Mỗi khi cha và chàng Út đối thoại, Út Phương thường nấp ở bên cạnh nghe ngóng. Biết cha muốn chàng phải đi xa học hỏi, lòng cô Út thấp thỏm lo âu, nhịn không được bèn hỏi:
– Sao cha lại muốn anh ấy phải đi tìm người khác học làm ăn? Con biết cha có thể dạy được cho anh ấy những điều đó mà.
Con gái yêu quý của mình vì lo lắng cho người con trai khác mà chất vấn mình, phú ông cũng không la rầy chi mà nhẹ nhàng nói với con:
– Cha dẫu có nói trăm ngàn điều hay thì vẫn không bằng cậu ta đích thân trải lấy. Vả lại, kẻ nào chưa nếm rõ vị đời thì ta chẳng thể biết rõ ai kiên trung bất khuất. Đường đời có lắm gian truân mà cũng lắm hoa thơm cỏ lạ, ta không thế chắc chắn cậu ta có động lòng sa ngã hay không. Nếu quả thật cậu ta không giữ được chữ tâm ban đầu, con cũng không cần phải gả cho người đó làm gì.
Nghe phú ông muốn thử lòng người yêu, Út Phương mặt mày không vui nhưng biết là những lời cha nói đều đúng. Cô Út nài nỉ cha:
– Dạ con biết. Con gái chỉ xin cha chỉ dạy thêm cho anh ấy vài điều đề phòng thân. Dù cho là người hiền lành ngay thằng, nếu chẳng may gặp phải kẻ gian cũng phải chịu khổ trăm bề. Con không nỡ… Ngộ nhỡ anh ấy bị người ta lừa gạt con cũng thấy đau lòng lắm. Cha giúp con gái lần này đi cha.
Trông con gái lớn người còn làm nũng, ông cũng xiêu lòng mà dặn dò:
– Được rồi! Được rồi! Con đi may thêm cho nó một cái túi nhỏ rồi nhắn rằng “trứng không thể đặt cùng một rổ, tiền tài không thể để lộ ra ngoài, nhìn người phải cẩn thận quan sát dài lâu”. Ta cũng chỉ nói được đến bấy nhiêu. Mọi việc đều phải tự cậu ta dựa vào bản lĩnh của chính mình.
Út Phương cảm ơn cha rồi cẩn thận ghi nhớ những gì ông nhắn nhủ để nói lại cho chàng Út nghe. Thời gian thấm thoát qua nhanh, ao cá cũng tới ngày thu hoạch. Thu xếp đâu vào đấy, chàng Út từ biệt mọi người mà đi. Giữ bên người món quà mà Út Phương tự tay làm tặng, chàng phấn khởi lên đường.
Thẳng về phía nam, con đường chàng đi qua đầy những gập ghềnh đá nhọn, khi lên cao lúc lại xuống thấp cũng đủ làm nản lòng người lữ khách. Nhưng với chàng, việc đi đường xem như thuận lợi. Sau ba ngày đi đường vất vả, cuối cùn chàng cũng đến được nơi có nhiều người sinh sống. Đó là một thị trấn nhỏ có đông đảo người Kinh sinh sống, việc buôn bán trong trấn diễn ra hằng ngày, trên đường tấp nập người qua kẻ lại. Phố xá sầm uất, nhiều cửa hàng đan chen nhau, người mua kẻ bán xem bề hăng hái lắm. Nghĩ đến việc muốn học hỏi làm ăn, lại lo vì tiền mang theo không đủ để ở lâu, chàng đánh bạo xin vào làm việc vài chỗ, may thay được một tiệm bán gạo đang thiếu người xay thóc nhận vào làm, cũng vì công việc nặng nhọc ít người muốn nhận mà nhìn chàng lại thật thà chất phác. Ngoài cơm ngày ba bữa, chủ thuê thỉnh thoảng cũng cho chàng vài đồng tiền thưởng. Ngoài việc xay hết số thóc được giao, chàng thường phụ giúp ông chủ bưng bê lặt vặt. Người chủ cũng vì vậy mà yêu quý chàng hơn. Những khi đi làm ăn xa, chàng thật thà xin ông chủ cho đi theo học hỏi chuyện làm ăn. Nghe chàng kể chuyện của mình, người chủ cũng rộng lòng dẫn dắt. Cũng nhờ theo chân người đi trước, chàng Út học hỏi được nhiều điều quý giá.
Rời làng cũng gần nửa năm, lời hứa với phú ông cũng qua hơn mười tháng, khoảng thời gian qua chàng Út cũng quan sát học tập được nhiều điều hữu ích. Chàng vẫn đều đặn giúp chủ xay thóc bê gạo, nhiều lúc chàng còn được chủ tin cậy cho trông coi cửa tiệm mỗi khi đi vắng. Biết chàng có ý định không làm nữa, người chủ hứa trả công thật hậu hĩnh những bị chàng từ chối thì lấy làm tiếc nuối, phải chi ông có con gái thì cũng cố sức bắt chàng Út về ở rể.
Thành thật mà nói, nghe được trả công hậu hĩnh chàng cũng động lòng muốn nán lại thêm ít lâu để có thêm tiền lấy vợ. Một vần vì phải giữ lời hứa, một phần vì những điều mình đang thấy.
Làm việc ở tiệm gạo hơn nửa năm, chàng chứng kiến không biết bao nhiêu tình cảnh đau lòng. Cuộc sống ở thị trấn tuy giàu có hơn ở làng mình nhưng vẫn còn nhiều người thiếu cái ăn cái mặt. Có những người phải vất vả chắt chiu từng đồng tiền lẻ để mua chút gạo ít ỏi, ăn nhín nhịn qua ngày rồi thật lâu sau đó mới gom góp đủ tiền mà mua thêm. Nếu ở làng Nùng Cày thiếu nước cấy, đất không đủ cày bừa trồng lúa mà ăn thì ở đây, nơi có dư thừa ruộng tốt để trồng trọt, nhiều người vẫn khó lòng no đủ và “no đủ”. Đất, đều về tay địa chủ cường hào. Những kẻ ấy mướn tá điền làm công trên những mảnh đất mà chúng thẳng tay cướp đoạt với những đồng tiền công ít ỏi. Công sức tá điền bỏ ra mười phần thì thành quả lao động thu về chỉ có hơn nửa phần. Những người già yếu sức không làm nổi việc nặng nhọc thì chẳng ai muốn mướn, những người trẻ khoẻ mạnh thì phải ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên cánh đồng rộng lớn để làm công mưu sinh trả nợ trần gian. Đa số mọi người đều phải sống lay lắt qua ngày, cho đến giờ đây thì trời xanh cũng nhẫn tâm đẩy họ vào đường cùng.
Hạn hán, người đói đầy đường, lúa thóc giá tăng chóng mặt. Một bữa no cũng là mong ước xa vời.
Cảm ơn bạn đã khen. Mình còn nhiều thiếu sót ở miêu tả quan cảnh. Nếu được tháng sau mời Viễn đõ lại và góp ý. Ngoài dự tính hôm nay không đăng toàn bộ để hút khách. Không tròn lời hứa bạn bỏ qua nha. :)
Trăng Xanh (9 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 5964
Cảm ơn bạn đã khen. Mình còn nhiều thiếu sót ở miêu tả quan cảnh. Nếu được tháng sau mời Viễn đõ lại và góp ý. Ngoài dự tính hôm nay không đăng toàn bộ để hút khách. Không tròn lời hứa bạn bỏ qua nha. :)
trương liêu văn viễn (9 năm trước.)
Level: 2
Số Xu:
Bis! Bis! <3 <3