Bàn về lối sống ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, còn không ít những hiện tượng tiêu cực. Trong đó không thể không kể đến một số thành phần thanh thiếu niên có lối sống ỷ lại, dựa dẫm. Đây quả thật là một vấn nạn của xã hội hiện đại.
Ta có thể hiểu lối sống ỷ lại dựa dẫm là lối sống phụ thuộc vào người khác, không có chính kiến của bản thân mình. Ví dụ như: có một số học sinh có thói quen không chịu làm bài tập mà cứ chờ bạn làm rồi mượn vở của bạn để copy, hoặc chờ ba mẹ soạn sách vở cho rồi chỉ việc cắp cặp đi học, hay chỉ đơn giản là chuyện ba mẹ dọn cơm ra rồi chỉ cần ngồi vào bàn ăn mà không ý thức tự giác phụ ba mẹ… Hiện tượng ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi các nhân nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Đối với bản thân, thói quen xấu đó sẽ khiến bản thân chúng ta càng ngày càng bị lệ thuộc vào người khác, sống không có lập trường, không tin tưởng vào năng lực của bản thân và sẽ làm ảnh hưởng tới ba mẹ, khiến ba mẹ lúc nào cũng phải canh cánh trong lòng không tin tưởng vào việc con mình làm. Đối với nhà trường, những học sinh như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành tích của chính học sinh đó nói riêng và với lớp, trường nói chung. Nghiêm trọng hơn, những học sinh như vậy sau này bước ra xã hội sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội, dễ bị dụ dỗ lôi kéo sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện ngập, cờ bạc.
Hiện tượng sống ỷ lại, dựa dẫm bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do học sinh quá lười biếng, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người khác, chưa có chính kiến và lập trường của bản thân. Còn nguyên nhân khách quan là do chưa được giáo dục đúng cách, luôn được cưng chiều quá mức, ba mẹ nuông chiều làm hết việc cho con cái khiến con không biết làm việc gì, luôn ỷ lại dựa dẫm vào người khác. Để giải quyết vấn nạn các thanh thiếu niên có lối sống ỷ lại, dựa dẫm cần đến những giải pháp đồng bộ. Nhà trường và gia đình nên rèn luyện cho con em mình cách sống tự chủ, tư lập. Lồng ghép các bài học giáo dục, các tác hại và sự ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen xấu vào các bài học ở trường, ở lớp.
Mỗi chúng ta là những thanh thiếu niên, là những mầm non tương lai của đất nước. Cần nhận thức được lối sống ỷ lại, dựa dẫm có tác hại xấu với chúng ta như thế nào. Từ đó, chúng ta cần có những việc làm cụ thể. Chúng ta nên cố gắng để phát triển bản thân, để có bản thân có đủ năng lực không cần ỷ lại vào người khác, có thể tự lực gánh sinh trong mọi chuyện.
Như vậy, lối sống ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên hiện nay quả thật là một vấn nạn đáng báo động của xã hội hiện đại. Để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, cần đến sự chung tay của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng trong việc đẩy lùi tệ nạn sống ỷ lại, dựa dẫm.
mình hiểu chứ đôi khi thanh thiếu niên cũng "bị ép" phải ỷ lại gia đình. Điển hình như mình là một ví dụ nè. Mẹ mình suốt từ thời đi học đến năm năm tiểu học đều đưa đón mình tới trường rồi ở đó ngồi cả buổi rồi theo mình về nhà. Mình có muốn thế đâu nhưng nói với mẹ thế nào cũng nghe không lọt tai. Mẹ bảo mình là đi học một mình người ta bắt cóc thì chết [?!]. Nực cười. Đây là nông thôn chứ đâu phải thành phố đâu, mà mình cũng đã mười một tuổi chứ nhỏ nhắn gì. Lâu dần các bạn bảo mình ỷ lại thái quá.😒😒
. Về nguyên nhân khách quan, mình nghĩ rằng không chỉ vì được nuông chiều mà còn vì một phần lớn số phụ huynh quá nghiêm khắc và gia trưởng (kiểu vậy) khiến con cái càng lúc càng tự ti, sinh ra tâm lý không dám/muốn làm gì -> từ đó hình thành thói ỷ lại, thiếu tính tự lập. Mình cũng là một phần trong số đó nhưng bố mẹ mình cũng dần nhận ra mình thiếu khuyết cái gì nên thói ý lại của mình đỡ hơn rồi ha ha. :v
Một hôm, có một con cừu đang ung dung gặm cỏ trên cánh đồng yên bình, con chó đứng bên nhìn nó nhai đi nhai lại đến ngu người, chịu không nổi mới hỏi: "Ê nè, từ nhỏ đến lớn đã có ai dạy mi về cách tư duy cơ bản chưa?"
