Người ta thường nói “Sài Gòn hoa lệ lắm nhưng hoa cho người giàu còn lệ dành kẻ nghèo”. Ở chốn đô thành phồn vinh này người ta chỉ nhìn vào những tòa nhà cao ốc chọc trời, những căn biệt thự xa hoa, những chiếc xế hộp sang trọng đi trên đường chứ có mấy ai chú ý đến đối diện những tòa cao ốc ấy là một mảnh đời nghèo khó. Ai chú ý đến bên cạnh ngôi biệt phủ hàng chục, hàng trăm tỷ kia là những căn nhà lá sập xệ chỉ vài mét vuông mà cả gia đình chen chúc ở. Ai chú ý đến đậu bên cạnh chiếc xế hộp kia là một chiếc xe đạp hay thậm chí chỉ là một chiếc xe lăn mà thôi.
Hãy đi, đi mà xem ở dưới những gầm cầu có bao nhiêu người ngủ? Ở vỉa hè có bao nhiêu đứa trẻ tay chân lấm lem bùn đất, quần áo rách rưới đang ngồi chờ người đi qua mua giúp em một tờ vé số hay đơn giản chỉ là cho em một vài đồng bạc, một cái bánh mỳ để em sống qua ngày thôi.
Ánh đèn đêm lấp lánh là thế nhưng có rọi được đến những khu nhà trọ kia không? Những người ở đấy nhìn lên tòa nhà sáng rực kia như nhìn những vì sao trên trời cao mãi mãi không thể với tới.
Đi trên một đoạn đường tấp nập ở Sài Gòn bạn có thể dễ dàng bắt gặp cảnh một đôi vợ chồng già đẩy nhau bán vé số sống qua ngày, đêm nằm tạm gầm cầu để nghỉ. Đối với họ tứ phương tám hướng đều là nhà, chỉ cần có nhau thì vẫn hạnh phúc mà, đúng không?
Mùa này Sài Gòn mưa nhiều lắm, có những cung đường mưa đến nỗi nước ngập qua đầu gối. Dưới hiên của một cửa hàng đã đóng kín, hai đứa nhỏ cả người ướt nhẹp, tay chân co ro vì lạnh đang ngồi trên một tấm bìa giấy. Xa xa đằng đó là một ông lão đầu tóc trắng phơ, người gầy gò, nham nhở đang nằm ho khụ khụ vì bệnh tuổi già. Còn nhiều lắm những mảnh đời ở Sài Gòn…
Nếu có dịp hãy đi đến chỗ bà cụ bán vé số, mua cho bà một tờ rồi nói chuyện với bà. Hãy đến gầm cầu ngủ lại đó một đêm sẽ thấy khó chịu cỡ nào mà người ta lại ở đó cả nửa đời người. Hãy ngồi lại nói chuyện với một người ăn xin, lòng bạn sẽ cảm thấy thế giới này tàn nhẫn lắm. Thế giới này chia làm hai thái cực. Trong khi ta đeo đôi giày bóng loáng đắt tiền bước lên chiếc xe chục tỷ để đi du lịch, chơi bời thì một người công nhân đeo đôi dép lào, khó nhọc đẩy con xe honda cũ nát đến chỗ làm mà lòng cứ thấp thỏm sợ trễ giờ.
Đi giữa thành phố mà lòng chỉ quặn thắt vì những người như thế. Ta nói Sài Gòn hoa lệ nhưng hoa chẳng thấy mà chỉ thấy lệ đẫm đôi mi. Tự hỏi ở đây hoa ở đâu cho người nghèo?
Truyện của bạn sâu sắc lắm! Nó khiến tui hiểu hơn về cuộc sống của người nghèo không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở khắp mọi miến tổ quốc. Nhất là trong thời kì dịch bệnh hoành hành hiện nay. Còn biết bao người vô gia cư, những người cơ nhỡ, người thất nghiệp muốn về quê mà không được. Tuy vậy nhưng bạn cũng nên sửa vài lỗi chính tả nha. Như là nằm tạm nè, tay chân nhé, con đường hay cung đường mk cx ko hiểu lắm có thể đó là ý định của bạn và cả từ nỗi nha. Mình chỉ đóng góp ý kiến của mìn thôi ạ. Có j sai bạn bỏ qua nhé!
Nơi đâu cũng có sự phân biệt tầng lớp đó mà. Ở Mỹ phát triển nhưng người vô gia cư đầy. Bao nhiêu triệu phú, tỉ phú trên thế giới cộng lại còn áp đảo số còn lại. Nhưng chúng ta cần phải cố gắng vươn lên chứ ngồi đợi lòng thương cảm thì mãi mãi nghèo.
Ta có thể liên tưởng sâu hơn đến thời gian cách ly vì dịch Co vít, dù thành phố đảm bảo tất cả người dân đều có lương thực, nhưng những người vô gia cư họ sống đâu? Những người vô gia cư ấy có thể nhận được lương thực hay không? Có nhiều trường hợp khác nhau khác nói về vấn đề này, có thể hiểu rằng: Hoa ở đâu cho người nghèo hay Lương thực ở đâu cho người nghèo.
H nhớ, hiện giờ TP Đà Nẵng đang giãn cách, nhưng vẫn có một số đứa trẻ hay cụ già đi xin lương thực vì đói quá không có tiền mua. Tuy mỗi người một hoàn cảnh nhưng có người ăn đủ no, có người ăn không đủ no thì tại sao lại nói ai cũng như ai?
