Trong cuộc sống này, ngoài bố mẹ, ra sẽ chẳng có ai cho không bạn cái gì đâu. Vậy nên, muốn có được thì bạn phải đứng dậy đấu tranh. Mọi cơ hội đến với bạn sẽ trở thành thách thức vào một thời điểm không xa nếu bạn không biết nắm bắt và tận dụng nó một cách triệt để. Xã hội bây giờ không cần những người thực dụng, những người chỉ biết khoác lác, sống bám lấy người khác như “kí sinh” sẽ bị đào thải sớm thôi! Bạn sẽ không như thế, đúng không?
Muốn nắm bắt vận mệnh của mình, hiển nhiên bạn phải có tiền, phải giàu. Có thể bạn sẽ ngụy biện rằng: “Tôi không phải kẻ hám tiền, vật chất đối với tôi không là gì cả”, nhưng xin bạn đừng tự đánh lừa bản thân nữa! Bạn phải biết rằng, không có tiền thì làm việc gì cũng khó: “Số tiền trong túi của bạn luôn tỉ lệ nghịch với số lần bạn cúi đầu trước mặt người khác”. Hay nói cách khác: “Nghèo luôn đi kèm với hèn”. Khi bạn có tiền thì cái cúi đầu của bạn chỉ là hành động thay lời chào lịch sự, biểu hiện sự thanh cao của một con người quý phái; lúc đó bạn sẽ nhận được sự ngưỡng mộ, sự tán thưởng của người khác. Còn nếu bạn không có tiền, việc cúi đầu nhờ vả người khác sẽ tăng lên, mọi người sẽ coi bạn như một kẻ thực dụng.
Để đơn giản, tôi sẽ lấy ra cho bạn một ví dụ: Khi bạn đưa ra một đề tài tranh luận giữa một tập thể, mọi người đều muốn trả lời, nhưng tất cả không thể trả lời cùng một lúc được mà phải lần lượt từng người; bây giờ bạn phải lựa chọn, bạn sẽ chọn người có tiền, có quyền hay để một người bình thường, không có gì nổi bật trong xã hội phát biểu trước?… Giờ thì bạn hiểu rồi chứ!
Không mấy ai sinh ra đã giàu đâu muốn giàu thì bạn phải cố gắng. Nhiều người bảo: “Tiền không mua được tình yêu, không mua được hạnh phúc”. Điều này không hẳn là sai, bởi chẳng ai bán tình yêu và hạnh phúc cả. Nhưng bạn phải hiểu rõ: Khi bạn có tiền thì tình yêu của bạn mới bền vững, hạnh phúc mới lâu dài. Việc li hôn, xung đột giữa các mối quan hệ đa phần cũng chỉ vì hai chữ “thiếu thốn”.
Nếu bạn đang đọc bài này, bạn là nữ thì bạn càng cần phải cố gắng. Trong một số việc, bạn sẽ được nhường nhịn vì mang cái mác là phụ nữ, nhưng thực tế phũ phàng không phải vì thế mà giảm bớt hay buông tha cho bạn đâu! Vì thế giới công bằng ở chỗ “nam nữ bình đẳng” mà! Đừng bao giờ đặt hi vọng vào việc tìm một tấm chồng giàu, gả cho anh ta để tận hưởng, để sống như một bà hoàng. Vì đó là điều quá hi hữu, bạn không giàu, không giỏi thì chẳng ai chịu rước bạn đâu. Còn nếu có, thì việc ngả tay xin tiền sẽ khiến bạn trở nên hèn hạ, lâu dần hạnh phúc gia đình bạn sẽ thế nào? Tôi không nói chắc bạn cũng hiểu.
Đừng để cuộc sống của bạn trở nên vô vị chỉ vì nghèo. Chết đi trong nghèo đói, bạn là một tội nhân. Ngay cả tương lai bản thân cũng không thể nắm bắt thì còn đòi hỏi người khác giúp mình điều gì nữa?
