- Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Tác giả: Bối Lạc
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.010 · Số từ: 1620
- Bình luận: 0 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 0
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là “đại thụ” văn hóa của dân tộc vào thế kỷ XVI8. Ông từng thi đỗ Trạng Nguyên nhưng chỉ làm quan trong triều tám năm. Sau đó ông liền cáo quan về quê, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, mở trường dạy học, vừa làm thơ vừa truyền đạt tri thức. Trong những sang tác của mình, ông đều thể hiện thái độ bất mãn trước thời cuộc. Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta nghĩ ngay đến “Nhàn” trích trong tập thơ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ”. Một thi phẩm đã thể hiện sâu sắc nỗi niềm của ông cùng một tấm lòng thanh cao luôn tha thiết với dân tộc. “Nhàn” được xem là bài thơ tiêu biểu cho lý tưởng sống cao đẹp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong “Nhàn”, ông có viết:
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thu nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Chúng ta đều biết Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn ở thế kỉ XVI – giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực đều diễn ra liên tục. Do đó, ông hiểu dược phần nào những cuộc huynh đệ tương tàn giữa các thế lực Lê – Mạc – Trịnh – Nguyễn, ở đó nhân dân lầm than đói khổ, sống trong cảnh “nồi da nấu thịt.” Bao trùm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với thiên nhiên và không bon chen phú quý. Ông mượn “Nhàn” để bày tỏ những tâm tư, tình cảm và lý tưởng sống của mình một cách kín đáo, nhẹ nhàng. Bài thơ “Nhàn” cho ta thấy một cuộc sống thanh cao, xem nhẹ phú quý của một nhà nhân cách lớn.
Mở đầu bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được ngay một cuộc thanh cao nhưng đầy giản dị của một lão nông tri điền Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai câu đầu đã gợi lên một cuộc sống thanh bình:
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
Điệp từ “một” được lặp lại ba lần ở câu đầu cho ta thấy sự ít ỏi của những công cụ quen thuộc đồng thời còn tạo nhịp điệu thư thái, ung dung như đang dạo chơi. Tuy ít ỏi nhưng không hề thiếu thốn, không hề vất vả mà ngược lại còn cảm thấy vui thích, hài lòng với cuộc sống hiện tại. “Mai”, “cuốc”, và “cần câu” đều là những công cụ gắn liền với người nông dân, gắn liền với những con người bình dân. Đây ắt hẳn là một lão nông tri điền chính hiệu mang tên “Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Lối sống yên bình, chất phác này được thâu tóm gọn trong từ “thơ thẩn”, chấp nhận “dầu ai vui thứ nào”. Từ láy “thơ thẩn” được đem ra đầu câu ý chỉ một cuộc sống tuy nhàn nhưng không hẳn là nhàn. Nguyễn Bỉnh Khiêm thân nhàn nhưng tâm không nhàn vì còn bận lo cho nhân dân. Mặc kệ người đơi vui thích với những sở thích lớn lao gì nhưng với Trạng Trình được làm một lão nông tao nhã là niềm vui của ông. Chấp nhận lối sống an bình dù người đời có cười chê, dù chẳng phải ai cũng có thể từ bỏ danh vọng để đến với cuộc sống “thơ thẩn”, làm những điều mình thích. Nhịp thơ 2/2/3 ở câu đầu đã cho ta thấy được sự tự tại, ung dung của ông.
Quan niệm “khôn – dại” giữa “ta – người” trên con đường đi tìm mục tiêu sống đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm bộc lộ qua hai câu thơ là:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật châm biếm qua ba cặp từ đối lập “ta – người”, “dại – khôn”, “vắng vẻ – lao xao”. “Vắng vẻ” và “lao xao” là hai từ láy trái nghĩa hoàn toàn. Với ông, “nơi vắng vẻ” là nơi thanh bình, an yên và không bon chen phú quý. Nó không hẳn nhất thiết là thế, đó có thể còn là một nơi của riêng ta, nơi “ta” có thể tìm được cái nhàn ẩn của bản thân. Còn “người” là những kẻ tất bât đâm vào chốn lao xao, tìm ý nghĩa cuộc đời ở những nơi danh lợi quyền quý đầy láo nháo. Cớ sao gọi mình là dại, nhưng nhà thơ vẫn khăng khăng giữ lại cái dại ấy? Hay chăng ý nhà thơ là dù cho “tìm nơi vắng vẻ” là dại đi nữa thì ông vẫn cứ dại bởi ông không thể hòa vào “chốn lao xao” được, nơi ông không thể tìm thấy được bình yên trong tâm hồn mình. Tác giả đã tự nhận mình dại để phê phán thói đời, phê phán những con người đam mê phú quý. Nhà thơ đã có rất nhiều lần bàn đến chuyện khôn dại ở đời và thường nói bằng giọng khuyên răn, không bóng gió:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.”
