- Hình ảnh của bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương
- Tác giả: Ong Ong
- Thể loại:
- Nguồn: Ong Ong
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 4.400 · Số từ: 1642
- Bình luận: 9 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 5 Hắc Bạch Tĩnh Thời Thu Liễu Giang Nguyễn Thị Mỹ Ngọc Evie Lê
Trần Tế Xương (hay Tú Xương) (1870 – 1907), quê ở tỉnh Nam Định, là một nhà thơ xuất sắc, có đóng góp không hề nhỏ cho nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc bén, lấy tiếng cười làm vũ khí sắc bén để chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn của xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình chất chứa biết bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về cuộc đời và tình người sâu nặng. “Thương vợ” là một bài thơ tiêu biểu trong số đó. Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả, đảm đang, luôn lặng lẽ hi sinh vì chồng con, đồng thời thể hiện nỗi niềm tâm sự, chan chứa tình yêu thương nồng hậu, sự cảm thông của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cod khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Xưa nay, hình ảnh người vợ thường hiếm gặp trong văn học trung đại Việt Nam nhưng lại là đề tài quen thuộc trong thơ Tú Xương. Hình tượng người vợ được tác giả khai thác phong phú, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, “Thương vợ” là bài thơ hya và cảm động nhất của ông khi viết về bà Tú.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết là một người phụ nữ vất vả, lam lũ, gắn với bao nỗi gian truân khó nhọc trong cuộc sống:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Mở ra bài thơ là cặp câu khuyết chủ ngữ, tuy nhiên bằng trạng từ “quanh năm” được đảo lên đầu câu đi liền với từ ghép “buôn bán” đã cho người đọc hình dung ra người mà tác giả muốn nhắc đến chính là bà Tú. “Quanh năm” ý chỉ làm việc liên tục, thười gian không giới hạn từ năm này qua năm khác. Sự khổ cực của công việc mưu sinh còn được thể hiện rõ hơ qua “mom sông” – đó là khoảng không gian chênh vênh, nguy hiểm ở bờ sông, nơi có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Tuy thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông bến chợ để kiếm sống. Nó không chỉ là cơ cực, vất vả, dãi nắng dầm mưa mà đôi vai nhỏ bé của bà phải gánh chịu mà bà còn phải đối mặt với bao mánh khóe của cuộc đời đen bạc. Rồi những khi thười tiết khắc nghiệt, địa thế càng khó khăn hiểm trở thì bà lại phải cố gắng nhiều hơn để nuôi “năm con với một chồng”. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, đòi hỏi hàng ngày, lại còn thêm cả ông chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bận tâm, lo lắng cho vợ. Mà nhu cầu của ông chồng nào có ít ỏi gì, nó đủ làm thành một phía để cân bằng với năm đứa con. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng lên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Kể sao cho xiết những nhọc nhằn, cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình.
Cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả là sự thiệt thòi của bà Tú, mọi khó khăn như dồn lên bà một cách nặng nề:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Nghệ thuật đối “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”; “quãng vắng”, “đò đông”, phép ẩn dụ “thân cò” chứ không phải “con cò” như trong ca dao vừa thể hiện được cá tính riêng, sự sáng tạo mang tính chất thời đại trong phong cách thơ ca thi sĩ, vừa đồng nhất thân phận của bà Tú và người phụ nữ xưa với hình ảnh con cò để nói lên sự cơ cực, số phận thiệt thòi của người phụ nữ làm trụ cột gia đình:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”
Đảo từ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu càng nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của công việc mà bà Tú làm. Sự đối xứng giữa các hình ảnh đưa không gian từ cái rợn ngợp, hiu hắt vắng vẻ đến chỗ đông đúc nhộn nhịp tạo nên cái bươn chải, chạy đôn chạy đáo, vừa phải thích nghi với hoàn cảnh, vừa phải kiếm tiền nuôi chồng con của bà Tú. Sức vóc của một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng con một cuộc sống dẫu không phải sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có! Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Người phụ nữ nhỏ bé dù công việc mưu sinh nhọc nhằn nhưng bà luôn hi sinh, không bao giờ oán trách một lời:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mua dám quản công”
Nhà thơ một lần nữa đã mang chất liệu dân gian vào trong thi phẩm của mình. Thành ngữ “một duyên hai nợ” ẩn dụ cho những gánh nặng đang đặt trên vai bà Tú và “năm nắng mười mưa” chỉ những khó khăn vất vả bà phải trải qua mỗi ngày. Hai câu thơ khuyết chủ ngữ cùng nghệ thuật đối giữa hai thành ngữ đi sâu vào diễn tả suy nghĩ, quan niệm của bà Tú: nên vợ chồng là do duyên số, “duyên tốt” thì nhàn, ngược lại nếu cuộc sống vợ chồng lận đận, vất vả thì đó là “nợ” mà người phụ nữ phải trải trong kiếp người. Chính vì vậy, tuy cuộc sống hiện tại tuy vất vả trăm bề nhưng bà vẫn chưa một lần kêu than, phàn nàn, vẫn chấp nhận và bằng lòng vun vén lo toan cho gia đình.
