- Nỗi sợ ám ảnh biến tôi thành kẻ điên
- Tác giả: Lily Gregory
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [M] Không dành cho người dưới 16 tuổi
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.109 · Số từ: 2022
- Bình luận: 6 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 11 TranAnh Truong Hà Vĩ Kỳ Nhan Phong Đỗ Phan Thái Nguyên Thụy Miên Phúc Lương Kathy Kathy An Nhiên huong huongnguyen Trường Thi Gấm Nguyễn
Ai lớn lên đều cũng có một nỗi sợ. Tất nhiên tôi cũng sợ. Sợ rất nhiều thứ là đằng khác. Nếu bây giờ nhìn tôi so với ngày xưa, tuy tôi to lớn và phát triển như bao người khác ở tuổi mới lớn nhưng gương mặt tôi luôn đượm buồn. Mặt tôi trông rất buồn. Tôi biết bản thân cần phải vui lên nên ngày nào tôi cũng cười. Dù cho cười giả tạo hay cười thật lòng đi chăng nữa thì tôi luôn có tâm lý là không cho ai thấy nỗi buồn của mình. Vì đối với tôi, cho mọi người biết nỗi buồn của tôi là hành động khiến họ có cớ để chế nhạo tôi, nói tôi mít ướt và kém xa so với người khác. Thế nên để cho họ biết về nỗi buồn và thứ tôi sợ hãi đều đồng nghĩa với việc họ sẽ chỉ trích tôi ngu ngốc và nghĩ quá lên. Khó chịu thật sự. Nên tôi chỉ tâm sự một mình. Cô đơn. Đối với tôi cô đơn là cảm giác đáng sợ nhưng chưa đáng sợ nhất bằng việc bị cười nhạo. Tôi từng có một biệt danh là “Ly mong manh dễ vỡ”. Tôi nghĩ tâm hồn tôi thật sự dễ vỡ thật. Một khi đau đớn, khó chịu và xấu hổ tột cùng thì tôi chỉ có thể kiếm một chỗ khuất, yên tĩnh một mình để khóc. Tôi không hiểu được bản thân tôi đang muốn làm gì. Đôi lúc chán cái này thì bày cái khác. Giống như trước kia tôi luôn hăng hái tham gia bài vở thì giờ tôi gần như không thèm đả động gì đến học tập và cũng chẳng quan tâm tới bất kì ai. Tôi càng buồn và càng mất đi lẽ sống. Vì tôi bắt đầu sợ chăng? Tôi quên mất cảm giác lạc quan của mình chăng? Tôi bắt đầu suy nghĩ về nỗi sợ đã lấn át tâm trí tôi.
Tôi đã tìm kiếm trên mạng về nguồn gốc của cảm giác sợ hãi. Họ nói: Lo lắng và sợ hãi là một hiện tượng vô cùng phức tạp và khó hiểu. Một tiến sĩ tên là Perkins đã nghiên cứu và phát hiện những điều thú vị về trạng thái lo lắng, sợ hãi. Tôi cũng biết chắc chắn rằng sợ hãi không tự nhiên mà có mà phải có tác động đến não bộ. Và vị tiến sĩ này phát hiện vài điều khiến tôi thấy lạ. Đầu tiên là người thuận tay phải có xu hướng dễ lo lắng, sợ hãi hơn những người thuận tay trái. Khi đọc đến đây, tôi tự hỏi rằng nếu tôi thuận tay trái hơn tay phải thì liệu có đúng như thế không? Liệu tôi có bớt lo lắng hơn hay không? Tôi không tin về điều này lắm dù ông ấy đã nghiên cứu về nó. Và nếu nó đúng thì thật bất lợi khi phải tập thuận tay phải ngay từ nhỏ. Tôi luôn nghĩ thuận tay phải sẽ ổn hơn thuận tay trái như người lớn luôn nghĩ như thế. Thế thì bên nào đúng? Điều thứ hai, phụ nữ nhìn chung có xu hướng xuất hiện trạng thái sợ hãi hơn và mức độ trầm trọng hơn đàn ông. Tôi đang nghĩ đến là do áp lực chăng? Do áp lực là một người phụ nữ hiện đại, phải vừa làm việc vừa lo lắng cho gia đình? Tôi nghĩ đa số thì sẽ bị thế thật, còn một số ít thì may mắn là có một gia đình tốt và bình đẳng về mọi phía, ai cũng có thời gian đi làm và về nhà nghỉ ngơi. Còn đàn ông thì phóng khoáng hơn rất nhiều. Nhưng sự thật thì hiện tại là một thế giới hiện đại yêu cầu sự bình đẳng. Và có một sự thật thì đàn ông hiện tại vẫn bình đẳng với phụ nữ vì cũng có người có tâm lý giống như chị em phụ nữ. Một số ít thì khác. Điều thứ ba, theo kết quả một điều tra xã hội, thì những người già có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi trạng thái lo lắng và sợ hãi hơn so với những người trẻ tuổi. Tôi nghĩ là do ‘tuổi trẻ chưa trải sự đời’ và ‘gừng càng già càng cay’ nên tôi đồng tình với kết quả này.