Thứ 1: Sa tôn trọng tình cảm và không tôn thờ đồng tiền. Thứ 2: Sa cho rằng có đức có tài thì sớm muộn cũng khiến ng ta phải...
Chào Sa Sa,
Tôi có một thắc mắc, bạn là đang phản hồi cho bài viết của Zen hay phản hồi cho bài viết của tôi vậy?
Nếu là trả lời cho Zen, có phải bạn đã bấm nhầm không?
Nếu là phản hồi cho tôi thì tôi thật không rõ lắm ý của bạn. Mỗi người có quan điểm riêng, và mỗi quan điểm có thể hoà hợp, xung đột hay không hoà hợp lẫn xung đột. Nếu bạn muốn bật lại quan điểm của tôi thì hẳn bạn phải có lý lẽ để thuyết phục cho quan điểm bản thân chứ? Còn nếu bạn chỉ ý định nêu lên quan niệm bản thân thì tôi thật không hiểu vì sao bạn lại nhấn trả lời bình luận của tôi.
Trên hết là câu của bạn không có lời chào đầu nào hết làm tôi bối rối đó.
Cảm ơn bạn đã đọc bài, bạn rất tuyệt khi đã đưa ra suy nghĩ riêng của mình. Thực ra thì mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau trong...
Chào Zen,
Bạn nói bạn không sai và tôi nói tôi không sai, bởi vì đó là quan điểm của cá nhân của mỗi người như bạn đã nêu. Nhưng tôi nhận xét là vì bạn hành văn, theo tôi là, chưa thuyết phục và có chút không trách nhiệm.
Nói về vấn đề chưa thuyết phục thì tôi có liệt kê trong bài trước. Dẫn chứng bạn đưa có thể bác bỏ (ví dụ như cách tôi đi ngược lại với lập luận của bạn trong bài viết trước). Điều đó chứng tỏ bạn viết không chặt chẽ. Bạn không viết phũ đâu, hay ít nhất là tôi không thấy điều bạn nêu trong bài viết là sự thật phũ phàng. Cái tréo nghoe của đời muôn hình vạn trạng lắm, người mắc này người dính kia, cường độ lại thay đổi tuỳ cơ, và tôi dĩ nhiên cũng thoát không lọt. Dựa vào những gì tôi trải nghiệm, tôi nghĩ tri thức mới thật là người chi phối vận mệnh và tiền bạc là thủ hạ của tri thức.
Về việc tôi nói bạn có chút không trách nhiệm là vì từ ngữ bạn sử dụng trong văn bản có sai lầm và từ đó xuất hiện trong văn bản không chỉ một lần. Theo tôi, ngôn từ rất trọng. Nhiều người hiểu sai một từ ngữ nào đó không đồng nghĩa việc hiểu sai nó là chấp nhận được. Như thế là không có trách nhiệm với những gì bản thân viết. Hơn nữa, bạn để cảm xúc cuốn đi và viết câu cuối có phần chói tai. Tôi biết bạn không có ý đó, nhưng như đã nói trên, xin hãy có trách nhiệm với từ ngữ bạn viết ra. Để nhấn mạnh một sự vật sự việc có nhiều cách, và cách đưa những sự vật sự việc khác xuống thấp nhất có thể để bật lên vấn đề được nhấn mạnh là cách làm không hay nếu không muốn nói là không đúng.
Như đã nói ở lần trước, tôi không ác ý, chỉ là bản thân tôi có chút khắt khe trong việc này thôi.
Chào bạn, Zen172, Nhưng lời mình viết sau đây không có ý công kích gì đâu. Bạn đã từng nói chuyện với mình trong chat nhóm nên mình cũng đáp...
Thứ 1: Sa tôn trọng tình cảm và không tôn thờ đồng tiền.
Thứ 2: Sa cho rằng có đức có tài thì sớm muộn cũng khiến ng ta phải nhìn đến mình một cách chân thực. Còn có tiền đa phần chỉ nhận dc ánh mắt ngta muốn thể hiện thôi.
