Nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận xét: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn” Điều đó đã cho ta thấy được sức sống mãnh liệt và trường tồn của truyện Kiều đối với người dân nước Việt. Truyện Kiều như một bức tranh hiện thực tàn ác và bẩn thỉu của cả một xã hội “ăn thịt người” – nơi mà con người không có quyền được sống, được yêu họ chỉ biết lựa chọn đến những con đường cùng và đau đớn nhất đó là cái chết. Tuy nhiên, khi đọc truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du ta vẫn thấy được một bức tranh hiện thực nhưng lại chứa chan tấm lòng nhân đạo của chính tác giả dành cho những nhân vật trong câu chuyện
Thúy Kiều là một người con gái có học thức, có nhan sắc, có tài năng và được sinh ra trong gia đình có điều kiện như gia đình nhà học Vương nhưng nàng lại phải trải đời mình cho cuộc sống kĩ viện, chịu sự chà đạp về cả thể xác lẫn tinh thần. Đó chính là sự đau đớn nhục nhã nhất của một người con gái như Thúy Kiều. Nhưng đối với Thúy Kiều, Nguyễn Du luôn dành một sự chân trọng, đề cao và ca ngợi. Ta phải công nhận rằng Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, khuynh thành đổ nước, chim sa cá lặn thế nhưng theo quan niệm của người xưa thì chữ trinh đáng giá ngàn vàng, người con gái trước khi lấy chồng thì phải giữ được trinh tiết, sự trong sạch về thân thể. Còn Kiều đã thì thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần liệu rằng có còn phù hợp với lễ giáo phong kiến thời xưa hay không? Và phải chăng Nguyễn Du đã bỏ qua mọi quy luật của phong kiến mà đưa Thúy Kiều từ một cô giá kĩ viện mà trở thành một đệ nhất phu nhân sống bên cạnh một tướng quân dũng mãnh như Từ Hải hay trở thành một bóng hồng mà làm cả cuộc đời Kim Trọng mong nhớ, yêu thương. Cái nhìn nhân đạo của Nguyễn Du đã đưa Thúy Kiều lên một vị thế mới có chỗ đứng trong xã hội để mà phán xét tội trạng của Tú Bà, Bạc Bà, Hoạn Thư,…
Đọc truyện, có thể có rất nhiều người cho rằng Nguyễn Du quá thiên vị cho Thúy Vân khi cuộc đời nàng quá là êm đềm, không phải chịu sự chà đạp, đố kị của thiên hạ, không phải chịu lời ra tiếng vào chửi rủa như chị của nàng- Thúy Kiều. Thế nhưng thử hỏi trong cuộc sống có ai muốn làm “vai phụ” mờ nhạt trong cuộc đời người khác hay không? Chắc chắn rằng chẳng ai muốn điều đó, vậy mà Thúy Vân phải đóng một vai phụ mờ nhạt trong chính cuộc đời người chị của mình. Đó mới là điều đau đớn nhất từ trong thâm tâm của cuộc đời người phụ nữ. Thúy Kiều trao lại duyên cho Thúy Vân. Kim Trọng trở về theo lời Kiều mà kết duyên cùng với Thúy Vân. Thế nhưng trong cuộc hôn nhân của Kim và Vân liệu có tình yêu, Thúy Vân như một người thế thân cho chị mình để ở bên cạnh Kim Trọng. Vợ chồng đầu gối tay ấp, Vân thi hi sinh cả cuộc đời mình thế nhưng nàng nhận lại được gì sau sự hi sinh hết mình như thế. Kim Trọng vẫn yêu thương Thúy Kiều mặc cho Thúy Vân bây giờ đã trở thành vợ chính thức của Kim Trọng. Cuộc đời người phụ nữ cần nhất là tình yêu thương từ chồng, con chính vì vậy mà không có được những tình cảm ấy con người ấy sẽ đau khổ như thế nào. Đau đớn lắm nhưng nàng không thể nào tìm lại được cuộc đời của chính bản thân mình, cuộc sống của riêng mình được nữa.