Xã hội, đều luôn có những người tốt, nhưng cũng có người xấu. Với cách kể hài hòa đan xen cảm xúc của bạn, bài viết giống như nói về việc nhỏ nhưng ẩn sâu trong đó là cả một nội dung lớn nhiều ý nghĩa.
Không phải chỉ ở Sài Gòn mà còn nhiều nơi khác nữa. Cuộc sống của con người trong xã hội hơn nhau bởi gia thế và cái đầu.
Nhiều nơi khác cũng vậy nhưng ở Sài Gòn bạn sẽ thấy rõ sự cách biệt giữ hai tầng lớp đấy. Nhưng nói vậy thôi chứ dân Sài Gòn tốt bụng mà ấm áp lắm, trừ vài con người thôi
Thích câu đầu lắm luôn, ghiền nó từ thuở xa xưa... :))
Thực ra xã hội, hiện thực, cuộc đời chính là như thế. Có giàu thì ắt có nghèo, có sướng thì phải có khổ. Người giàu cũng có quá khứ của họ, cũng nếm trải những thứ mà chúng ta không hiểu được. Có trách thì trách những người nghèo đó hoặc là có số phận quá bất hạnh, hoặc là không biết vươn lên mà thôi...
Dương Thiên Thu (3 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 4007
Không sao đâu, mình kiểm cũng kiểm bằng máy nên nhiều khi nó bỏ sót vài từ ấy, cảm ơn bạn nha :3
linh trần (3 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 753
Truyện của bạn sâu sắc lắm! Nó khiến tui hiểu hơn về cuộc sống của người nghèo không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở khắp mọi miến tổ quốc. Nhất là trong thời kì dịch bệnh hoành hành hiện nay. Còn biết bao người vô gia cư, những người cơ nhỡ, người thất nghiệp muốn về quê mà không được. Tuy vậy nhưng bạn cũng nên sửa vài lỗi chính tả nha. Như là nằm tạm nè, tay chân nhé, con đường hay cung đường mk cx ko hiểu lắm có thể đó là ý định của bạn và cả từ nỗi nha. Mình chỉ đóng góp ý kiến của mìn thôi ạ. Có j sai bạn bỏ qua nhé!
Vương Thúy Vân (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 2312
Nơi đâu cũng có sự phân biệt tầng lớp đó mà. Ở Mỹ phát triển nhưng người vô gia cư đầy. Bao nhiêu triệu phú, tỉ phú trên thế giới cộng lại còn áp đảo số còn lại. Nhưng chúng ta cần phải cố gắng vươn lên chứ ngồi đợi lòng thương cảm thì mãi mãi nghèo.
Blue (3 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 7626
Thích nhất câu này á: "Ta nói Sài Gòn hoa lệ nhưng hoa chẳng thấy mà chỉ thấy lệ đẫm đôi mi. Tự hỏi ở đây hoa ở đâu cho người nghèo?".
Tare Luvi (3 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 9
Nội dung rất hay, trong thời điểm khó khăn thế này càng thấm thía hơn câu "Lệ dành kẻ nghèo."
LH Uk (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 0
Ta có thể liên tưởng sâu hơn đến thời gian cách ly vì dịch Co vít, dù thành phố đảm bảo tất cả người dân đều có lương thực, nhưng những người vô gia cư họ sống đâu? Những người vô gia cư ấy có thể nhận được lương thực hay không? Có nhiều trường hợp khác nhau khác nói về vấn đề này, có thể hiểu rằng: Hoa ở đâu cho người nghèo hay Lương thực ở đâu cho người nghèo.
H nhớ, hiện giờ TP Đà Nẵng đang giãn cách, nhưng vẫn có một số đứa trẻ hay cụ già đi xin lương thực vì đói quá không có tiền mua. Tuy mỗi người một hoàn cảnh nhưng có người ăn đủ no, có người ăn không đủ no thì tại sao lại nói ai cũng như ai?
Xã hội, đều luôn có những người tốt, nhưng cũng có người xấu. Với cách kể hài hòa đan xen cảm xúc của bạn, bài viết giống như nói về việc nhỏ nhưng ẩn sâu trong đó là cả một nội dung lớn nhiều ý nghĩa.
- Thân -
Lemon Chann (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3309
Nội dung hay, tiêu đề cũng hay rất đáng để đọc
Nguyễn Hữu Đồng (3 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 128
Cuộc sống chỉ Công bằng ở một điều duy nhất :”Mỗi người đều có 24h như nhau”
Dương Thiên Thu (3 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 4007
Nhiều nơi khác cũng vậy nhưng ở Sài Gòn bạn sẽ thấy rõ sự cách biệt giữ hai tầng lớp đấy. Nhưng nói vậy thôi chứ dân Sài Gòn tốt bụng mà ấm áp lắm, trừ vài con người thôi
Giản An (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3085
Thích câu đầu lắm luôn, ghiền nó từ thuở xa xưa... :))
Thực ra xã hội, hiện thực, cuộc đời chính là như thế. Có giàu thì ắt có nghèo, có sướng thì phải có khổ. Người giàu cũng có quá khứ của họ, cũng nếm trải những thứ mà chúng ta không hiểu được. Có trách thì trách những người nghèo đó hoặc là có số phận quá bất hạnh, hoặc là không biết vươn lên mà thôi...