Tất nhiên vừa có đức có tài lại vừa có tiền là tốt nhất .
Vừa k có tài lại k có tiền thì... Chỉ suốt đời làm cu li. Nếu k trúng sổ số ha ha
Chào bạn, Zen172, Nhưng lời mình viết sau đây không có ý công kích gì đâu. Bạn đã từng nói chuyện với mình trong chat nhóm nên mình cũng đáp...
Cảm ơn bạn đã đọc bài, bạn rất tuyệt khi đã đưa ra suy nghĩ riêng của mình.
Thực ra thì mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau trong phong cách sống, tôi biết mình hơi quá đà nhưng những gì tôi viết cũng không hẳn là sai. Tôi biết tri thức là thứ tất yếu, nhưng có tri thức cũng để áp dụng vào cuộc sống, để đối nhân xử thế, để kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Người sinh ra trong gia đình nghèo khó nếu biết phấn đấu thì sẽ nắm giữ được vận mệnh thôi!
ở 1 khía cạnh nào đó, những gì tôi viết phải gọi là... quá phũ nhưng trên thực tế bạn có giám chắc 100% không hiện hữu những hiện tượng tiêu cực đó trong cuộc sống không?
Bài này tôi viết lên chỉ nhằm mục đích hướng mọi người tới sự cố gắng, phấn đấu cho mai sau chứ không có ý định hạ thấp những người nghèo khổ. Những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn mà biết phấn đấu vươn lên là những người đáng được tôn trọng.
Nhưng lời mình viết sau đây không có ý công kích gì đâu.
Bạn đã từng nói chuyện với mình trong chat nhóm nên mình cũng đáp lễ bằng cách ghé qua đây xem bài bạn. Nhưng mà, tính mình khó khăn chút, nên sau đây mình xin được bàn về những vấn đề mà theo quan điểm cá nhân của mình là không thỏa đáng trong bài viết của bạn.
Bạn có đề cập rằng xã hội bây giờ không cần những người thực dụng và vấn đề là bạn hiểu sai từ thực dụng. Thực dụng là một từ mang nghĩa trung tính, không tốt cũng không xấu, tùy trường hợp mà sẽ được hiểu theo chiều hướng tốt hay xấu. Chủ nghĩa thực dụng (sau đây mình xin trích trên wiki): Chủ nghĩa thực dụng (gốc từ tiếng Hy Lạp cổ πραγμα, sinh cách là πραγματος — «việc làm, hành động»; tiếng Anh: pragmatism), còn gọi là là chủ nghĩa hành động,[1] là một thuật ngữ thông tục để chỉ lối hành xử dựa trên tình hình thực tế được biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính lý thuyết. Trong chủ nghĩa thực dụng, chân lý của một lý thuyết được đánh giá bởi thành công thực tế của nó, cho nên hành động thực dụng không gắn liền với nguyên tắc bất biến.
Nói cách khác, thực dụng là hành xử một cách thực tế, dựa trên thực tế sẵn có, bằng vào lý trí thay vì cảm xúc. Vậy nên, sống thực tế không sai.
Mình không biết bạn quy ý nghĩa gì cho chữ thục dụng, nhưng mà, khi đánh ra chữ viết bạn phải có trách nhiệm với những gì bạn viết ra. Quan niệm về chữ thực dụng của bạn chỉ là một mảnh đất nhỏ trong thế giới lớn của chữ thực dụng. Bạn cần dùng từ khác thay thế cho từ thực dụng.
Rồi, về phần ý nghĩa ngôn ngữ mình thấy điểm đó là quan trọng. Sau đây mình xin luận về phần nội dung của bạn.
Bạn nói muốn nắm bắt vận mệnh vậy trước hết phải có tiền. Nếu thế, những người sinh ra trong gia đình nghèo khó phải chăng không nắm được vận mệnh của bản thân, phải chăng không có tương lai? Cho nên, tôi không đồng ý với quan điểm trên của bạn. Theo cá nhân tôi, muốn nắm giữ vận mệnh bản thân, trước hết phải nắm giữ tri thức. Tri thức không chỉ sinh sôi tiền tài mà còn đưa đến danh vọng. Tri thức mới thật là cội nguồn.