"Be be." Cừu liền lấy làm lạ: "Tư duy là gì? Ăn được không? Phải cái kiểu như từ A suy ra B, hai người đàn bà và con vịt thành cái chợ, khi mình học Toán Lý Hóa Văn Sử Địa Triết Học Kinh Tế Marketing đó hả?"
"Không phải kiểu đó, thế mi có biết não cừu vận hành thế nào không, biết sử dụng nó đúng cách không, biết dùng nó phân biệt hay dở, biết cách kiếm ăn không, ví dụ như mi có biết phải đến nơi đâu để kiếm cỏ tươi, chỗ cao hay thấp, cỏ chỗ nào ngon chỗ nào dở, đâu là bẫy rập đâu là nơi an toàn, đáng tin hay không, giá bán như vậy có nên hay không nên mua?"
"Ồ..."
Thế rồi cừu ngố được ném cho một series sách của Nhà Đại Cừu thông thái tên Tony Buzan.
ừ bài viết nói chuẩn xác. Nhưng cái thói ỷ lại này chỉ có ở một vài gia đình cá biệt nuông chiều và nghiêm khắc dẫn đến tâm lý con cái sợ hãi không dám làm gì quá khuôn khổ. Có nhưng gia đình gia giáo dạy con học hành cực khổ từ nhỏ, có lẽ thời đại ngày xưa việc đó tốt nhưng bây giờ quá nhiều cám dỗ việc đó có nghĩa là giáo dục không đầy đủ, nghĩa là không dạy con học hành đầy đủ và hưởng thụ những tiến bộ về khoa học. Còn một số gia đình tỉnh táo hơn bắt con liên tục hoạt động, làm việc, học tập để con theo đà đó mà thành nề nếp từ đó con cái họ có thể vượt qua được những khó khăn khủng hoảng tuổi mới lớn. Tâm lý các em thường dễ bị kích động, dễ xúc động trước những thứ mới lạ. Nói là ỷ lại thì không đúng chúng nó có chủ động theo đuổi những nhu cầu của chúng nó, dựa dẫm về kinh tế là điều tất nhiên vì thời này việc kiếm tiền và học tập dễ dàng quá. Muốn học một cái gì chỉ việc tra google. Việc cần nói ở đây không phải là phê phán chê bai các em, xã hội các em bây giờ không còn giống ngày xưa nữa không thể đem những chuẩn mực cũ kỹ đó đem ra bàn luận, lên án người thời nay. Chẳng phải thời trước chúng ta có rất nhiều thứ tốt đep mà vẫn chỉ là nước yếu đuối, bạc nhược, bị bắt nạt đó sao. Tôi nói những câu như trên mong mọi người thay đổi cách hành văn, làm mới toàn bộ bộ mặt của văn học nghiệp dư, khai thác những góc cạnh những cái nhìn mới mẻ hơn của cuộc sống giống như những gì tốt đẹp nhất theo đúng nghĩa văn học nghĩa là những điều chân thực, gần gũi và tiến bộ. Không phải ủy mị, đi xuống về ý nghĩa như bây giờ. Cảm ơn các bạn
Tâm Trần (1 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 1719
Ketsueki Karasu (1 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 3089
tr qs
Vọng Nhật Thư (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1185
mình hiểu chứ đôi khi thanh thiếu niên cũng "bị ép" phải ỷ lại gia đình. Điển hình như mình là một ví dụ nè. Mẹ mình suốt từ thời đi học đến năm năm tiểu học đều đưa đón mình tới trường rồi ở đó ngồi cả buổi rồi theo mình về nhà. Mình có muốn thế đâu nhưng nói với mẹ thế nào cũng nghe không lọt tai. Mẹ bảo mình là đi học một mình người ta bắt cóc thì chết [?!]. Nực cười. Đây là nông thôn chứ đâu phải thành phố đâu, mà mình cũng đã mười một tuổi chứ nhỏ nhắn gì. Lâu dần các bạn bảo mình ỷ lại thái quá.😒😒
Mashiro-miuna (5 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 1442
Ủng hộ tác giả nè.
