Gắng gượng mở ra đôi mắt nặng trĩu, ý thức cũng đang dần hồi phục, Lê Hiếu phát hiện mình đang nằm trong một ngôi nhà.
Anh cố gắng ngồi dậy với cơ thể đầy mệt mỏi, đầu thì đau như búa bổ, phải mất nửa tiếng để có thể nhận biết được mọi thứ xung quanh.
Lê Hiếu chậm rãi đưa mắt xem xét ngôi nhà.
Ngôi nhà này khá đơn sơ, mái được lợp bằng lá cây, bốn bức tường thì được đắp bằng đất sét. Ngôi nhà này chỉ có một gian nên diện tích cũng không lớn lắm.
Sát bức tượng đối diện cửa ra có đặt một ghế gỗ, bên trên có một ngọn đèn dầu đang cháy lập lòe tỏa sáng cả ngôi nhà, có thể hiểu hiện tại đang là buổi tối. Bên cạnh chiếc ghế là chiếc đệm làm từ cỏ khô cũng chính là chiếc đệm mà Lê Hiếu đang ngồi, anh tiện tay cầm lên một sợi cỏ, bóp bóp, rồi nhìn chăm chú: ‘’Đây là loại cỏ gì mà mềm thế nhỉ?’’
Bỗng nhiên cánh cửa mở ra làm cắt đứt suy nghĩ, Lê Hiếu ngước lên nhìn. Bước vào là một cô gái trẻ, nước cô ấy da trắng ngần, màu mắt xanh biếc, long lanh như nước mùa thu. Tóc cô quấn lên, tóc mái cắt ngang mi tôn lên nét ngây thơ đặc trưng của thiếu nữ. Có điều trang phục cô đang mặc trông khá kì lạ, áo và váy được kết từ sợi cây trông giống trang phục như những người thổ dân.
Cô gái nở nụ cười xinh đẹp từ đôi môi anh đào nhỏ nhắn rồi đưa cho Lê Hiếu bát gỗ đang cầm trên tay, nói:
– Anh tỉnh rồi thì ăn một chút đi cho khỏe.
Lê Hiếu theo ý thức nhận lấy cái bát trên tay cô. Anh phát hiện thì ra bên trong là cháo nóng đang bốc hơi nghi ngút, mùi thơm của gạo và thịt bò hòa quyện vào nhau lan tỏa khắp ngôi nhà, tràn vào trong mũi, đánh vào khứu giác khiến Lê Hiếu suýt chảy nước dãi. Anh nuốt một ngụm lớn nước miếng, hít sâu một hơi lấy lại bình tĩnh rồi nhìn sang cô gái với ánh mắt nghi ngờ, hỏi:
– Cô là ai? Đây là có phải năm 1000 thuộc triều đại nhà Lý không?
– Triều đại nhà Lý ư?? Được rồi, em tên Nguyệt Lăng, anh cứ gọi em là Lăng nhi là được, anh ăn đi rồi em sẽ giải thích.
Nguyệt Lăng có chút khó hiểu về câu hỏi của Lê Hiếu.
Nghe cô nói vậy, Lê Hiếu cũng nhìn xuống bát cháo trên tay, thầm nghĩ: “Trong này không có độc chứ,… Mà thôi! Nếu họ muốn hại mình thì mình cũng không tĩnh dậy được luôn chứ đừng nói chi là ngồi ăn cháo, không nên phụ lòng tốt của người đẹp hắc hắc.”
Lê Hiếu hắng giọng một cái, làm bộ mặt nghiêm túc cầm lấy chiếc muỗng gỗ khẽ đảo quanh bát rồi từ tốn đưa một ít cháo lên miệng nếm thử. Cháo vừa vào miệng đã tan ra, gạo là thịt hòa quyện vào nhau cùng với gia vị tuyệt hảo làm Lê Hiếu – một tên đã từng nếm qua món ăn của các đầu bếp nổi tiếng – cũng phải giật mình. Cháo này thật sự rất ngon!