Bạn cũng nói khi người giàu cúi đầu thì đó là hành động chào hỏi lịch sự thanh cao được người ngưỡng mộ. Không phải thế. Một người được kính trọng dựa trên tri thức của bản thân. Một người có tri thức cao thường đi kèm với nhận thức cao, và chính cái khí chất đó mới làm người khác phải ngưỡng mộ. Tiền bạc tài sản của một người có thể khiến người khác hâm mộ hay ghen tị và không so được với sự ton trọng mà mọi người dành cho tri thức của một người. Để tương phản, bạn đề cập nghèo luôn đi kèm với hèn. Nào đúng như vậy. Từ luôn là cái bẫy mà nhiều người hay mắc phải. Tuyệt đối là một con chữ quá mức hoàn hảo và lý tưởng. Tring trường hợp này, từ luôn đã trở thành lỗ hổng trên tường ngôi nhà bạn xây. Có những người sống theo lối đói cho sạch rách cho thơm, hay thà gãy không cong,... Hơn nữa, vấn đề là ở tri thức. Một người có thể tận dụng vốn tri thức để đạt được điều mình muốn, cách này hay cách khác, tiền đề là họ có vốn tri thức. Và tri thức chi phối đồng tiền.
Và theo tôi, khi tranh luận một vấn đề, mỗi cá nhân phải tự biết chủ động đứng ra cho quan điểm của bản thân. Và để người khác lắng nghe, bản thân người nói phải có tri thức. Người gắn kết hay lãnh đạo cũng phải có tri thức. Khác nhau là mỗi người chuyên sâu về một lãnh vực riêng biệt mà thôi. Tri thức tạo ra tiền tài và địa vị dẫn đến trọng lượng tiếng nói của bản thân.
Bạn nói các xung đột trong mối quan hệ đa phần là vì thiếu thốn tiền bạc. Theo tôi thì, các mâu thuẫn lại đến từ sâu trong các mối quan hệ, đến từ nền tảng của nó: các mối quan hệ đó vốn đã không đủ bền chắc. Và sự thiếu hụt tiền bạc là chất xúc tác cho sự bùng nổ. Không chỉ thiếu hụt mà cả dư thừa vật chất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu. Về cơ bản, nền nhà vốn đã không đủ vững chãi.
Có đoạn, bạn viết là nữ thì càng phải cần cố gắng vì thế giới này nam nữ bình đẳng. Bạn lại sai rồi, thế giới này vốn bất bình đẳng giới tính. và người nữ luôn cố phải cố gắng dầu cho công sức họ bỏ ra đa phần đều bị trả công thấp hơn nam. Đơn cử một ví dụ, một người vợ vừa phải đi làm vừa phải làm việc nhà và người chồng đi làm về chỉ chờ cơm ăn. Bạn nói trong một số việc mang cái mác phụ nữ sẽ được nhường nhịn nhưng cái nhường nhịn đó so sao được với những gì thực chất mà một người phụ nữ phải nhường nhịn?
Chấp nhận nghèo đói, bạn có tội, tôi đồng ý. Thế nhưng gọi một người chết trong nghèo đói là tội nhân, bạn đang đi quá giới hạn. Không lẽ bạn định phủ nhận mọi nỗ lực, mọi công sức của một người cố gắng thoát khỏi cái nghèo nhưng bất thành?
Tôi biết bạn chỉ đang viết xuôi theo dòng cảm xúc nhưng như đã nói trên, bạn phải có trách nhiệm với những gì bản thân viết. Đó là một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng người đọc và tôn trọng chính bản thân bạn.
Dạ Phi (7 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1542
Rất thực tế! Rất chính xác! Rất hay!