Ai Là Ác Qủy (6 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 6
. Về nguyên nhân khách quan, mình nghĩ rằng không chỉ vì được nuông chiều mà còn vì một phần lớn số phụ huynh quá nghiêm khắc và gia trưởng (kiểu vậy) khiến con cái càng lúc càng tự ti, sinh ra tâm lý không dám/muốn làm gì -> từ đó hình thành thói ỷ lại, thiếu tính tự lập. Mình cũng là một phần trong số đó nhưng bố mẹ mình cũng dần nhận ra mình thiếu khuyết cái gì nên thói ý lại của mình đỡ hơn rồi ha ha. :v
Linhvoz (6 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 106
Một hôm, có một con cừu đang ung dung gặm cỏ trên cánh đồng yên bình, con chó đứng bên nhìn nó nhai đi nhai lại đến ngu người, chịu không nổi mới hỏi: "Ê nè, từ nhỏ đến lớn đã có ai dạy mi về cách tư duy cơ bản chưa?"
"Be be." Cừu liền lấy làm lạ: "Tư duy là gì? Ăn được không? Phải cái kiểu như từ A suy ra B, hai người đàn bà và con vịt thành cái chợ, khi mình học Toán Lý Hóa Văn Sử Địa Triết Học Kinh Tế Marketing đó hả?"
"Không phải kiểu đó, thế mi có biết não cừu vận hành thế nào không, biết sử dụng nó đúng cách không, biết dùng nó phân biệt hay dở, biết cách kiếm ăn không, ví dụ như mi có biết phải đến nơi đâu để kiếm cỏ tươi, chỗ cao hay thấp, cỏ chỗ nào ngon chỗ nào dở, đâu là bẫy rập đâu là nơi an toàn, đáng tin hay không, giá bán như vậy có nên hay không nên mua?"
"Ồ..."
Thế rồi cừu ngố được ném cho một series sách của Nhà Đại Cừu thông thái tên Tony Buzan.
Pham Tai Tai 1998 (7 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 2
a
hữu đức phùng (7 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 84
ừ bài viết nói chuẩn xác. Nhưng cái thói ỷ lại này chỉ có ở một vài gia đình cá biệt nuông chiều và nghiêm khắc dẫn đến tâm lý con cái sợ hãi không dám làm gì quá khuôn khổ. Có nhưng gia đình gia giáo dạy con học hành cực khổ từ nhỏ, có lẽ thời đại ngày xưa việc đó tốt nhưng bây giờ quá nhiều cám dỗ việc đó có nghĩa là giáo dục không đầy đủ, nghĩa là không dạy con học hành đầy đủ và hưởng thụ những tiến bộ về khoa học. Còn một số gia đình tỉnh táo hơn bắt con liên tục hoạt động, làm việc, học tập để con theo đà đó mà thành nề nếp từ đó con cái họ có thể vượt qua được những khó khăn khủng hoảng tuổi mới lớn. Tâm lý các em thường dễ bị kích động, dễ xúc động trước những thứ mới lạ. Nói là ỷ lại thì không đúng chúng nó có chủ động theo đuổi những nhu cầu của chúng nó, dựa dẫm về kinh tế là điều tất nhiên vì thời này việc kiếm tiền và học tập dễ dàng quá. Muốn học một cái gì chỉ việc tra google. Việc cần nói ở đây không phải là phê phán chê bai các em, xã hội các em bây giờ không còn giống ngày xưa nữa không thể đem những chuẩn mực cũ kỹ đó đem ra bàn luận, lên án người thời nay. Chẳng phải thời trước chúng ta có rất nhiều thứ tốt đep mà vẫn chỉ là nước yếu đuối, bạc nhược, bị bắt nạt đó sao. Tôi nói những câu như trên mong mọi người thay đổi cách hành văn, làm mới toàn bộ bộ mặt của văn học nghiệp dư, khai thác những góc cạnh những cái nhìn mới mẻ hơn của cuộc sống giống như những gì tốt đẹp nhất theo đúng nghĩa văn học nghĩa là những điều chân thực, gần gũi và tiến bộ. Không phải ủy mị, đi xuống về ý nghĩa như bây giờ. Cảm ơn các bạn