Và một điều đặc biệt nữa là: trái với suy nghĩ của nhiều người rằng, cảm giác sợ hãi, lo lắng là không tốt cho sức khoẻ, kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Perkins lại cho thấy: một chút cảm giác sợ hãi đôi khi lại là rất tốt. Trạng thái này khiến cho mọi người trở nên thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định, làm giảm sự hấp tấp, vội vàng vốn là nguyên nhân dẫn tới thất bại trong công việc. Điều này tôi hoàn toàn đống tình vì dù là nỗi sợ thì nó vẫn có mặt tốt và mặt xấu của nó. Chỉ tùy bạn hướng vào mặt nào hơn mà thôi. Bạn luôn bị mất cân bằng nên bạn mới có xu hướng sợ hơn. Đó là điều tác động lên não bộ khiến bạn thận trọng quá mức và biến thành nỗi sợ không xóa bỏ được. Sợ hay sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế tồn tại cơ bản xảy ra trong phản ứng với một kích thích cụ thể, chẳng hạn như đau hoặc đe dọa nguy hiểm đe dọa. Nói ngắn gọn, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.
Nỗi sợ của tôi không phải là một thứ đe dọa. Nó tốt cho tôi nhưng tôi luôn sợ. Kiểu như tôi định sẵn con đường thất bại cho tôi trước khi tôi kịp làm gì đó. Đó là lì do tôi hình thành quan niệm không quan tâm và cứ để yên mọi thứ như thế. Tôi không làm gì hết. Không một sự cố gắng. Và nó phản tác dụng. Làm tôi sợ và thấy thất bại ngay từ phút đầu tiên. Tôi không chắc chắn được bất cứ thứ gì. Một khi tôi ngã thì tôi ngã hẳn. Và sau đó tôi chỉ việc làm cho tôi quên mất tất cả như bị mất trí nhớ và sống với bộ mặt khác dù trong lòng giấu kín nỗi sợ đó.
Có cách nào để vượt qua nỗi sợ mà không cần phải quên đi và sống giả tạo?
Tôi tiếp tục tìm trên mạng để tìm cho ra giải đáp của mình.
1. Thấu hiểu: tìm ra lí do nguyên nhân mình sợ. Nói thật thì tôi đã tìm ra từ lâu rồi.
2. Hít thở: một dạng bài tập hít thở để giảm bớt căng thẳng đến não bộ và làm cho bạn bớt lo lắng. Nhưng khi nhớ lại nó thì tôi vẫn không thoát được nỗi sợ. Có làm cả trăm lần thì nó cũng chỉ bớt lo lắng. Nó không biến mất khỏi đầu tôi nhanh như gió được.
3. Tâm sự: trò chuyện về nỗi sợ của bạn với bạn bè hoặc người thân mà bạn tin tưởng. Sự thật tôi đã từng làm như thế và nó khiến tôi sợ thêm một thứ khác. Tôi đặt tên cho nỗi sợ đó của tôi là ‘sợ tiếp xúc xã hội’. Tôi không thể điều chỉnh được những lời tôi nói ra khi tôi thể hiện cảm xúc sợ hãi của mình trước mặt người khác. Và đổi lại tôi bị cười nhạo. Nên tôi cực ghét cách này. Cách đây ít phút trước tôi vừa cố ý nói lời tâm sự một cách bóng bẩy về nỗi sợ của tôi và tôi đã ăn phải quả cười nhạo từ chị tôi. Được thôi, tôi ghét chị mình! Tôi cũng ghét cả chính tôi nữa.
4. Viết ra giấy: thay vì lời nói thì viết ra giấy sẽ khiến bạn bình tĩnh và dễ nắm bắt được điểm yếu nỗi sợ của mình. Ghi chép sẽ cho bạn theo dõi mức độ căng thẳng và tìm cách giải quyết nó. Tôi làm cách này nhiều nhất. Và đôi lúc tôi cũng nhắn tin để kể lể cho bớt cảm thấy đau khổ và sợ hãi cho bạn bè thân thiết. Nhưng tôi chỉ nhắn với người thật sự kiệm lời và không cần họ phải cho lời khuyên. Tôi thấy nó khá tốt nhưng mà vẫn chẳng giải quyết được nhiều lắm.
5. Suy nghĩ tích cực. Thôi khỏi nói. Giờ tôi suy nghĩ tích cực thì ngày mai tôi sẽ tiêu cực ngay. Cuộc đời luôn đầy rẫy đau khổ. Không ai thoát được bể khổ của mình được khi còn chưa tìm ra cách tốt nhất để đánh bại nó. Suy nghĩ tích cực chỉ là để bạn có thêm tự tin. Còn để làm biến mất nỗi sợ thì còn lâu bạn mới hết sợ nếu như bạn có một tâm hồn dễ vỡ như tôi. Ví tôi như một cái ly thủy tinh. Tôi bị rơi xuống nền nhà và bị nứt. Sau đó lại bị đập nhẹ vào tường và vỡ một mảnh nhỏ xíu. Nhưng nếu cứ đập từ từ như thế thì tôi cũng sẽ vỡ mà thôi. Dù có đắp vài miếng keo vào thì tôi cũng không còn tốt như xưa và sẽ bị bỏ đi ngay thôi.