Thanh Thanh (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 218
Chào Sa Sa,
Tôi có một thắc mắc, bạn là đang phản hồi cho bài viết của Zen hay phản hồi cho bài viết của tôi vậy?
Nếu là trả lời cho Zen, có phải bạn đã bấm nhầm không?
Nếu là phản hồi cho tôi thì tôi thật không rõ lắm ý của bạn. Mỗi người có quan điểm riêng, và mỗi quan điểm có thể hoà hợp, xung đột hay không hoà hợp lẫn xung đột. Nếu bạn muốn bật lại quan điểm của tôi thì hẳn bạn phải có lý lẽ để thuyết phục cho quan điểm bản thân chứ? Còn nếu bạn chỉ ý định nêu lên quan niệm bản thân thì tôi thật không hiểu vì sao bạn lại nhấn trả lời bình luận của tôi.
Trên hết là câu của bạn không có lời chào đầu nào hết làm tôi bối rối đó.
Thanh Thanh
Thanh Thanh (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 218
Chào Zen,
Bạn nói bạn không sai và tôi nói tôi không sai, bởi vì đó là quan điểm của cá nhân của mỗi người như bạn đã nêu. Nhưng tôi nhận xét là vì bạn hành văn, theo tôi là, chưa thuyết phục và có chút không trách nhiệm.
Nói về vấn đề chưa thuyết phục thì tôi có liệt kê trong bài trước. Dẫn chứng bạn đưa có thể bác bỏ (ví dụ như cách tôi đi ngược lại với lập luận của bạn trong bài viết trước). Điều đó chứng tỏ bạn viết không chặt chẽ. Bạn không viết phũ đâu, hay ít nhất là tôi không thấy điều bạn nêu trong bài viết là sự thật phũ phàng. Cái tréo nghoe của đời muôn hình vạn trạng lắm, người mắc này người dính kia, cường độ lại thay đổi tuỳ cơ, và tôi dĩ nhiên cũng thoát không lọt. Dựa vào những gì tôi trải nghiệm, tôi nghĩ tri thức mới thật là người chi phối vận mệnh và tiền bạc là thủ hạ của tri thức.
Về việc tôi nói bạn có chút không trách nhiệm là vì từ ngữ bạn sử dụng trong văn bản có sai lầm và từ đó xuất hiện trong văn bản không chỉ một lần. Theo tôi, ngôn từ rất trọng. Nhiều người hiểu sai một từ ngữ nào đó không đồng nghĩa việc hiểu sai nó là chấp nhận được. Như thế là không có trách nhiệm với những gì bản thân viết. Hơn nữa, bạn để cảm xúc cuốn đi và viết câu cuối có phần chói tai. Tôi biết bạn không có ý đó, nhưng như đã nói trên, xin hãy có trách nhiệm với từ ngữ bạn viết ra. Để nhấn mạnh một sự vật sự việc có nhiều cách, và cách đưa những sự vật sự việc khác xuống thấp nhất có thể để bật lên vấn đề được nhấn mạnh là cách làm không hay nếu không muốn nói là không đúng.
Như đã nói ở lần trước, tôi không ác ý, chỉ là bản thân tôi có chút khắt khe trong việc này thôi.
Chúc Zen ngày lành.
Sa Sa (7 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 6399
Thứ 1: Sa tôn trọng tình cảm và không tôn thờ đồng tiền.
Thứ 2: Sa cho rằng có đức có tài thì sớm muộn cũng khiến ng ta phải nhìn đến mình một cách chân thực. Còn có tiền đa phần chỉ nhận dc ánh mắt ngta muốn thể hiện thôi.
Tất nhiên vừa có đức có tài lại vừa có tiền là tốt nhất .
Vừa k có tài lại k có tiền thì... Chỉ suốt đời làm cu li. Nếu k trúng sổ số ha ha
Zen172 (7 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 702
Đa tạ các hạ đã trích lộ phí đi đường^^
Zen172 (7 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 702
Cảm ơn bạn đã đọc bài, bạn rất tuyệt khi đã đưa ra suy nghĩ riêng của mình.
