- Nghị luận: Thiện, ác
- Tác giả: Bóng Ma Độc Hành
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.683 · Số từ: 2420
- Bình luận: 5 · Bình luận Facebook:
Trên thế giới này có vô số con đường, những con đường này lại có vô số những ngã rẽ. Chúng khác nhau, cũng nối liền với nhau, mở ra vô số những hướng đi. Tuy nhiên, có một con đường mà ai cũng phải bước đi trên nó. À mà, xin đừng nghĩ đây là con đường dẫn đến tương lai hay thành công gì đó, con đường ấy là một vấn đề khác, tôi xin phép không nhắc đến ở đây. Con đường mà tôi muốn nói đến ở đây, là một con đường hoàn toàn khác. Nó không nằm trên bất kì một con đường nào trong xã hội, nó tồn tại trong trái tim của mọi con người, nó chính là con đường thiện và ác, gọi đơn giản là thiện và ác.
Thiện là gì? Ác là gì? Những khái niệm nằm trong phạm trù triết học tôi không nghĩ sẽ nói. Nhưng các bạn có thể hiểu đơn giản, thiện là những việc làm có ích cho xã hội, làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc, ác là những việc làm gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, những hành vi vi phạm pháp luật.
Thế, người nào được cho là thiện? Đối với người trưởng thành, đó là những người hay làm việc thiện trong xã hội, những người sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đối với bọn trẻ con ngày ngày xem phim hoạt hình, đó là những anh hùng bảo vệ Trái Đất, những anh em siêu nhân bảo vệ con người.
Vậy, người như thế nào bị cho là người ác? Với người trưởng thành, người ác là những người chỉ quan tâm đến bản thân mà làm hại người khác, những người vi phạm pháp luật, mà gần nhất, là những kẻ gây tổn hại đến mình và người mình quan tâm. Với trẻ con, đương nhiên chính là những kẻ ngoài hành tinh xâm phạm Trái Đất, là những con quỷ muốn hại người.
Những câu hỏi này, thật sự rất đơn giản để có thể trả lời.
Thế nhưng, đối với câu trả lời đó, tôi lại không hài lòng, nó làm cho tôi càng thêm khó hiểu và càng muốn biết: “Con người là thiện hay ác? Làm thế nào và dựa vào đâu để nói một người là thiện hay ác?”
Là dựa vào hành động của một người, suy nghĩ của một người để nói là họ thiện hay ác? Hay là dựa vào suy nghĩ của bạn, cái nhìn của xã hội để phân định?
Các bạn đã bao giờ hỏi xem bản thân mình là thiện hay ác chưa? Đã bao giờ hỏi xem người khác nghĩ bạn là thiện hay ác chưa?
Bản thân tôi không rõ các bạn sẽ trả lời thế nào. Tôi cũng không nghĩ sẽ nghe câu trả lời của bạn và dùng nó để giải đáp cho mình. Tôi sẽ tự mình đi tìm, đi giải đáp lấy.
Đầu tiên, tôi nghĩ mình nên bắt đầu với một câu nói: “Nhân chi sơ, tính bổn ác”. Nghĩa là con người khi vừa sinh ra đã là một người ác.
Con người sinh ra đã ác sau? Không sai, vừa sinh ra, khi hít thở lần đầu tiên, bạn đã phạm vào tội sát sinh. Vì sao à? Trong không khí này có rất nhiều những sinh vật mắt thường không thể thấy, một lần hít thở của bạn, chết rất nhiều sinh vật.
Nhưng loại sinh vật nhỏ bé này không đáng kể, ai mà không hít thở đâu. Nhưng khi bạn lớn lên, bạn bước đi, bạn ăn uống, mỗi ngày đều có rất nhiều những sinh vật chết vì bạn. Ngay cả khi từ khi bạn sinh ra đã ăn chay, thì bạn có từng nghĩ, trong thực vật có biết bao loại sinh vật đang sống đã bị bạn ăn chưa? Hơn hết, thực vật cũng là một dạng sinh vật sống, bạn ăn nó, cũng là giết chết một mạng sống. Đây là còn chưa nói đến bữa ăn với các món thịt từ các loài động vật.
Bạn ác không? Câu trả lời là có. Nhưng liệu bạn sẽ chấp nhận một việc vô lí như vậy sau?
Bản thân tôi tuyệt đối sẽ không chấp nhận nó. Gì chứ, trên đời này làm gì có sinh vật sống nào mà không ăn đâu? Có sinh vật sống nào mà có thể nhìn đói, nhịn khát, nhịn luôn cả hô hấp đâu?
