“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài…” (“Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh) Ý kiến của Hoài Thanh có ý nghĩa như thế nào? Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ta cùng đi làm sáng tỏ nhận định trên.
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đưa ra nhận định: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài…”. Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định giá trị nhân đạo trong mọi tác phẩm văn học chân chính. Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương, ta càng thấy nhận định trên của Hoài Thanh là hoàn toàn chính xác.
Hoài Thanh đã bàn về một đặc trưng quan trọng trong nội dung và bản chất của văn chương: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài…”. Lòng thương người, thậm chí thương cả muôn vật, muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà cũng là thước đo giá trị của tác giả trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm.
Tinh thần nhân đạo là phẩm chất cao quý của những tác phẩm văn học thật sự. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể: Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, số phận bất hạnh. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý của con người. Nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. Quan điểm của Hoài Thanh đã khẳng định giá trị nhân đạo trong mọi tác phẩm văn học. Chúng ta cùng đi làm rõ ý kiến của ông qua bài thơ “Bánh trôi nước” của thi nhân Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ nổi tiếng ở thế kỉ XVIII. Bà được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Bài thơ “Bánh trôi nước” thể hiện rõ một quan điểm về văn chương của Hoài Thanh. Hồ Xuân Hương mượn hình tượng chiếc bánh trôi – một đặc sản của dân tộc để gửi lắm lời tâm sự của một thi sĩ luôn đấu tranh, bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm của bà thấm đẫm tình yêu thương con người, ngời sáng niềm tin yêu trân trọng con người, trước hết là với người phụ nữ.
“Thân em vừa trắng lại vừa em tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Bài thơ “Bánh trôi nước” là tác phẩm văn học giàu giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo của bài thơ được thể hiện trước hết là ở lời khẳng định, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Nói về người phụ nữ, Bà Chúa Thơ Nôm sử dụng hình ảnh rất đẹp, rất thanh cao: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật kiều diễm với nước da trắng trẻo, thân hình tràn đầy sức sống trẻ trung. Không chỉ đẹp về nhan sắc mà người phụ nữ ở đây còn có vẻ đẹp tâm hồn đáng mến. Mặc dầu cược đời long đong vất vả, bị phụ thuộc, nhưng người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận để giữ vững khí tiết, phẩm chất, đạo đức.
Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi, bấp bênh của họ. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của chính bản thân người phụ nữ. Tinh tế trong sử dụng cặp quan hệ từ “mặc dầu… mà” chỉ sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. Từ đó tạo nên giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ, gìn giữ nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào, thể hiện thái độ trân trọng, đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Đọc bài thơ, ta thấy tác giả đã lên án xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên hạnh phúc của người phụ nữ. Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận phụ nữ bị coi rẻ. Xã hội đó tước đi quyền sống, thậm chí quyền làm người của phụ nữ, bắt họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, trói buộc họ vào đạo “Tam tòng”. Tâm trạng xót xa, uất hận bật thốt thành lời thơ thống thiết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” truyền đến độc giả cảm giác cảm thông sâu sắc. Phận người phụ nữ bị coi như thứ vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. Bài thơ cũng thể hiện sự trân trọng những khát vọng nhân văn của người phụ nữ. Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình, ta có thể cảm nhận được đó chính là bản lĩnh của người phụ nữ xưa: Họ khẳng định vẻ đẹp, giá trị của mình trong cuộc đời. Dù cuộc đời nhiều bất công nhưng trong họ luôn có khát vọng vượt lên, chiến thắng sống phận, khẳng định quyền sống, vẻ đẹp, phẩm giá, tấm lòng thủy trung, son sắt: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Quan điểm của Hoài Thanh về cái cốt lõi của văn chương là hoàn toàn đúng đắn, bởi nó nêu lên đặc trưng, tính chất quan trọng trong văn học: Văn học là tiếng nói tâm hồn và tình cảm. Bài thơ “Bánh trôi nước” là tiếng lòng của nữ sĩ Xuân Hương. Bài thơ là giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì hạnh phúc của con người.
Mình nghĩ với những nhận định như vậy, để làm rõ, thì bài của bạn vẫn khá sơ sài. Thứ nhất là phần giải thích nhận định. Mỗi bài văn...