Thực ra thì mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau trong phong cách sống, tôi biết mình hơi quá đà nhưng những gì tôi viết cũng không hẳn là sai. Tôi biết tri thức là thứ tất yếu, nhưng có tri thức cũng để áp dụng vào cuộc sống, để đối nhân xử thế, để kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Người sinh ra trong gia đình nghèo khó nếu biết phấn đấu thì sẽ nắm giữ được vận mệnh thôi!
ở 1 khía cạnh nào đó, những gì tôi viết phải gọi là... quá phũ nhưng trên thực tế bạn có giám chắc 100% không hiện hữu những hiện tượng tiêu cực đó trong cuộc sống không?
Bài này tôi viết lên chỉ nhằm mục đích hướng mọi người tới sự cố gắng, phấn đấu cho mai sau chứ không có ý định hạ thấp những người nghèo khổ. Những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn mà biết phấn đấu vươn lên là những người đáng được tôn trọng.
Một lần nữa cảm ơn lời góp ý của bạn!!!
Thanh Thanh (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 218
Chào bạn, Zen172,
Nhưng lời mình viết sau đây không có ý công kích gì đâu.
Bạn đã từng nói chuyện với mình trong chat nhóm nên mình cũng đáp lễ bằng cách ghé qua đây xem bài bạn. Nhưng mà, tính mình khó khăn chút, nên sau đây mình xin được bàn về những vấn đề mà theo quan điểm cá nhân của mình là không thỏa đáng trong bài viết của bạn.
Bạn có đề cập rằng xã hội bây giờ không cần những người thực dụng và vấn đề là bạn hiểu sai từ thực dụng. Thực dụng là một từ mang nghĩa trung tính, không tốt cũng không xấu, tùy trường hợp mà sẽ được hiểu theo chiều hướng tốt hay xấu. Chủ nghĩa thực dụng (sau đây mình xin trích trên wiki): Chủ nghĩa thực dụng (gốc từ tiếng Hy Lạp cổ πραγμα, sinh cách là πραγματος — «việc làm, hành động»; tiếng Anh: pragmatism), còn gọi là là chủ nghĩa hành động,[1] là một thuật ngữ thông tục để chỉ lối hành xử dựa trên tình hình thực tế được biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính lý thuyết. Trong chủ nghĩa thực dụng, chân lý của một lý thuyết được đánh giá bởi thành công thực tế của nó, cho nên hành động thực dụng không gắn liền với nguyên tắc bất biến.
Nói cách khác, thực dụng là hành xử một cách thực tế, dựa trên thực tế sẵn có, bằng vào lý trí thay vì cảm xúc. Vậy nên, sống thực tế không sai.
Mình không biết bạn quy ý nghĩa gì cho chữ thục dụng, nhưng mà, khi đánh ra chữ viết bạn phải có trách nhiệm với những gì bạn viết ra. Quan niệm về chữ thực dụng của bạn chỉ là một mảnh đất nhỏ trong thế giới lớn của chữ thực dụng. Bạn cần dùng từ khác thay thế cho từ thực dụng.
Rồi, về phần ý nghĩa ngôn ngữ mình thấy điểm đó là quan trọng. Sau đây mình xin luận về phần nội dung của bạn.
Bạn nói muốn nắm bắt vận mệnh vậy trước hết phải có tiền. Nếu thế, những người sinh ra trong gia đình nghèo khó phải chăng không nắm được vận mệnh của bản thân, phải chăng không có tương lai? Cho nên, tôi không đồng ý với quan điểm trên của bạn. Theo cá nhân tôi, muốn nắm giữ vận mệnh bản thân, trước hết phải nắm giữ tri thức. Tri thức không chỉ sinh sôi tiền tài mà còn đưa đến danh vọng. Tri thức mới thật là cội nguồn.
