Một cách tiếp cận mới với “Đây thôn Vỹ Dạ”, thời gian.
Trước đến nay đã có rất nhiều cách tiếp cận về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, tiếp cận từ tiểu sử tình sử của tác giả, từ tư tưởng hiện sinh,… Người thì cho rằng bài thơ được làm khi tác giả còn tỉnh táo, người lại cho rằng tác giả làm trong lúc bệnh trạng mơ hồ không lý trí; nhưng với tôi, tôi chấp nhận ý kiến “Đây thôn Vĩ Dạ” là thế giới vừa mộng ảo vừa tươi sáng, nó là tình phẩm nửa tỉnh nửa mê của một tâm hồn thi sĩ. Và khi tiếp cận tác phẩm này, tôi sẽ xem nó như là một giấc mộng mị buồn thương của nhà thơ, xen lẫn giữa cái thực đã qua và cái ảo tưởng sắp sửa, giữa cái tiếc nuối quá khứ và buồn thương của thực tại. Hình dung ra cái cảnh nhà thơ đang đắm chìm trong giấc mơ trên một chiếc giường nhỏ, hồi tưởng về quá khứ và tỉnh táo của hiện tại chính là góc nhìn thời gian là hướng tiếp cận.
Vậy ai sẽ là người cất lên câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” đầy tha thiết và hoài niệm như vậy? Không phải chỉ là lời trách móc người con gái, cũng không phải chỉ là lời tự vấn của thi nhân; mà đấy là một câu hỏi vang lên đồng thời từ hai phía, tiếng hỏi dịu dàng của người con gái xứ Huế, tiếng gọi của tâm hồn mình, sao không về, sao không về… trùng khớp đến lạ kỳ. Một kẻ nhớ một người mong, hai bờ xa cách, thi nhân nhập mộng, bước sâu vào trong tâm tưởng của mình. Nơi đấy xuất hiện ánh ban mai lấp ló sau hàng cau, một vườn rau xanh ngọc mướt sương sớm của ai kia, và… một chàng thi sĩ thấp thỏm trộm nhìn mảnh vườn tươi đẹp ấy để rồi mánh lá trúc che ngang mặt chữ điền chất phác mà rụt rè kia. Chàng không dám nhìn trộm nữa, một con người rụt rè như chàng sao có thể bước vào khu vườn không lối ấy chứ. Hàn Mặc Tử tiếc nuối cho quá khứ của mình, một chàng trai mang trong mình tình đơn phương thấp thỏm chỉ dám trộm nhìn người thương, bối rối do dự không dám bước vào để rồi khi mơ lại Hàn Mặc Tử chỉ có thể muộn màng nhận ra vườn kia như một trận đồ xoay chuyển không thể nào tìm được lối vào nữa, không thể vào được tâm hồn của người con gái ấy nữa, đã không thể nào.
Rồi thất vọng, mà nhận ra ngăn cách giữa nàng với ta, có duyên nhưng không phận như mây cùng gió. Mây gió gặp gỡ nhưng rồi cũng lướt qua nhau “Gió theo lối gió mây đường mây” ngày xưa nhận ra được chút chút, nay khi đã mơ màng bệnh trạng lại tỉnh táo lạ thường mà nhận rõ thế nào là ngăn cách thế nào là hữu duyên vô phận, buồn thương. Chắc là có dòng lệ nào tuôn rơi ở đây, quả tim đỏ nào đang bồi hồi ở đấy như câu thơ “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Dòng nước buồn hẳn là dòng lệ tuôn khi chàng trai vội bước ra về, quay lưng với khu vườn xanh mát như tầm hồn của người thương, khi đã nhận ra sự vô duyên của mây cùng gió. Hoa bắp kia lay như quả tim đang thổn thức trong lồng ngực của chàng; lệ buồn tim nhịp gấp từ quá khứ đến bây giờ cái cảm xúc ấy vẫn không phai nhạt đi đâu được, ngay quả tim kia nó vẫn nhảy liên hồi trong lồng ngực vì người con gái xa xôi kia đấy thôi! Lệ tuôn thành dòng, dòng sông tâm tưởng hiện ra rẽ lối cho Hàn Mặc Tử đang đắm chìm trong quá khứ, kéo chàng về thực tại để rồi lại cất lên tiếng hỏi mơ hồ.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Thực tại mơ màng, Hàn Mặc Tử bắt gặp một con thuyền đậu trên dòng sống trăng lấp lánh ánh vàng, ánh sáng chói quá, sáng quá chàng không thể nhìn rõ đấy liệu có phải là con thuyền thật không? Nếu như đấy là thuyền thật thì sẽ là thuyền của ai, thi nhân nghe thấy chính tiếng hỏi của mình vang vọng trong không gian mơ hồ mà rộng lớn kia, vang vọng vang vọng… chỉ là câu hỏi của mình vang mãi mà không có câu trả lời. Dòng sông rất đẹp, lãng mạn và thơ mộng nhưng không kém phần buồn lạnh, mang trong mình nỗi sợ hãi, lo lắng về một cái kết đã biết trước “liệu có về kịp tối nay?” Muốn một lần về lại Huế, nơi thôn Vĩ Dạ để gặp lại người con gái năm nao, muốn bù đắp cho nuối tiếc trong lòng mình, nhưng không thể, không kịp nữa rồi! Cho dù là mộng mị, một giấc mộng buồn thương cũng không thể lao vào quá khứ được nữa…
Cuối cùng mơ cũng chỉ là mơ, chút tỉnh táo để Hàn Mặc Tử vội thoát ra dòng tâm tưởng đan xen thực và ảo, hiện tại cùng quá khứ, nhưng rồi mí mắt trĩu nặng, thi nhân không thể thoát được mộng.