Cho nên, có thể kết luận, con người không hề ác. Họ chỉ làm những cái bắt buộc phải làm mà thôi.
Nếu con người không ác, thì con người sẽ thiện sau?
Giống như câu: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nghĩa là, con người sinh ra đã thiện.
Con người vừa sinh ra đã thiện, đây là sự thật. Khi chào đời, bạn đã biết yêu cha mẹ của mình trong tận tiềm thức. Bạn yêu người thân cận, người chăm sóc bạn mỗi giờ mỗi phút.
Trưởng thành, bạn càng yêu nhiều hơn, bạn yêu gia đình, yêu bạn bè thầy cô, yêu các bậc anh hùng lịch sử, yêu đất nước, và rộng hơn là yêu hành tinh này.
Có tình yêu, bạn sẽ sẵn sàng chia sẽ, giúp đỡ, đùm bọc nhau. Đây chính là thiện, con người cũng là như vậy thiện.
Nhưng nếu con người sinh ra đã thiện, thì vì sao lại có những kẻ chỉ vì muốn ăn ngon mặc đẹp mà sẵn sàng cướp bóc của người khác? Lừa gạt, buôn bán phi pháp, cung cấp nguồn thức ăn nguy hại vào thị trường, gián tiếp hại vô số người phải tan cửa nát nhà, bệnh tật thậm chí là tử vong, chỉ vì nhu cầu của bản thân? Lại có những kẻ tán tận lương tâm giết người tàn bạo, chia xác giấu đi, ngay cả giá trẻ gái trai đều có thể ra tay?
Nếu con người sinh ra đã thiện, thì sau lại tồn tại những người như vậy?
Theo phân tích tâm lí, phần lớn những người phạm pháp đều có liên quan đến vấn đề hiểu biết, tâm tư, tình cảm. Thay lời khác nói, đó chính là hoàn cảnh sống, môi trường và con người xung quanh.
Vậy một người phải có hoàn cảnh thế nào mới trở nên như vậy? Cái này khó nói, mỗi người một hoàn cảnh, ai cũng không thể hiểu được cho ai.
Nhưng tôi nghĩ, một đứa trẻ nếu được dạy dỗ cẩn thận, lí nào lại trở nên như vậy? Một con người sống trong hoàn cảnh toàn những ngươi hành thiện tích đức, lí nào lại như vậy? Người ta nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nếu không phải vì người bên cạnh, một con người có đi tới bước đường tội lỗi kia không?
Nếu như họ là ác, thì người bên cạnh, những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp khiến họ như vậy cũng là ác.
Lại lấy thêm một cái ví dụ đơn giản đi. Mặc dù ngày nay xã hội phát triển, rất nhiều bạn chưa bao giờ xem phim siêu nhân, nhưng hẳn là ai cũng nghe nói đến câu “năm anh em siêu nhân” đi. Mặc dù nói là năm người, nhưng đôi khi đến sáu người, có lúc lại ra đến người thứ bảy ví như Dekaranger (siêu nhân Deka).
Trong một trận chiến, hướng tới là công bằng, số lượng hai bên là bằng nhau. Thế nhưng, những anh em siêu nhân này luôn miệng nói bảo vệ công lí, lẽ phải, công bằng vân vân, thế mà lần nào đánh nhau cũng đánh hội đồng, năm sáu người vây đánh một người, ghép thành robot cũng ít nhất là hai đánh một. Tôi tự hỏi chứ công bằng ở đâu trong trường hợp này? Nếu đã không có cái cơ bản nhất là công bằng, thì sau còn được gọi là thiện?
Từ đó suy ra, con người cũng không thiện.
Cũng giống như vòng âm dương lưỡng cực, nó có hai màu trắng và đen. Nhưng lại không phải một bên trắng một bên đen, mà là trong đen có trắng, trong trắng có đen. Con người cũng giống như vậy, trong thiện có ác, trong ác lại có thiện.
Chính vì vậy, ngay từ đầu tôi đã nói thiện và ác là một con đường. Các bạn có thể tưởng tượng con đường này vô cùng rộng, nhưng nó là một con đường thẳng, không phân nhánh, một con đường quốc lộ hai chiều, một chiều là thiện, chiều kia là ác.