Bạn cũng nói khi người giàu cúi đầu thì đó là hành động chào hỏi lịch sự thanh cao được người ngưỡng mộ. Không phải thế. Một người được kính trọng dựa trên tri thức của bản thân. Một người có tri thức cao thường đi kèm với nhận thức cao, và chính cái khí chất đó mới làm người khác phải ngưỡng mộ. Tiền bạc tài sản của một người có thể khiến người khác hâm mộ hay ghen tị và không so được với sự ton trọng mà mọi người dành cho tri thức của một người. Để tương phản, bạn đề cập nghèo luôn đi kèm với hèn. Nào đúng như vậy. Từ luôn là cái bẫy mà nhiều người hay mắc phải. Tuyệt đối là một con chữ quá mức hoàn hảo và lý tưởng. Tring trường hợp này, từ luôn đã trở thành lỗ hổng trên tường ngôi nhà bạn xây. Có những người sống theo lối đói cho sạch rách cho thơm, hay thà gãy không cong,... Hơn nữa, vấn đề là ở tri thức. Một người có thể tận dụng vốn tri thức để đạt được điều mình muốn, cách này hay cách khác, tiền đề là họ có vốn tri thức. Và tri thức chi phối đồng tiền.
Và theo tôi, khi tranh luận một vấn đề, mỗi cá nhân phải tự biết chủ động đứng ra cho quan điểm của bản thân. Và để người khác lắng nghe, bản thân người nói phải có tri thức. Người gắn kết hay lãnh đạo cũng phải có tri thức. Khác nhau là mỗi người chuyên sâu về một lãnh vực riêng biệt mà thôi. Tri thức tạo ra tiền tài và địa vị dẫn đến trọng lượng tiếng nói của bản thân.
Bạn nói các xung đột trong mối quan hệ đa phần là vì thiếu thốn tiền bạc. Theo tôi thì, các mâu thuẫn lại đến từ sâu trong các mối quan hệ, đến từ nền tảng của nó: các mối quan hệ đó vốn đã không đủ bền chắc. Và sự thiếu hụt tiền bạc là chất xúc tác cho sự bùng nổ. Không chỉ thiếu hụt mà cả dư thừa vật chất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu. Về cơ bản, nền nhà vốn đã không đủ vững chãi.
Có đoạn, bạn viết là nữ thì càng phải cần cố gắng vì thế giới này nam nữ bình đẳng. Bạn lại sai rồi, thế giới này vốn bất bình đẳng giới tính. và người nữ luôn cố phải cố gắng dầu cho công sức họ bỏ ra đa phần đều bị trả công thấp hơn nam. Đơn cử một ví dụ, một người vợ vừa phải đi làm vừa phải làm việc nhà và người chồng đi làm về chỉ chờ cơm ăn. Bạn nói trong một số việc mang cái mác phụ nữ sẽ được nhường nhịn nhưng cái nhường nhịn đó so sao được với những gì thực chất mà một người phụ nữ phải nhường nhịn?
Chấp nhận nghèo đói, bạn có tội, tôi đồng ý. Thế nhưng gọi một người chết trong nghèo đói là tội nhân, bạn đang đi quá giới hạn. Không lẽ bạn định phủ nhận mọi nỗ lực, mọi công sức của một người cố gắng thoát khỏi cái nghèo nhưng bất thành?
Tôi biết bạn chỉ đang viết xuôi theo dòng cảm xúc nhưng như đã nói trên, bạn phải có trách nhiệm với những gì bản thân viết. Đó là một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng người đọc và tôn trọng chính bản thân bạn.
Mong bạn có sự đột phá trong những lần sau.
Liễu Phong (7 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1308
Zen172 (7 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 702
Oh! Câu hỏi này hay đấy!!!
Thực ra thì...tùy theo mỗi người mà khái niệm đó nó được định nghĩa thế nào! Bởi "Hạnh phúc" là một khái niệm quá trừu tượng.
Nhưng với ta: Hạnh phúc đơn giản là được sống theo ý mình, vô ưu vô lo; vui vẻ là trên hết!!!
Liễu Phong (7 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1308
Hạnh phúc là gì ?!