Lê Hiếu kinh ngạc nhìn qua Nguyệt Lăng, thật sự trông cô gái này này con rất trẻ, chỉ khoảng mười sáu, mười bảy tuổi làm sao có thể nấu được món ngon thế này. Phải biết nấu ăn thì ai cũng có thể học nhưng để nấu được ngon thì phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm. Lê Hiếu thật không tin là cô nấu nên dò hỏi:
– Rất ngon, cháo này là cô nấu ư?
– Vậy anh nghĩ thế nào, không tin em nấu?
Nguyệt Lăng hỏi lại với nụ cười tươi tắn.
– Đúng vậy, cô còn trẻ thế làm sao có thế nấu ăn ngon đến như thế.
– Hi hi, món này đúng là em nấu đó, anh nghĩ em mấy tuổi rồi?
– Đừng tỏ ra thần bí nữa, tôi đoán là cô mười chỉ mới mười sáu tuổi thôi chứ gì?
– Sai rồi!
– Hử? Chẳng lẽ mười bảy?
– Không, em đã gần năm trăm tuổi rồi đó, ngạc nghiên không?
Nguyệt Lăng mặt tươi cười vỗ vỗ ngực như kiêu ngạo về số tuổi của mình còn Lê Hiếu thì chết lặng. Là một thiên tài ngành tâm lí học hiện đại, ngôn ngữ cơ thể của người nói đùa làm sao qua được mắt của anh. Theo quan sát thì anh khẳng định lời nói của Nguyết Lăng 90% là thật, nhưng mâu thuẫn là làm gì có người sống đến năm trăm tuổi, mà dù có đi chăng nữa cũng không thể còn trẻ như vậy. Nhất thời vì một câu nói của Nguyệt Lăng mà đầu của Lê Hiếu tràn ngập hàng ngàn câu hỏi. Anh lướt nhìn trên người của cô một hồi rồi mở miệng hỏi?
– Cô gần năm trăm tuổi sao còn trẻ như vậy?
Nguyệt Lăng cảm thấy ánh mắt của Lê Hiếu lướt trên người của mình thì hai má đỏ ửng, đến khi nghe câu hỏi của anh thì thoáng kinh ngạc. Đây là lần đầu tiên có người mới đến tin vào tuổi tác của người trong làng.
– Rồi, để em giải thích cho anh nghe tất cả.
Nguyệt Lăng thu lại vẻ tươi cười, trầm ngâm một lúc rồi cất tiếng:
– Ba ngày trước, khi em đi dọc bên con sông duy nhất ở trong làng thì thấy anh đang trôi trên mặt nước. Lập tức em đi nhờ người dân vớt anh lên rồi đưa anh về nhà em. Thật ra việc người mới xuất hiện ở đây cũng không phải là chuyện lạ, cứ cách vài năm sẽ có một người xuất hiện ở đây nhưng đây là lần đầu em thấy có người trôi sông đấy hi hi.
Nguyệt Lăng phì cười rồi ngay lập tức được thay thế bởi khuôn mặt ảm đạm.
– Ban đầu chúng tôi chỉ có vài người. Chúng tôi không biết tại sao mình có mặt tại đây, kí ức trước kia cũng không còn.
– Xung quanh ngôi làng này bị bao phủ bởi một kết giới cực kì mạnh mẽ, chúng tôi nghĩ mọi cách cũng không thể phá vỡ nó nên cũng an phận ở nơi này khai hoang, lập làng, chấp nhận sống một cuộc sống khó khăn, túng thiếu như thế cho đến hết đời. Nhưng ai có thể ngờ rằng chúng tôi sống ở đây, mười năm, hai mười năm, rồi đến gần năm mươi năm sau mới phát hiện rằng cơ thể chúng tôi không hề bị lão hóa và cũng không thể chết đi. Đã có nhiều người tự tử để kết thúc cuộc sống vô vị này nhưng chẳng ai được như ý nguyện. Đơn giản là vì ông trời không cho chúng tôi chết, ông phải để chúng tôi sống để còn giày vò hu… hu.