Còn chàng Kim – một thư sinh nho nhã, có học thức được sinh ra trong gia đình có gia giáo lại là nền phú hậu bậc tài danh. Thế nhưng chàng cũng không phải là một người đàn ông lí tưởng để những người phụ nữ xung quanh có thể dựa vào. Nếu như chàng Kim yêu thương Thúy Kiều như vậy thì chàng không nên đồng ý lấy Thúy Vân về làm vợ. Chàng nên tìm kiếm Thúy Kiều và ở bên cạnh Kiều bởi tình cảm mà chàng dành cho Kiều nhiều đến như vậy. Đồng nghĩa với việc ấy là chàng đã gây tổn thương cùng một lúc cho cả hai cô gái những vết nứt tình trong trái tim khó hàn gắn, cùng một lúc chàng yêu Kiều thì không thể nào có tình cảm với Vân, phải chăng chàng lấy em của Kiều là vì chữ nghĩa. Không phải tình yêu, tình bằng hữu đâu có thể tạo nên mối quan hệ vợ chồng, trong câu chuyện tình cảm này Thúy Vân là người đau khổ nhất chứ không phải Thúy Kiều. Sống trong cái bóng của chị suốt ngần ấy năm, bây giờ chị trở mọi người lại muốn chị kết duyên với chồng của em, liệu có người phụ nữ nào làm được điều ấy không?
Phải chăng Truyện Kiều của Nguyễn Du có sức sống lâu bền với thời gian là do những khía cạnh, những mặt trái, mặt phải mà chính Nguyễn Du đã tạo ra? Có thể trong chuyện tình cảm giữa ba con người ấy đều có một thế lực đứng đằng sau giật dây đó chính là xã hội phong kiến. Chính vì thế mà ta không thể gượng ép đổ lỗi cho bất kì người nào trong câu chuyện trên
Qua tuyệt phẩm này của Nguyễn Du ta mới có thể thấy hết được sự tàn ác, vô nhân đạo của xã hội phong kiến đối với cuộc sống con người.
Dù là khi kết hôn cùng Thúy Vân, Kim Trọng vẫn nhớ đến Thúy Kiều nhưng lại không hề có mối tình tay ba trong truyện. Bởi Kim - Kiều đến với nhau một cách thầm lặng, tự thề nguyền đính ước dưới ánh trăng. Mà Thúy Vân thì vẫn là một cô gái ngây thơ trong sáng, không hề biết chị mình có người trong lòng. Vì thế trong lúc Kim - Kiều mặn nồng thì Thúy Vân chưa hề có ấn tượng gì về Kim Trọng. Hơn nữa, lúc mới kết hôn, hai người chỉ là những người không quen, không thân. Sau 15 năm lưu lạc, Kim - Kiều đã không còn tình yêu với nhau nữa, mà chỉ nguyện làm bạn bè bằng hữu.
Mình thấy bạn thiếu luận điểm này. Nhưng bài viết của bạn cũng khá hay. Chúc bạn thành công và viết được nhiều truyện hay.
Linh Chi Phạm (6 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 94
cảm ơn bạn đã góp ý
Be Đẹp Trai (6 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 5545
Dù là khi kết hôn cùng Thúy Vân, Kim Trọng vẫn nhớ đến Thúy Kiều nhưng lại không hề có mối tình tay ba trong truyện. Bởi Kim - Kiều đến với nhau một cách thầm lặng, tự thề nguyền đính ước dưới ánh trăng. Mà Thúy Vân thì vẫn là một cô gái ngây thơ trong sáng, không hề biết chị mình có người trong lòng. Vì thế trong lúc Kim - Kiều mặn nồng thì Thúy Vân chưa hề có ấn tượng gì về Kim Trọng. Hơn nữa, lúc mới kết hôn, hai người chỉ là những người không quen, không thân. Sau 15 năm lưu lạc, Kim - Kiều đã không còn tình yêu với nhau nữa, mà chỉ nguyện làm bạn bè bằng hữu.
Mình thấy bạn thiếu luận điểm này. Nhưng bài viết của bạn cũng khá hay. Chúc bạn thành công và viết được nhiều truyện hay.