Cái thứ nhất mình cảm ơn bạn. Cái thứ hai mình không coi những ý kiến nhận xét đúng là gạch đá, đó chính là thiếu sót của bạn thân mình thật sự mình còn cần phải trau dồi nhiều hơn nữa. Xin cảm ơn bạn và những nhận xét của bạn.
Mình nghĩ với những nhận định như vậy, để làm rõ, thì bài của bạn vẫn khá sơ sài.
Thứ nhất là phần giải thích nhận định. Mỗi bài văn có nhận định thì đều phải giải thích (Đây là mình có ôn và thấy trong các đáp án đề thi văn đều có phần này). Nếu là mình, mình sẽ giải thích văn chương là gì. Kiểu văn chương lăng kính của hiện thực, vân vân các thứ. Văn chương sinh ra là để.... .
Thứ hai, về phần giói thiệu tác giả tác phẩm, còn thiếu khá nhìu á :((((
Thứ ba là ở phần phân tích nội dung. Bài thơ bánh trôi nước sử dụng mô-típ quen thuộc trong văn học dân gian đó là "Thân em...". Từ đây bạn co thể liên hệ rộng đến những câu ca dao khác nội dung vè thân phạn người phụ nữ. Đây là một chi tiết rất đắt giá để bài của bạn sâu sắc hơn ấn tượng hơn, và khai thác ở nhiều khía cạnh hơn nhưng bạn không có:((((.
Câu đầu tiên có hai ý nghĩa. Nghĩa thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước, nghĩa ẩn là tượng trưng cho người phụ nữ. Nếu bạn có thể hòa quyện vừa giải thích hai nghĩa vừa phân tích hai nghĩa thì bài của bạn thật sự sẽ độc đáo và hay hơn rất nhiều luôn á :((((
Câu hai "Bảy nổi ba chím với nước non", câu này cũng có hai nghĩa, còn sử dụng thành ngữ nữa, bạn phân tích thiếu.
Câu ba, bạn có nói được nghệ thuật nhưng rất sơ sài. Ở đây nên liên hệ thêm các tác phẩm nói về thân phận bạc bẽo, bẽ bàng của người phụ nữ. Và lên án gay gắt chế độ PK
Câu bốn, bạn nói kiểu thiếu ý, và thiếu liên hệ, đánh giá, nhận xét và phẩm chất của người phụ nữ. Nói thêm những bất hạn của họ, nói thêm sự phi thường tài hoa của họ. Liên hệ như nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh của N.Du, Vũ Nương của N.Dữ, nàng Thị Kính,...
Và bạn biết bài bạn có một chỗ hở rất quan trọng khong? Đó là đề bài. Nếu đã làm một bài văn về một ý kiến, nhận định. Trong quá trình làm bài, bạn phải nó đến nó. Kiểu, "Thế mới thấy cái thương người mà Hoài Thanh đã nhận định. Thấy được nguồn gốc của văn chương, cốt lõi là tinh thần nhân đạo sâu sắc. Đó là đồng cảm với số phận bất hạnh, bẽ bàng, bạo bẽo của người phụ nữ. Từ đây, ta thấy được vai trò quan trọng của văn chương với cuộc sống,.... vân vân, liên hệ mở rộng".
Bài của bạn đó chính là giả thích nhận định, phân tích bài thơ và quay lại nhận định. Ba phân không có chút liên quan đến nahu và phần phân tích bạn kh bật nên được nhận định của HT. Thật sự là thiếu sót lớn luôn.
Gạch đá vậy thuiii nhé! Đừng buồn nhìu nha :((( cố gắng phát triển bản thân hơn nè.
Trần Mạnh Đức (2 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 2745
Mong bạn sẽ có thêm nhiều bài viết hơn nữa.
Thanh Thy (Chin) (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 2290
Cảm ơn ạ. Phần phân tích thơ là mình còn 3 phần nữa cơ nhưng mà lười quá nên không cho vào
Nắng Nhỏ (3 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 648
Ui, phần lí luận văn học của bạn rất ổn luôn đó, tuy nhiên phần phân tích hơi sơ sài xíu :3 chúc bạn viết ngày càng chắc tay nha
Thanh Thy (Chin) (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 2290
Haha
Trà My (3 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 8065
hâh nếu như trc lúc thi mik đc đọc bài của bn lấy cảm hứng thì hay
Thanh Thy (Chin) (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 2290
Cái thứ nhất mình cảm ơn bạn. Cái thứ hai mình không coi những ý kiến nhận xét đúng là gạch đá, đó chính là thiếu sót của bạn thân mình thật sự mình còn cần phải trau dồi nhiều hơn nữa. Xin cảm ơn bạn và những nhận xét của bạn.