Nói hết câu, Nguyệt Lăng cũng không kìm được mà khóc lên. Cô hồi ức về những ngày tháng đau khổ, vất vả trước kia mà mình từng trải qua.
Lê Hiếu cũng không biết nên làm thế nào cho đúng, anh đưa tay lau những giọt lệ còn vương trên mắt của cô như an ủi rồi nói:
– Câu truyện thật thương tâm, tuy tôi không hiểu cảm giác của cô như thế nào nhưng tôi biết được trường sinh bất tử mà lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đau khổ thì cuộc sống chẳng khác gì địa ngục.
– À… Mà tôi nhớ cô có nhắc về người dân trong làng mà, tôi nghĩ sống hòa hợp với họ sẽ giúp cô vui lên đấy.
Nguyệt Lăng hít một hơi, lấy hai tay lau đi nước mắt rồi mỉm cười, đáp:
– Em khóc chỉ là do nhớ lại chuyện ngày xưa thôi, bây giờ thì dân làng hòa hợp, vui vẻ lắm, suốt ngày tổ chức ăn chơi miết thôi đó hi hi. Lại nói đến bắt đầu từ khoảng 300 năm trước, cứ cách một khoảng thời gian sẽ có những người giống như anh từ nơi khác xuất hiện tại đây. Dần dần dân cư cũng đông đúc hơn, mọi người rất vui vẻ nên em cũng không thấy cô đơn nữa.À…còn triều Lý gì đó nãy anh có hỏi em cũng chưa nghe qua bao giờ.
– Ừ… Tôi hiểu, chắc là vì có biến cố nên tôi đi lạc rồi, nhưng cũng may là con sống. Cảm ơn cô!
Nói xong, Lê Hiếu nhìn ra ngoài thấy trời tối mù, cũng hơi lo lắng, thầm nghĩ: ’’Trời tối thế này sao cô ấy còn chưa đi nghỉ nhỉ?. Tuy mình là con trai cũng không ngại ở chung phòng với con gái vào trời khuya hắc hắc, nhưng ai biết phong tục ở đây như thế nào? Có khi chồng cô ấy thấy thế rồi bắt mình nhốt lồng heo thả trôi sông cũng nên, không được, phải tìm cách đuổi cố ấy đi thôi, có gì ngày mai rồi nói tiếp.’’
Thấy Lê Hiếu cứ mãi nhìn ra ngoài cửa rồi trầm tư, Nguyệt Lăng cũng không nhịn được hỏi:
– Anh nhìn gì ở ngoài cửa thế?
– À, không có gì, mà Ng… À… Lăng nhi này, tôi thấy trời đã khuya rồi, cô nên về nghỉ ngơi sớm thì tối hơn, không thì chồng cô lo lắng đó.
Cô giờ đã hiểu ra lý do vì sao mà Lê Hiếu cứ mãi trông ra cửa, thì ra anh ta sợ chồng mình hiểu lầm. Cũng không giữ ý tứ nữa, cô cười ha hả lên như đang xem được một vở hài kịch thú vị. Một lát sau cô cố gắng nín cười, đi lại ngồi sát bên cạnh Lê Hiếu, trêu chọc:
– Nhà này là nhà của em đấy!
Lê Hiếu ngẩn người, nhất thời nhớ lại lúc nãy có nghe Nguyệt Lăng nhắc đến đoạn đưa mình về nhà cô ấy.
Nghĩ đến đây, mặt Lê Hiếu đỏ lên, đứng dậy định đi ra ngoài thì cảm thấy có một bàn tay nhỏ nhắn vừa mềm mại vừa ấm áp nắm lấy tay anh kéo anh ngồi lại đệm cỏ.
– Em còn chưa nói hết mà anh đi đâu thế, hi.. hi.. Không nghĩ anh lại nhát gan như thế đấy.