Ở giữa hai chiều này, là một vạch kẻ dài đơn điệu mà ai cũng có thể bước qua, vạch này chính là vách ngăn phân biệt hai chiều, cũng chính là vách ngăn giữa thiện và ác. Cái vách ngăn này thật mỏng, thật dễ dàng phá vỡ, nhưng đồng thời, nó cũng thật dày và kiên cố. Nó là sự trung hòa giữa thiện và ác, là trung gian giữa thiện và ác, cũng chính là bản chất của con người.
Đơn giản mà nói, con người không thiện cũng không ác. Con người bước đi trên con đường thiện ác, nhưng lại luôn đi ở cái vạch trung gian này.
Nhưng mà, đường có lớn thì cũng có lúc kẹt xe. Một cái vạch làm sau có thể để nhiều người cùng đi? Cho nên, có những người bị dòng người xô đẩy, buộc phải nhảy qua hai bên. Hoặc có những người thiếu đi sự kiên nhẫn, tự động nhảy qua hai bên để vượt lên phía trước, cứ như vậy, liền dẫn đến sự phân chia và thể hiện ra thiện, ác.
Mức độ của thiện, ác thể hiện ra ngoài tùy thuộc vào khoảng cách giữa người đó và vạch trung gian. Khi vị trí của người đó chạm đến bên lề, thì thời điểm đó họ chính là cực thiện hoặc cực ác.
Bất quá đây chỉ là trên lí thuyết, tôi không tin vào cái gọi là “cực” này.
Vì cái gì? Nếu bạn nói một người là ác, nghĩa là bạn còn đang phân biệt người khác, thời điểm đó, trong lòng bạn đã thiếu đi một chút công bằng, cho nên dù bạn thiện đến đâu, bạn vẫn chưa chạm tới “cực”. Tương tự, một người ác mà còn nhận ra người khác là thiện, thì họ cũng biết thiện là cái gì, vậy họ cũng không chạm được tới “cực”.
Đây chính là câu trả lời cho nghi vấn thứ nhất của tôi.
Vậy nghi vấn thứ hai, dựa vào đâu là làm thế nào để biết một người là thiện hay ác?
Đơn giản thôi, nhìn.
Đúng, chỉ cần nhìn.
Bạn nhìn vào hành động của họ, nhìn vào hành động của xã hội, bạn sẽ nói lên người đó là thiện hay ác.
Nhưng bạn biết không, thời điểm đó chính bạn đã đi gần đến chiều ác?
Vì cái gì? Vì đó là chủ quan, không công bằng.
Nói thế này đi, khi đất nước này bị đô hộ, chính quyền cai trị muốn người dân phải làm theo lời họ đưa ra, ví như không được đi học, không được phản kháng, bóc lột người dưới, phải ăn chơi đàn đúm, cờ bạc rượu chè. Người làm theo, liền được tiên dương là công dân tốt, người tốt làm đúng pháp luật. Người không làm theo chính là phản loạn, tặc tử, là cái ác.
Nhưng khi đất nước hòa bình, người dân phải tích cực đi học, cần cù làm việc, yêu thương đùm bọc nhau, lúc này, những người như vậy là người tốt, những kẻ như trên kia mới là kẻ xấu.
Xã hội khác nhau, pháp luật cũng liền khác nhau, cách nhìn nhận thiện, ác của mọi người, mọi thời đại cũng liền khác nhau. Ngay cả trong cùng một thời điểm, trong cùng một nơi, nhìn cùng một người, nhưng quan điểm của hai người khác nhau cũng liền nhìn kẻ đó khác nhau.
Người thân với bạn, đối tốt với bạn, người đó liền thiện với bạn. Nhưng đồng thời, người đó lại làm tổn thương một người khác, trong mắt người khác người đó là ác.
Cho nên, con người là thiện hay ác, điều nằm ở cái suy nghĩ chủ quan đó của bạn.
Pháp luật đưa ra, hướng tới cũng xuất phát từ nhiều cái suy nghĩ chủ quan cho nên thành khách quan. Pháp luật là kết tinh từ sự đồng thuận của xã hội, hướng tới là để người trong xã hội có được khuôn khổ để làm theo, có chỗ dựa để cảm thấy an toàn.
Cho nên người làm trái pháp luật, thường tựu thành người ác, nhìn như khách quan, kì thực cũng thật chủ quan. Cũng vì vậy, có một số việc, pháp luật không quy định rõ ràng, cũng không có xử phạt rõ ràng.
Cuối cùng, vấn đề này tôi chỉ có thể trả lời là: “Một người là thiện hay ác, đều do cái nhìn chủ quan của xã hội này mà ra”.