Layla (3 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 32
Mình nghĩ với những nhận định như vậy, để làm rõ, thì bài của bạn vẫn khá sơ sài.
Thứ nhất là phần giải thích nhận định. Mỗi bài văn có nhận định thì đều phải giải thích (Đây là mình có ôn và thấy trong các đáp án đề thi văn đều có phần này). Nếu là mình, mình sẽ giải thích văn chương là gì. Kiểu văn chương lăng kính của hiện thực, vân vân các thứ. Văn chương sinh ra là để.... .
Thứ hai, về phần giói thiệu tác giả tác phẩm, còn thiếu khá nhìu á :((((
Thứ ba là ở phần phân tích nội dung. Bài thơ bánh trôi nước sử dụng mô-típ quen thuộc trong văn học dân gian đó là "Thân em...". Từ đây bạn co thể liên hệ rộng đến những câu ca dao khác nội dung vè thân phạn người phụ nữ. Đây là một chi tiết rất đắt giá để bài của bạn sâu sắc hơn ấn tượng hơn, và khai thác ở nhiều khía cạnh hơn nhưng bạn không có:((((.
Câu đầu tiên có hai ý nghĩa. Nghĩa thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước, nghĩa ẩn là tượng trưng cho người phụ nữ. Nếu bạn có thể hòa quyện vừa giải thích hai nghĩa vừa phân tích hai nghĩa thì bài của bạn thật sự sẽ độc đáo và hay hơn rất nhiều luôn á :((((
Câu hai "Bảy nổi ba chím với nước non", câu này cũng có hai nghĩa, còn sử dụng thành ngữ nữa, bạn phân tích thiếu.
Câu ba, bạn có nói được nghệ thuật nhưng rất sơ sài. Ở đây nên liên hệ thêm các tác phẩm nói về thân phận bạc bẽo, bẽ bàng của người phụ nữ. Và lên án gay gắt chế độ PK
Câu bốn, bạn nói kiểu thiếu ý, và thiếu liên hệ, đánh giá, nhận xét và phẩm chất của người phụ nữ. Nói thêm những bất hạn của họ, nói thêm sự phi thường tài hoa của họ. Liên hệ như nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh của N.Du, Vũ Nương của N.Dữ, nàng Thị Kính,...
Và bạn biết bài bạn có một chỗ hở rất quan trọng khong? Đó là đề bài. Nếu đã làm một bài văn về một ý kiến, nhận định. Trong quá trình làm bài, bạn phải nó đến nó. Kiểu, "Thế mới thấy cái thương người mà Hoài Thanh đã nhận định. Thấy được nguồn gốc của văn chương, cốt lõi là tinh thần nhân đạo sâu sắc. Đó là đồng cảm với số phận bất hạnh, bẽ bàng, bạo bẽo của người phụ nữ. Từ đây, ta thấy được vai trò quan trọng của văn chương với cuộc sống,.... vân vân, liên hệ mở rộng".
Bài của bạn đó chính là giả thích nhận định, phân tích bài thơ và quay lại nhận định. Ba phân không có chút liên quan đến nahu và phần phân tích bạn kh bật nên được nhận định của HT. Thật sự là thiếu sót lớn luôn.
Gạch đá vậy thuiii nhé! Đừng buồn nhìu nha :((( cố gắng phát triển bản thân hơn nè.
Chúc bạn thành công !! <3
Thanh Thy (Chin) (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 2290
Em cảm ơn vì đã nhận xét bài giúp em. Đúng là bài của em chưa đủ lớn, nhiều khía cạnh của nhận định chưa làm sáng tỏ được.
Tha Nhân Ánh Sáng (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 497
Quan điểm của Hoài Thanh là một quan điểm lớn. Nhưng bài viết có vẻ chưa đủ lớn.