị

cuộc sống hằng ngày của kiếm khách cổ đại

cửa hàng kinh doanh Ở dị giới

con ta, nhanh liều cho cha

cỏ dại cũng có hệ thống hack

chung cực toàn năng học sinh

cao thủ thâu hương

cấm kỵ sư

bán tiên

nương tử nhà ta, không thích hợp

ngụy quân tử thấy chết không sờn

ta hôn quân, bắt đầu đưa tặng giang sơn, thành thiên cổ nhất đế

ta tại dị giới thành võ thánh

ta trở thành truyền thuyết Ở hồng kông

ta từ trong gương xoát cấp

tận thế trò chơi ghép hình

thả nữ phù thủy kia ra

nhân sinh của ta có thể vô hạn mô phỏng

ổn trụ biệt lãng

phần mềm treo máy: ta bất tri bất giác liền vô địch

phản phái vô địch: mang theo đồ đệ đi săn khí vận

sủng thú siêu thần

huyền huyễn: ta! bắt đầu sáng tạo thiên cơ lâu!

ta chỉ muốn an tĩnh chơi game

ta có một thân bị động kỹ

thánh khư

thần cấp lựa chọn: ngự thú sư này có Ức điểm dữ dội

thâm không bỉ ngạn

thái cổ thần vương

tên đầu trọc này rất nguy hiểm

tận thế tân thế giới

ta tại tận thế nhặt bảo rương

tại mạt thế, mọi người thay phiên nhau diễn kịch

ta trở thành phú nhị đại phản phái

ta thật sự không mở hắc điếm

ta nguyên thần có thể ký thác thiên đạo

ta làm cẩm lý Ở trò chơi sinh tồn

ta là võ học gia

ta là tùy tùng của nữ phản diện

ta có thể thấy Ẩn tàng cơ duyên

sử thượng đệ nhất mật thám

số 13 phố mink

siêu phẩm vu sư

rich player – võng du thần cấp cường hào

quỷ bí chi chủ

quốc vương vạn tuế

phát thanh khủng bố

phản diện siêu cấp

nhìn thấy thanh máu ta liền vô địch

nhân sinh hung hãn

nguyên tôn

người đưa thư khủng bố

người đọc sách đại ngụy

người chơi hung mãnh

ngạo thế đan thần

mục thần ký

minh triều ngụy quân tử

cổ chân nhân

tuyệt thế vũ thần

tự mình tu thành người đuổi quỷ

trưởng tỷ nhà nông có không gian

trò chơi hệ chữa trị của tôi

tối cường phản phái hệ thống

toàn năng khí thiếu

toàn cầu cao võ

tinh môn

tiêu dao tiểu thư sinh

tiêu dao du

vừa bị từ hôn! siêu cấp thiên hậu mang em bé đến ngăn cửa

y vương cái thế

trùng sinh chi kiêu hùng quật khởi

từ giới giải trí đến nhà giàu số 1

tiên đạo quỷ dị

xuyên việt bắt đầu từ nuôi rồng

xuyên thành thanh niên tri thức nữ phụ về thành phố

xuyên thành nha hoàn của nữ chính, ta nằm yên làm giàu

xe mỹ thực di động của nữ pháo hôi tại mạt thế

wechat của ta kết nối thông tam giới

vừa thành tiên thần, con cháu cầu ta đăng cơ

vũ trụ chức nghiệp tuyển thủ

võ học ta tu luyện có khả năng bạo kích

vô địch thật tịch mịch

vô địch sư thúc tổ

võ công của ta quá thần kỳ, có thể tự động tu luyện

vĩnh dạ thần hành

viễn cổ đi bắt hải sản làm giàu ký

vị hôn thê của ta là kiếm thánh

tùy thân liệp thú không gian (bản dịch)

tu tiên mô phỏng ngàn vạn lần , ta cử thế vô địch

tu tiên ba trăm năm đột nhiên phát hiện là võ hiệp

từ tận thế ta bắt đầu vô địch

tu luyện bắt đầu từ đơn giản hóa công pháp

trùng sinh thế gia tử

trọng sinh trở thành mạnh nhất vũ trụ

trọng sinh đại đạo tặc

trọng sinh 1988: em gái ruột của nam chính truyện niên đại

trò chơi đói khát cầu sinh

triệu hồi cuồng triều Ở mạt thế

trạch nhật phi thăng

toàn dân trò chơi: từ zombie tận thế bắt đầu treo máy

toàn cầu hung thú: ta có vô số thần thoại cấp sủng thú

tiên phủ trường sinh

tiên đình phong đạo truyện

tiệm tạp hoá âm dương

truyện audio

phàm nhân tu tiên audio

tiên nghịch audio

vũ thần chúa tể audio

thế giới hoàn mỹ audio

vô thượng thần đế audio

van co than de

bảo hộ tộc trưởng phe ta audio

sư huynh ta quá ổn trọng audio

quỷ bí chi chủ audio

thiên cơ lâu: bắt đầu chế tạo âm hiểm bảng audio

tối cường trang bức đả kiểm hệ thống audio

tu chân tứ vạn niên audio

thê vi thượng

truyện teen

yêu thần ký

con đường bá chủ

thần mộ

đế bá

tinh thần biến

thần ấn vương tọa

đấu la đại lục 5