Khi tôi còn là một sinh viên năm nhất, tôi làm một tài xế lái xe kiếm tiền thêm nhằm bán thời gian cho một ông cụ ngoài tám mươi tuổi. Ông ấy là người thành đạt và có danh tiếng về sự đóng góp quan trọng về bệnh HIV cho đất nước.
Nhưng sức khỏe của ông hiện giờ rất yếu. Đôi tay ông run rẩy phải luôn cần sự giúp đỡ của tôi hoặc của chiếc gậy gỗ rất chắc. Không chỉ có vậy, chứng bệnh về thực quản khiến mọi việc đơn giản như nhai, nuốt thức ăn cũng trở nên vô cùng khó nhọc đối với ông. Ngay cả việc vệ sinh cá nhân ông cũng không thể tự làm một mình, vì vậy ông lúc nào cũng có vẻ lôi thôi và nhếch nhác. Tôi thừa nhận rằng tôi rất khó chịu với mùi hôi trên người ông. Nhưng ẩn đằng sau cơ thể già yếu đầy nếp nhăn đó là sự thông thái, điềm tĩnh và minh mẫn của một người từng trải sự đời.
Công việc hàng ngày của tôi là lái xe đưa ông đến công viên, đi ăn tối hoặc đưa ông đến những nơi đâu theo ông yêu cầu. Lúc đó, người ta chưa làm vỉa hè dành cho những người khuyết tật như bây giờ. Vì vậy, tôi phải đóng vai một cây nạng giúp ông ra vào xe, dìu ông đi từng bước. Trong bữa ăn tôi luôn chuẩn bị sẵn mọi thứ như khăn để giúp ông lau sạch mặt mũi, chân tay mỗi lúc ông bị nôn.
Nhưng sau một thời gian dài gắn bó, hai ông cháu chúng tôi trở nên thân thiết với nhau nhiều hơn. Tôi xem ông như một người bạn lớn của mình. Tôi rất nể và rất thích được nghe ông kể chuyện về cuộc đời lúc trẻ của ông. Cho dù vậy, nhưng tôi cũng không thể quen với tính cáu gắt và những cơn nóng giận thất thường của ông. Ông không vừa lòng với cách của tôi dìu ông xuống xe khi tôi nắm tay ông quá chặt, hàng không đúng lối, chọn bàn quá gần với cửa sổ, khi gọi thức ăn không đúng khẩu vị của ông… Thời gian cứ trôi qua rất nhanh và tôi vẫn thắc mắc tại sao ông không đuổi việc tôi nếu như ông cảm thấy khó chịu về về tôi như thế? Có lúc bực quá, tôi đã từng muốn hét thật to và nói với ông rằng là người vô ơn. Nhưng sau cùng, tôi vẫn lựa chọn sự im lặng. Một ngày nọ, trong lúc ngồi đợi đến giờ đưa ông đi ăn tối, tôi đã thử đặt mình vào hoàn cảnh của ông. Tôi cố tưởng tượng những cảm giác khi tay chân còn đủ cả nhưng vẫn không thể tự mình chăm sóc chính bản thân mình là cảm giác như thế nào? Bỗng nhiên tôi chợt nhận ra rằng, ông có những biểu hiện thất thường như vậy vì ông không giận tôi mà ông đang tự trách chính bản thân ông. Ông phát cáu vì mình không thể ra khỏi xe, không thể tự mình bước đi, không thể leo cầu thang, không thể ăn, không thể nuốt. Đó là cảm giác hụt hẫng và bức bối của một con người tài năng từng sống những tháng ngày huy hoàng đó. Ngay khi tôi nhận ra được những điều đó, mọi thứ dường như đối với tôi trở nên dễ chấp nhận. Ông cụ vẫn không ngớt than phiền, nhưng những lời cằn nhằn đó không còn làm tôi thấy bức bối, khó chịu như trước nữa.
Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của một ai khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế, không phải lúc nào chúng ta cũng tự biết xoay xở mọi thứ và biết tìm kiếm những sự giúp đỡ ở nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người chúng ta.
Một số người vẫn luôn chối từ sự giúp đỡ vì không thích cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng bức bối, buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương. Có những lúc bạn giúp đỡ cho những người đang thật sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể đáp lại lòng tốt của bạn bằng hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến chúng ta tổn thương, tức tối. Tất cả những biểu hiện ấy, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn như sự kiêu hãnh của mình. Họ đang tìm mọi cách để né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc, thận trọng của chính mình. Nếu bạn muốn giúp đỡ một ai đó, trước tiên, bạn phải học cách thể hiện sự thiện chí bởi điều họ cần ở chúng ta không phải sự thương hại mà là sự cảm thông. Hãy đặt chính mình vào hoàn cảnh của họ, nghĩ thay họ và làm tất cả những gì trong khả năng của bạn.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên làm thế nào để phân biệt được đâu là người đang cần sự giúp đỡ nhưng cố tình che giấu và đâu là người chưa hoặc không cần đến sự giúp đỡ thì bạn hãy nghĩ đến những điều cơ bản trong cuộc sống. Con người cần cơm ăn, áo mặc, cần một mái ấm để dừng chân. Họ cũng cần những người bạn, cần một cuộc sống đầy ý nghĩa… Bằng cách mở rộng lòng mình, bạn hãy quan sát, lắng nghe và bạn sẽ dần nhận biết, thấu hiểu được điều người khác thật sự mong muốn nhận được từ bạn.
Bạn hãy nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy được rằng bất cứ nơi đâu cũng có một ai đó đang cần được sự giúp đỡ. Những người này đặc biệt nhạy cảm khi ai đó nhận ra thực tế bế tắc của mình. Nếu họ đền đáp tấm lòng của bạn bằng sự công kích thì hãy tin rằng đó không phải là họ muốn. Đừng để sự tủi thân hay tự ái của họ ngăn cản bạn làm điều tốt. Bản thân bạn cũng từng nhận được sự giúp của nhiều người. Chính vì thế, bạn hãy giúp và mang những điều tốt đẹp đến với nhiều người khác. Hãy hành động và chiêm nghiệm lại những ý nghĩa sâu sắc từ việc làm đó của mình. Và nếu bạn đã thực hiện thì hãy làm với tất cả tấm lòng để góp tay mang lại sự đổi thay tốt đẹp hơn cho cuộc sống và của những người xung quanh, cũng như cho chính bản thân bạn vậy.
People really need help but may attack you if you do help them. Help people anyway.
Tuan Triet (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 792
Cảm ơn rất rất rất nhiều a.
Tuan Triet (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 792
Cảm ơn bạn rất rất nhiều a.
Hoa Thanh Ta Lien (3 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 66
Hay quá đi
Rose (3 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 142
Hay đó nha
Tuan Triet (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 792
Vâng, cảm ơn admin a.
Tiến Lực (3 năm trước.)
Level: 19
Số Xu: 18352
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tham gia viết bài trên Vnkings!
Bài của bạn chưa được duyệt vì còn vài lỗi chính tả:
- hụt hẵng
- xung quang
Bạn kiểm tra rồi sửa lại nhé.