– Ở dưới mái hiên nhà người ta không thể không cúi đầu, với lại cô nhìn xem người tôi cứ như con nhái thế này, lơ ngơ là bị đánh thành đầu heo ngay.
Lê Hiếu tức giận phản bác.
– Hi …hi… Được rồi, anh thật là, đùa một tí cũng không được. Em nói cho anh biết nơi này không có ban ngày đâu, năm trăm năm nay cũng không có và người ở đây không ngủ cũng không sao. Vã lại em cũng không có chồng đâu, đã vào trong kết giới thì không có ai ham muốn mấy chuyện đó đâu, kể cả anh đấy!.
Nghe Nguyệt Lăng giải thích, Lê Hiếu cũng bừng tỉnh, thầm mắng: “Thảo nào, rõ ràng trước kia mình là cũng là đàn ông bình thường, nhưng bây giờ ngồi bên cạnh người đẹp lại chẳng cảm thấy gì cả. Lúc nãy còn tưởng qua biến cố mình đã trở thành thanh niên cứng có ý chí sắt đá, gặp cái đẹp không mềm lòng, ai ngờ lại là do kết giới. Bà mẹ, niềm sung sướng đơn sơ duy nhất của con người mà nó cũng cướp đi được, cái kết giới khốn nạn thật. Chặc… đừng để tao bắt được nha thằng giăng kết giới, bắt được tao đánh mày thành đầu heo ngay.’’
Nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ bây giờ tên đó đứng ra cho Lê Hiếu đánh thì hắn cũng không dám đánh. Người tạo ra được kết giới này đã không còn là người thường.
Sau một hồi tán chuyện, Lê Hiếu cũng đã nắm được ít nhiều thông tin. Nói thẳng ra thì nơi này là một không gian tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Dân làng có gần ngàn người. Ban đầu, thực phẩm tiêu thụ đều theo người mới đến đây, sau đó người dân lấy đó làm giống rồi tổ chức trồng trọt, chăn nuôi. Đến bây giờ thì vấn đề lương thực đã được giải quyết. Tuy nói người ở đây không ăn cũng không chết được nhưng quá đói bụng cũng tạo ra sự thống khổ không nhỏ.
– Lúc phát hiện ra tôi cô có thấy chiếc ba lô nào ở đó không?
Lê Hiếu nhớ trước khi diễn ra buổi lễ trên tế đàn, có một người đưa đưa cho anh một chiếc ba lô chứa một vài vật dụng cần thiết nhưng bây giờ thì không thấy.
– Ba lô là gì? Có phải anh nói đến chiếc túi này không?
Nguyệt Lăng như nhớ được chuyện gì, cô vừa nói vừa đứng dậy đi ra ngoài. Một lát sau cô trở lại cùng mang theo một vật trên tay. Lê Hiếu nhận ra được vật này, chính là chiếc ba lô anh đang tìm.
Lê Hiếu nhận lấy chiếc ba lô. Anh mở nó rồi xem xét thì thấy đồ bên trong vẫn còn. “Dù gì chiếc ba lô cũng bị rớt xuống nước, chắc cũng bị nước làm hỏng vài thứ rồi,… A!” Vừa nghĩ anh vừa lấy đồ trong túi ra xem xét, kiểm tra thì anh phát hiện mọi thứ đều còn dùng được, vã lại chúng còn được chế tạo bằng vật liệu chống nước hoàn toàn, cả chiếc ba lô cũng thế. Thầm nghĩ “Cái lão Phùng này! Xem ra cũng không tồi, trong này toàn là đồ tốt, giá trị từng món cũng không phải nhỏ… Hả?… trang sức của con gái cũng đem nhét vô đây vậy chi trời, quỷ không hà, tui đâu phải là 3D”.
Lão Phùng mà nghe được suy nghĩ bẩn bựa của Lê Hiếu chắc cũng phải đỏ mặt rồi hét lên “Tao đưa cho mày trang sức là để mày tặng cho vợ mày chứ không phải để cho mày đeo.”