Cổ nhân có từng dạy: “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” nhưng vì miếng cơm manh áo, vì tình yêu thương với chồng con, bà Tú cam đảm vượt qua tất cả. Bà luôn là người phụ nữ đảm đang, chu đáo, một mình bà “nuôi” đủ cả năm con và một chồng mà không một lời oán trách, than vãn. Bà hi sinh thầm lặng vì chồng con, luôn là hậu phương vững chắc cho người thân. Ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. Bà là đại diện cho người phụ nữ truyền thống ở Việt Nam với đức tính chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng yêu thương. Giữa thời thế xô bồ hỗn độn, hình ảnh bà Tú xuất hiện với những câu thơ chân thành, giản dị, mộc mạc của Tú Xương như một lời động viên, khích lệ và khuyên nhủ những người phụ nữ hãy nhìn nhận lại bản thân mình, hãy vượt lên trong mọi hoàn cảnh. Đừng vì đồng tiền hay bất cứ một thứ danh lợi phù phiếm nào mà mất đi danh dự và phẩm giá của mình. Đồng thời, những người chồng, người đàn ông phải cảm thông chia sẻ, quý trọng người phụ nữ của mình, cùng gánh vác mọi chuyện trong gia đình và cuộc sống với họ.
Bài thơ sử dụng thể thất ngôn bát cú cùng ngôn ngữ tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố trữ tình và trào phúng, nhà thơ đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật có tính đột phá, đó là bức chân dung của người vợ đảm đang đã được tác giả nâng lên thành hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam: tháo vát, cần cù, chịu khó, giàu đức hi sinh và chan chứa tình yêu thương.
“Thương vợ” của Trần Tế Xương thành công bởi hình tượng bà Tú – một người hội tụ những phẩm chất cao quý của phụ nữ: tảo tần, gánh vác gia đình với những gánh nặng đè lên đôi vai gầy. Đa số phụ nữ ngày nay đều làm chủ tài chính, gánh vác gia đình, tham gia vào mọi mặt trong sự vận động của xã hội như chính trị, kinh tế. Dầu vậy, tấm lòng son sắc thủy chung, những phẩm chất cao đẹp đã ăn sâu vào mỗi người, từng phút giây họ sống phần lớn đều dành cho những người thân yêu. Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó trong xã hội, nhiều người sống vì danh lợi, ganh đua không lành mạnh, giẫm đạp lên nhau mà sống. Họ chỉ biết đến lợi ích riêng, lười biếng, thích hưởng thụ. Những người như vậy thật đáng lên án! Hình ảnh bà Tú là một tấm gưog sáng cho chúng ta noi theo, hãy sống cho chính mình nhưng phải nghĩ đến cảm nhận của người khác, sống trong tập thể hãy hào đồng, đừng nhỏ mọn, ích kỉ.
Thời Thu (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 801
Kê luôn. Tối mai là xong rồi!
Liễu Giang (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3015
Sắp thi học kì rồi, Ong đăng bài hai đứa trẻ cho mn cùng tham khảo!
Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (4 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 6128
Xưa mình giỏi văn lắm, bây giờ đỡ nhiều rồi kkk
Liễu Giang (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3015
Muốn đập đầu vô gối mà chớt quá!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Liễu Giang (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3015
Tủ đè òi!!!!!!!
Thời Thu (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 801
Bạn thi rồi à? Mình học kĩ lắm mà chệch tủ mất r...
Hắc Bạch Tĩnh (4 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 4040
Rất hay! Ủng hộ tác giả
Hắc Bạch Tĩnh (4 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 4040
Haizz
Ước gì tác giả ra bài này sớm hơn thì tốt biết mấy