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
Khách đường xa, là tôi và là em, là nhà thơ cùng người trong mộng. Nhưng khách ở đây đúng hơn với vị lâu chưa về thăm thôn Vĩ, lâu không về nay bỗng hóa thành khách. Nghe sao mà xa xôi đến xa lạ, nhà thơ đã vô tình vạch ra cho mình một sự ngăn cách vô tình mà không cần chờ đến câu thơ sau, sự hiện diện của màu áo trắng cao sang không với tới, đã xa lại càng thêm xa, xa đến nỗi không thể nhìn ra đấy là người con gái mình từng thầm thương trộm nhớ nữa. Một màu trắng xóa, nhòa dần đi và rồi trước tầm mắt của nhà thơ chỉ còn lại một mảng sương khói mờ mờ:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Ngay đây, chàng thi sĩ đã chẳng thể nhìn được gì nữa rồi, bóng dáng ai kia cũng nhòa dần rồi mất hút, không còn lại một tàn ảnh. Mọi chuyện mọi việc trở nên mơ hồ càng khiến lòng Hàn Mặc Tử rối loạn, và thốt ra câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” Là tự vấn hay là hỏi một nhân ảnh chẳng còn hiển hiện nữa, hay có khi chỉ là một câu thở dài đầy buồn bã cho sự tiếc nuối trong lòng? “Ở đây” ngay lúc này Hàn Mặc Tử tỉnh tỉnh mê mê trong sự hồi tưởng của cơn mơ, của hành trình đi trở về thôn Vĩ của tiềm thức. Không hẳn là quá muộn để thốt ra câu tự vấn lòng mình. “Ở đây” đã có đáp án rồi, nhưng “ở đó” đã có đáp án hay chưa?
Đấy là một quá trình đan xen trùng điệp giữa thực tại và quá khứ đầy dai dẳng. Ba lần xuất hiện câu hỏi trong bài thơ, đều là câu hỏi phiếm chỉ, không rõ đối tượng càng tăng vẻ mơ hồ mộng ảo cho thi phẩm, cũng chính như trạng thái của Hàn Mặc Tử vậy. Tôi thích cái mơ hồ như sương như khói này, mang vẻ đẹp huyền bí. Chính cách tiếp cận với thời gian càng làm cho tác phẩm trở nên mơ màng hơn nên tôi không thích cái cách mà người khác ví dòng sông trăng tâm tưởng kia thành dòng sông Hương thực tế kia. Tuy dòng sông Hương kia đẹp mộng mơ cũng có trăng thật nhưng nó không làm tôi thỏa mãn khi ví một dòng sống lãng mạn hư ảo gắn liền với một dòng sông thực tại; thứ hư ảo hãy để nó là hư ảo thì mới trọn vẹn. Còn địa danh thực thôn Vĩ Dạ ư? Nó vốn tồn tại và bắt buộc tồn tại như một bến đỗ cho tâm hồn của thi nhân, nếu không thì còn nơi nào để “khách đường xa” tìm trở về?
Xuyên suốt “Đây thôn Vĩ Dạ” là khung cảnh từ trong sáng tươi đẹp của “vườn ai” đến mơ hồ buồn lo của dòng sông trăng đều không thoát khỏi cảm xúc buồn thương man mác của Hàn Mặc Tử, buồn đấy, thương nhớ đấy! Nỗi buồn thương dài đằng đẵng từ quá khứ đến hiện thực. Cho dù thời gian có đảo trộn thì vẫn không thoát được nỗi buồn đấy.
"Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ mình thích nhất hồi còn đi học, lúc đó, mình cứ thấy phảng phất trong giọng văn nhẹ nhàng này là cái j đó day dứt và xót xa lắm. Rồi tìm đọc về Hàn Mặc Tử, ông bị nhiều bất hạnh vậy bảo sao...
Cảm ơn tác giả về bài viết.
Thiên Anh (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 41
Tặng một chút coi như là cảm ơn tác giả đã giới thiệu một bài thơ hay và ý nghĩa
Thiên Anh (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 41
Thấy bài hay thì muốn bình luận chứ muội không biết bài thơ đó 'cười khổ'
Dage Alfons (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 2853
ủng hộ nhwnxgg bài viêt mục đích tham khảo
Hà Giangg (4 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 3642
ghé làm nhiệm vụ, cơ mà bạn viết khá hay đấy.
Le Anh Quan (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 3054
"Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ mình thích nhất hồi còn đi học, lúc đó, mình cứ thấy phảng phất trong giọng văn nhẹ nhàng này là cái j đó day dứt và xót xa lắm. Rồi tìm đọc về Hàn Mặc Tử, ông bị nhiều bất hạnh vậy bảo sao...
Cảm ơn tác giả về bài viết.
Lam Nguyệt (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 4687
Không biết về thơ nhưng ghi nhận giá trị bài viết của tác giả
Vong (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 15936
Cảm ơn các bạn đã ghé qua và ủng hộ!
Hiếuu Nguyễn (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 815
Luôn ủng hộ các tác phẩm của bạn
Hiếuu Nguyễn (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 815
Mình ghé làm nv
Mặt Trời Nhỏ (4 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 6207
hay lắm nhé bạn!!