Nguyệt Lăng thấy nhiều thứ lạ mắt thì cũng rất tò mò, đến khi thấy Lê Hiếu nắm lên một đống trang sức nữ nhân thì hai mắt cô sáng lên. Người ta nói hay nói dù trời có sập xuống thì con gái vẫn thích làm đẹp. Tuy Nguyệt Lăng không biết đống trang sức đó có công dụng gì đối với mình nhưng hai mắt cô vẫn cứ nhìn chằm chằm vào nó.
Cảm thấy không khí có gì đó không ổn, Lê Hiếu quay sang nhìn Nguyệt Lăng rồi giật mình, cười khổ “Thì ra cô rất thích mấy món trang sức này. Mấy thứ này cũng không có tác dụng gì với mình, nếu cô đã thích thế cho cô cũng không sao, coi như quà cảm ơn cô đã cứu mạng tôi, hi hi, vậy thì sẵng đùa cô một tí.”
Lê Hiếu đảo mấy món trang sức lên, quan sát đôi mắt của Nguyệt Lăng một vài giây rồi mỉm cười. Tiếp theo, anh cầm một chiếc trâm cài đầu mà Nguyệt Lăng đã nhìn chằm chằm lên, vừa hỏi vừa quơ cây trâm trước mặt cô.
– Cô thích cây trâm này lắm đúng không?
– Nó được gọi là trâm hả? Ừ, nó đẹp lắm, tôi rất thích.
– Cô muốn nó không?
– Muốn!
Nguyệt Lăng nhìn qua Lê Hiếu rồi gật gật đầu như gà mổ thóc.
– Vậy cô hôn tôi một cái đi, tôi sẽ cho cô.
Lê Hiếu chỉ vào má mình, cười nói.
Ngay tức thì, đôi môi anh đào của Nguyệt Lăng hôn vào má phải của Lê Hiếu. Anh cảm nhận được sự mềm mại từ đôi môi ấy. Tuy hiện tại anh không có bất kì dục vọng gì đối với cô nhưng anh thấy cảm giác này thật sự kì diệu. Nó đưa Lê Hiếu hồi ức lại tình yêu đầu tiên vào năm anh 10 tuổi, những kỉ niệm nho nhỏ ấy xẹt qua não bộ của Lê Hiếu nhanh như một ngôi sao băng nhưng anh vẫn cảm nhận được điểm chung của hai thế giới. Đúng, chính là nó, một mối quan hệ không có dục vong, nói chính xác hơn là một mối quan hệ hoàn toàn trong sáng như tình cảm của hai đứa trẻ.
Nhất thời anh có suy nghĩ. Có phải nơi này thật sự là một nhà tù mà cứ cách vài năm sẽ có thêm những phạm nhân mới. Không, không giống như vậy. Đây là một thế giới không có dục vọng, không có bị chi phối bởi quyền lực, không bị giá trị vật chất làm ô uế, mọi người cùng làm cùng ăn, chung sống hòa hợp, vui vẻ và nhất là cùng trường sinh. Vậy ai thể khẳng định rằng đây không phải là một nơi tuyệt vời trong xã hội ngày nay nếu nơi này có được mặt trời.
Trong giây phút ngẩn ngơ suy nghĩ, Lê Hiếu nghe được một giọng nói trong trẻo, êm ái thức tỉnh mình.
– Em hôn anh rồi đấy.
Lê Hiếu quay sang nhìn Nguyệt Lăng, hai khuôn mặt nhất thời kề nhau. Môi của Nguyệt Lăng hơi hở ra, lan hương từ miệng thơm nhỏ nhắn tràn vào mũi khiến anh có cảm giác mình đang đứng trong một rừng hoa bát ngát.