Vì thế, đừng bao giờ đem cái nhìn của mình, suy nghĩ của mình, quan điểm của mình đi áp đặt cho người khác. Bạn hiểu bạn là ai và đang làm gì, thì người khác cũng đồng dạng hiểu họ là ai và đang làm gì.
Hãy nhớ, con người không thiện cũng không ác, chỉ có bạn nhìn họ như thế nào mà thôi.
—–
Đôi lời tác giả: Bài văn nghị luận được viết ngẫu hứng vào bốn năm trước. Khi ấy cô giáo dạy văn ra đề rất đơn giản là: “Viết một bài văn nghị luận vận dụng nhiều phương pháp biểu đạt trong văn nghị luận” và đương nhiên là không quan trọng chủ đề. Mặc dù sau bốn năm có nhiều cái thay đổi so với bản gốc, nhưng nội dung chính và suy nghĩ vẫn chưa có gì thay đổi.
Mình không muốn nhắm tới mục đích gì cả, chỉ đơn thuần là nêu lên quan niệm cá nhân mà thôi, các bạn đọc cũng không cần phải có nhiều bận tâm về nó đâu, xem như đọc vui là được.
Thân.
Thư Nhã (2 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 231
nói rất hay. Theo mk thấy cá quan điểm trong bài đều tương đối khách quan, đọc xong làm mk cũng muốn viết 1 bài về thiện và ác ghê. Theo quan điểm của mk, người căn bản ko có thiện và ác, vì như bạn đã nói, tùy theo quan điểm mỗi người, sẽ có cái nhìn và đánh giá khác nhau. Lấy ví dụ 1 ng bệnh tim muốn sống cần chờ 1 ng hiến tim, nhưng ng đó chờ đến sắp chết vẫn ko chờ đc, vô tình biết đến 1 ng phù hợp nhưng ko muốn hiến dù chết. Ng đó vì bản thâ, giết ng kia, ở trường hợp này. Tất nhiên ng đó là ác. Với kẻ mk đã giết, vs gia đình kẻ ấy. Nhưng đồng thời, ng đó cũng là thiện. Ng đó đã bảo vệ mạng sống bản thân. Hoặc nếu vẫn lấn cấn, ta thêm 1 số thuộc tính. Ví dụ như kẻ ko muốn hiến là phạm nhân sắp bị tử hình, ng sắp chết là thiên tài sắp phát mk ra thứ dược tề chữa ung thu, xét về sự có ích và cống hiến, dù ko ai nói ra xã hội vẫn mong ng sống là ng có ích. Trường hợp này ng kia sống, sáng tạo thành công, cứu cả vạn ng, vậy ng đó là thiện hay ác? chính là ng đi trên cả 2 con đường đúng ko. Nên thay vì nói con đường thiện ác và trung gian, mk thích đặt tất cả mn ng vào con đường màu xám hơn. Chính là vừa thiện vừa ác.
mk cũng chẳng hiểu ý nghĩa của cmt này là gì, có lẽ hiếm khi thấy ai nghĩ và vt về chủ đề kiểu này lại hợp gu mk đến vậy nên ko nhịn được nói nhiều mấy câu thôi à, nói chung là : viết rất hay nha
LH Uk (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 0
lì nào được như vậy => lí nào được như vậy
... rất đơn giản là "viết một bài văn... " => ... rất đơn giản là "Viết... "
Thân
LH Uk (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 0
Mà nè bạn ơi! Bạn sửa các lỗi này nha!
+ sô đẩy => xô đẩy
+ sử phạt => xử phạt
+ bốc lột => bóc lột.
+ Bạn xem lại các lỗi chính tả âm s - x nhé!
Thân.
Bóng Ma Độc Hành (3 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 6485
Mình đã sửa bài rồi nhé H :>
LH Uk (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 0
Bạn ơi! Sau dấu hai chấm thì bạn nên viết hoa chữ cái đầu nhé!
H ví dụ:
Tôi nghĩ rằng: "Trái Đất trong mắt mọi người là hành tinh xinh đẹp, nhưng trong mắt các hành tinh khác nó là hành tinh "rác"."
Bạn ơi! Sau dấu hai chấm thì bạn nên viết hoa chữ cái đầu nhé!
H ví dụ:
Tôi nghĩ rằng: "Trái Đất trong mắt mọi người là hành tinh sinh đẹp, nhưng trong mắt các hành tinh khác nó là hành tinh "rác"."