Hai câu thơ kế tiếp, tác giả đã miêu tả lại một cuộc sống thơ mộng tại nơi vắng vẻ mà ông được dại để tìm đến. Hai câu thơ được miêu tả rõ hơn:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm áo.”
Đây quả thật là một cuộc sống gắn liền với thiên nhiên. Qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tác giả đều chỉ lên được nét đặc trưng của từng mùa. Thu có trúc, ta sẽ ăn trúc. Đông có giá, ta sẽ ăn giá. Trúc và giá đều là những thức ăn mộc mạc, giản dị, dân giã. Những thức ăn luôn có sẵn quanh ta, thanh đạm nhưng đấy là cái nhàn thanh cao, không phải có được do giành giaatk và tước đoạt từ tay thiên hạ. Hồ sen và ao đều là những những cảnh quan quen thuộc với đời sốn của người nông dân. Chúng ta cảm nhận được một cuộc sống đời thường của Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy dung dị, mộc mạc, gần gũi. Kẻ nhàn dật đang muốn nhấn mạnh rằng người đang hạnh phúc khi được sống với con người tự nhiên của mình. Lối ngắt nhịp 4/3 giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống ấy. Một cuộc sống hài hòa cùng nhịp điệu của thiên nhiên, tự khắc ta cảm thấy tự do thoải mái. Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức người xưa:
“Xuân du phương thảo địa,
Hạ thưởng lục hạ trì,
Thu ẩm hoàng hoa tửu,
Đông ngâm bạch tuyết thi.”
Lý tưởng sống cao đẹp của một nhà nhân cách lớn lớn. Ông xem nhẹ những vinh hoa phú quý của cuộc đời. Hai câu thơ cuối chẳng biết đang vẽ tiên cảnh mộng ảo hay vẽ cảnh đời thực tại. Nó cho ta cảm nhận rõ rang hơn bao giờ hết về điều ấy:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Ở hai câu thơ cuối, tác giả đã mượn điển tích, điển cố về Thuần Vu Phần để nói lên tư tưởng sống của mình. Thuần Vu Phần uống rượu say nằm dưới gốc cây hòe mơ thấy mình được đến Đại Hòe an quốc làm vua quân Nam Kha có được vinh hoa phú quý, giàu sang. Nhưng khi tỉnh rượu lại thấy mình chỉ nằm dưới gốc cây. Những vinh hoa phú quý trong mộng ảo đều tan biến hóa hư vô. Hai câu thơ này cành làm rõ hơn lý tưởng sống cao quý của Nguyễn Bỉnh Khiêm là trọng cuộc sống bình dị, thanh cao và xem nhẹ những vinh hoa phú quý chốn hồng trần.
Bài thơ “Nhàn” đã bộc lộ được hết những nỗi niềm của ông. Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc như điển tích điển cố, điệp từ, liệt kê và những giá trị nội dung như mở như hé đã được “Nhàn” đạt đến đỉnh cao. “Nhàn” cho ta thấy được một lão nông tri điền Nguyễn Bỉnh Khiêm không ham danh lợi, phú quý và chỉ thích thú với cuộc sống bình dị. Nhà văn hóa nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu đã từng khẳng định: “Bốn thế ký đã qua từ ngày Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, nhưng suốt bố thế kỷ chưa lúc nào ngớt âm vang về con người kỳ diệu ấy.”
Tóm lại, đọc “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm tâm hồn ta như được mở ra một trang mới, hiểu hơn về một tâm hồn sang trong của một nhà nho lớn. Những thi phẩm của ông vẫn sống mãi trong lòng hậu bối và có lẽ dư âm sẽ mãi vang xa đến muôn đời. Những thi phẩm ấy vẫn chiếm trọn tim của người đọc bất chấp bụi mờ của thời gian. Nghệ thuật dùng từ đặc sắc, độc đáo cùng ngòi bút mạnh mẽ, sắc bén đã giúp Nguyễn Bỉnh Khiêm mãi nhận được sự kính trọng của các thế hệ sau.