Hít một hơi sâu lấy lại sự bình tĩnh. Lê Hiếu thầm cười khổ ‘’Không nghĩ cô ấy lại làm thật. Lừa một cô gái thuần khiết như thế mình cũng cảm thấy tội lỗi. Cũng không biết đưa cái này cho cô ấy có đúng hay không. Nhưng mà thôi, dù gì cũng hứa cho người ta rồi.’’
Nhận lấy chiếc trâm, Nguyệt Lăng nhìn chăm chú có chút si mê. Thân chiếc trâm được làm từ vàng đúc, phần đầu có hình một con phượng hoàng được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. Mắt và quanh cổ phượng hoàng được đính lên những viên pha lê xanh biếc lóe lên ánh sao. Chiếc châm giờ phút này trở nên sáng lấp lánh bên ánh đèn lập lòe mờ ảo.
Trông khuôn mặt si mê, háo hức như một đứa trẻ vừa nhận được một món đồ chơi thú vị từ cha mẹ của Nguyệt Lăng, đôi mắt Lê Hiếu trở nên nhu hòa, mỉm cười:
– Lăng nhi, để tôi cài lên cho cô.
Nguyệt Lăng khẽ gật đầu, đưa cây trâm lại cho Lê Hiếu rồi nhìn anh với vẻ chờ mong.
Lê Hiếu nhẹ nhàng cài chiếc trâm lên mái tóc thơm mượt mà, ngắm nhìn Nguyệt Lăng một lúc rồi cho tay vào ba lô lấy ra một chiếc gương nhỏ đưa cho cô.
– Nè! Xem thử đi.
Nguyệt Lăng nhận lấy chiếc gương, vừa hỏi vừa đưa lên soi.
– Anh thấy em có xinh không?
– Em đâu có xinh.
Nguyệt Lăng nghe thế chợt ngẩn người, ánh mắt trở nên u buồn. Lê Hiếu thấy thế thì cười cười, đưa tay lên ngắt nhẹ chiếc mũi nhỏ nhắn của cô.
– Em không có xinh. Em chỉ rất đẹp thôi.
– Anh này, trêu em phải không?
Nguyệt Lăng có chút tức giận, đánh lên một cái lên vai Lê Hiếu rồi trừng mắt nhìn anh. Sau đó cô che miệng cười khúc khích, Lê Hiếu thì cười lên ha hả. Hai tiếng cười của đôi trai gái hòa hợp vào nhau tạo nên một âm thanh kì diệu trong sự tĩnh lặng của màn đêm.
– Anh chưa cho em biết tên của anh đó!
– Anh hả? Ừ nhỉ? Anh tên Lê Hiếu.
Athena Spirit (9 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 1156
5. Nguyệt Lăng bịa chuyện nói dối thì làm sao logic hết được, nhất là trước mặt người yêu, cô có phải thiên tài lừa gạt đâu, có điều sống vô số năm nên khá bình tĩnh thôi. Còn Lê Hiếu mới tỉnh dậy, còn mệt vả lại nghe cô nói có cuộc sống ổn rồi nên chưa cần phải suy nghĩ nhiều.
Đã làm thì làm hết luôn đi, em đang đợi gạch của mấy chương gần nhất ấy.
Phan Hồng (9 năm trước.)
Level: 13
Số Xu: 222
1. Dùng sai từ ngữ.
[Sát bức tượng đối diện cửa ra có đặt một ghế gỗ, bên trên có một ngọn đèn dầu đang cháy lập lòe tỏa sáng cả ngôi nhà, có thể hiểu hiện tại đang là buổi tối.]
Theo như anh tra từ điển, thì từ “lập lòe” có nghĩa là “Nói ánh sáng khi lóe ra, khi tắt đi.” Vậy mà không hiểu sao nó có thể “tỏa sáng cả ngôi nhà” và Hiếu còn có thể nhìn ra “màu mắt xanh biếc, long lanh như nước mùa thu” của Nguyệt Lăng. Thằng này mắt chó sói rồi. :v
2. Lậm convert.
[Nghe cô nói vậy, Lê Hiếu cũng nhìn xuống bát cháo trên tay, thầm nghĩ: “Trong này không có độc chứ,… Mà thôi! Nếu họ muốn hại mình thì mình cũng không tĩnh dậy được luôn chứ đừng nói chi là ngồi ăn cháo, không nên phụ lòng tốt của người đẹp hắc hắc.”