6. Nghiên cứuTôi cũng hiểu và đang nghiên cứu tại sao tôi sợ đây. Tôi không hy vọng nó có tiến triển gì tốt đẹp hơn cho lắm.
7. Thay đổi lối sống. Tôi đã nghĩ đến vấn đề này. Nhưng tôi không muốn thay đổi. Tôi mệt mỏi. Tôi không muốn nghĩ nữa. Tôi không quan tâm.
8. Tìm kiếm sự giúp đỡ. Nói thật thì tôi không tin tưởng ai. Thứ mà mọi người cho là tin tưởng thì đối với tôi nó là lợi dụng mà thôi. Ha ha, nãy giờ mọi người có thấy tôi suy nghĩ tiêu cực không? Vì nỗi sợ, vì ám ảnh mà tôi chỉ nói toàn những thứ tiêu cực mà tôi luôn giữ trong lòng. Mọi người thấy nhân cách của tôi có tệ không? Tôi bị ám ảnh. Có thể tôi sắp phát điên. Vì tôi bất lực. Tôi thật sự bất lực. Dù có tìm ra cách đi chăng nữa nhưng nó phải đòi hỏi có sự cố gắng. Mà tôi đã mất đi nó rồi. Sự cố gắng của tôi đã biến mất từ lâu. Thay vào đó là sự lười biếng và tôi chỉ lợi dụng mọi người để có lợi cho mình. Nhân cách tệ như tôi thì biến thành kẻ điên đi cho rồi. Không cần quan tâm. Cứ chém giết bất kì ai mà tôi ghét và cản đường tôi. Thế giới tôi mơ ước đã sụp đổ từ lâu. Chỉ còn nỗi sợ ám ảnh và cố sống qua ngày. Một ngày nào đó tôi chắc chắn sẽ chết nếu giữ cái suy nghĩ này. Nhưng tôi thà chết còn hơn. Tôi dù là một trong những tương lai của đất nước, nhưng tôi chẳng thiết sống nữa. Một người mất đi sẽ có người khác thay thế. Tôi chưa chết ngay được. Đợi đến khi nào tôi báo hiếu cho cha mẹ xong thì tôi sẽ yên lòng nhắm mắt chết sớm. Còn nếu có một ác quỷ chuyên hút linh hồn người chết thì có thể lập giao kèo trước rồi ăn linh hồn tôi sau cũng được. Tôi sẽ cho nó ăn linh hồn tôi sau khi nó giúp tôi cho cha mẹ và các chị em tôi những thứ tốt nhất và sống một cuộc sống sung sướng hạnh phúc. Sau đó tôi sẽ tự tử. Thế cho nhẹ lòng. Nỗi sợ ám ảnh đã biến tôi thành một kẻ điên thật rồi.
Trường Thi (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 29867
Ly đang làm mình sợ!!!
Kathy Kathy (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 7942
dù sao thì cũng ủng hộ cho bạn nha, tác phẩm này chắc có lẽ sẽ giúp cho mình không ít thì nhiều (nếu mình cố gắng)
Kathy Kathy (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 7942
mình cũng có một nỗi sợ, đó là mình đang bị 1 người bạn giận, nếu ko làm lành ngay thì ko biết họ sẽ lạnh nhạt tôi tới cỡ nào nữa. Mình sợ họ sẽ nói xấu mình này kia, rồi mọi người sẽ xa lánh mình, mình sợ điều đó lắm, rất sợ!
Phúc Lương (4 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 8589
Mỗi sự sợ hãi đều cần đối đầu, không nên né tránh. Hì vọng bạn tốt hơn.
Phúc Lương (4 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 8589
Bạn đang lập luận rằng bạn phủ định tất cả phương pháp để giảm lo lắng, nhưng chính bài viết này lại là 1 phương pháp giảm lo lắng. Cho dù bạn phủ định các phương pháp nhưng tâm lí bạn vẫn đang muốn hướng đến điều tích cực rằng cứ viết ra, biết đâu đấy. Bạn đang cố gắng mà. Cố lên dù tôi chẳng thể là người thấu hiểu và dỗ dành nỗi sợ của bạn.
Bạn đang lập luận rằng bạn phủ định tất cả phương pháp để giảm lỗ lắng, nhưng chính bài viết này lại là 1 phương pháp giảm lỗ lắng. Cho dù bạn phủ định các phương pháp nhưng tâm lí bạn vẫn đang muốn hướng đến điều tích cực rằng cứ viết ra, biết đâu đấy. Bạn đang cố gắng mà. Cố lên dù tôi chẳng thể là người thấu hiểu và dỗ dành nỗi sợ của bạn.
Nhan Phong (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 340
Mình tới làm nhiệm vụ