…
Tuy mình là con trai cũng không ngại ở chung phòng với con gái vào trời khuya hắc hắc, nhưng ai biết phong tục ở đây như thế nào?]
Cực kỳ dị ứng và rợn hết cả người với cái từ “hắc hắc” này. Người Việt mình cười “Hắc hắc”? Không! Cái điệu cười này nó chỉ khiến anh thấy Hiếu là tên khốn tầm thường nào đó thôi. Nó lậm văn của dân convert kinh khủng! Tất nhiên không thể đánh giá một người qua điệu cười của họ. Nhưng mà anh góp ý, em nên loại cái điệu cười “hắc hắc” này trong từ điển viết lách của em ngay. Nó-cực-kỳ-ghê-rợn.
3. Mâu thuẫn trong tâm lí nhân vật và cho thấy nhân vật đang được triển khai một cách khá lỗi.
[Lê Hiếu hắng giọng một cái, làm bộ mặt nghiêm túc cầm lấy chiếc muỗng gỗ khẽ đảo quanh bát rồi từ tốn đưa một ít cháo lên miệng nếm thử.
Lê Hiếu kinh ngạc nhìn qua Nguyệt Lăng, thật sự trông cô gái này này con rất trẻ, chỉ khoảng mười sáu, mười bảy tuổi làm sao có thể nấu được món ngon thế này. Phải biết nấu ăn thì ai cũng có thể học nhưng để nấu được ngon thì phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm.]
Sai lầm! Sai lầm của anh ta là "kinh ngạc" và từ "nhưng" ở câu "Phải biết nấu ăn thì ai cũng có thể học nhưng để nấu được ngon thì phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm." Anh ta tốt nghiệp Đại học nổi tiếng của Mỹ khi chỉ mới 19 tuổi mà lại có thể hoài nghi về một người tầm mười sáu, mười bảy tuổi và độ hoàn hảo về bát cháo mà cô ta nấu? Nó là một sự mâu thuẫn rất lớn về bản thân anh ta và sự đánh giá về trình độ của con người. Và mình nhận thấy, chàng trai này chỉ được tâng bốc trên lí lịch chứ chưa thực sự là một người tài giỏi, ít nhất là từ chương một cho đến chương hai. Và hơn hết, anh ta còn học chuyên ngành về tâm lí nữa. Đó là một sự thất bại.
4. Diễn đạt, dùng từ non nớt.
[- Hi hi, món này đúng là em nấu đó, anh nghĩ em mấy tuổi rồi?
Thật ra việc người mới xuất hiện ở đây cũng không phải là chuyện lạ, cứ cách vài năm sẽ có một người xuất hiện ở đây nhưng đây là lần đầu em thấy có người trôi sông đấy hi hi.
- Em còn chưa nói hết mà anh đi đâu thế, hi.. hi.. Không nghĩ anh lại nhát gan như thế đấy.
- Hi ...hi… Được rồi, anh thật là, đùa một tí cũng không được.
Đơn giản là vì ông trời không cho chúng tôi chết, ông phải để chúng tôi sống để còn giày vò hu... hu.]
Tại sao lại là “hi hi”, “hu hu”? Nó nghe cực kỳ non nớt. Ý anh là cách em viết, cách em diễn đạt cực kỳ non nớt. Thay vì viết:
"- Hi hi, món này đúng là em nấu đó, anh nghĩ em mấy tuổi rồi?"
Thì em nên miêu tả lại giọng cười và tiếng cười của cô ta, hoặc nói chung là viết ra cô ta vừa cười. Chẳng hạn:
"Cô gái cười, nói:
- Món này đúng là tay tôi nấu đó. – Rồi nháy mắt với tôi, tinh ý hỏi tiếp (Miêu tả cử chỉ cho thấy cô gái này thực sự nhí nhố như tính cách và biệt hiệu “bé hạt tiêu” ở chương ba). - Anh nghĩ tôi bao nhiêu tuổi rồi?"
5. Logic chưa chặt chẽ, thiếu tính thuyết phục.
[- Xung quanh ngôi làng này bị bao phủ bởi một kết giới cực kì mạnh mẽ, chúng tôi nghĩ mọi cách cũng không thể phá vỡ nó nên cũng an phận ở nơi này khai hoang, lập làng, chấp nhận sống một cuộc sống khó khăn, túng thiếu như thế cho đến hết đời.]
Kết giới này khiến các cá thể sống không thoát ra được hay khiến tất cả các chất không xuyên qua được? Quanh năm không có ánh sáng mặt trời, vậy động thực vật tồn tại, hô hấp như thế nào? Phải chăng họ không cần thở luôn? Ấy là còn chưa tính đến lượng Oxi để duy trì sự cháy cho các ngọn lửa. Ngoài ra dòng sông chảy từ đâu? Đổ về đâu? Nếu có kết giới ngăn cản thì việc xuất hiện dòng sông và dòng chảy mang Hiếu đến đây nghe có vẻ mâu thuẫn. Nếu là Hồ Nước thì có vẻ nghe hợp lý hơn đấy.
Lại phải nói thêm. Họ đã từng tìm kiếm lỗi thoát ở bên trên kết giới chưa? Điều Nguyệt Lăng giải thích với Hiếu có vẻ hời hợt về thông tin và anh ta cũng không tự đặt ra những trường hợp có thể xảy ra khác. Vậy có thể kết luận, Hiếu thực sự chẳng giỏi như trên lí lịch. Anh là tốt nghiệp ngành tâm lí mà lại không có khả năng tự đặt ra các giả thuyết.
6. Chính tả.
[- Câu truyện thật thương tâm, tuy tôi không hiểu cảm giác của cô như thế nào nhưng tôi biết được trường sinh bất tử mà lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đau khổ thì cuộc sống chẳng khác gì địa ngục.]
Là “câu chuyện” chứ không phải “câu truyện”.
7. Vẫn là logic.
[Lão Phùng mà nghe được suy nghĩ bẩn bựa của Lê Hiếu chắc cũng phải đỏ mặt rồi hét lên “Tao đưa cho mày trang sức là để mày tặng cho vợ mày chứ không phải để cho mày đeo.”]
Cái bố già này cũng bày đặt gớm, chuẩn bị cả trang sức cho vợ thằng nhãi này mà đến cái việc chuẩn bị một bữa cơm, bộ quần áo tử tế cho anh ta trước khi lên Tế Đàn cũng không có. Có tâm thế. :v
8. Hãy để câu chuyện được dẫn dắt bằng từ ngữ và hình ảnh chân thực với đời sống nhất, không nên hoa lá cành, hoặc quá đề cao hình tượng nhân vật nữ chính.
[Lê Hiếu quay sang nhìn Nguyệt Lăng, hai khuôn mặt nhất thời kề nhau. Môi của Nguyệt Lăng hơi hở ra, lan hương từ miệng thơm nhỏ nhắn tràn vào mũi khiến anh có cảm giác mình đang đứng trong một rừng hoa bát ngát.]
Đánh răng 3 lần một ngày mồm còn đang hôi chết mẹ. :v Má này kiếm đâu ra kem đánh răng hương liệu “rừng hoa bát ngát” vậy? :v Thà miêu tả “hơi thở chứa đầy mùi của hoang dã” nghe còn có vẻ là đang sống cuộc sống bên tự nhiên. :v
9. Vẫn còn mắc lỗi chính tả, không đáng kể nhưng em nên đọc lại và chỉnh sửa.
P/s: Muốn anh tiếp chương ba nữa không? :v