Diển về làm dâu đến nay đã tròn hai năm, trừ ngày cưới Nhớ không còn thấy nụ cười của vợ.
Mẹ Nhớ là một người đàn bà cam chịu, bà lấy bố anh trong thời chiến, cha chưa kịp nhìn mặt con một lần đã hi sinh. Cách mạng thành công, hai mẹ con vất vả với cuộc sống mưu sinh khó khăn, bà ôm con bỏ làng ngược từ Thái Bình lên vùng núi này sinh sống hi vọng rừng “vàng” sẽ cho hai mẹ con một cuộc sống tốt hơn.
Giữa lúc bơ vơ chưa biết bám víu ở đất này ra sao thì bà gặp ông Sênh, thấy cảnh hai mẹ con bà ông cho nương nhờ rồi lấy bà về làm vợ. Ông Sênh nghe đồn là kẻ chỉ điểm trong thời chiến, sau cách mạng lẩn trốn lên vùng núi này, ông biết chút nghề may nên cuộc sống cũng khá giả. Từ ngày lấy ông cuộc sống của hai mẹ con bớt cơ cực hơn, không phải chịu cảnh bữa no bữa đói. Nhưng cuộc sống vui vẻ đầm ấm dường như không kéo dài được lâu. Ông Sênh tối ngày rượu chè đánh đập chửi bới vợ, đay nghiến đứa con riêng của vợ, chửi rủa “thứ của nợ ăn bám” ông mỗi ngày. Nhớ chỉ biết nghe mẹ nó khóc, đôi tay gầy guộc của mẹ ôm ghì lấy nó, những giọt nước mắt nóng hổi của người mẹ chảy vào tim nó, đau đớn, nghẹn ngào, nó còn bé bỏng quá.
Rồi các em Nhớ lần lượt ra đời: Lâm, Quốc, Nhi, Trì. Nhớ lớn lên trong sự ghét bỏ của ông bố dượng, nó luôn cảm thấy đó không chỉ là cái nhìn ghét bỏ của một người cha dượng, anh cảm thấy trong đó còn có cả sự thù hằn vẩn đục. Nhớ không thể nào quên được cái nhìn ấy, ngay cả khi ông bố dượng lìa đời.
Nhưng chẳng ai lại ghét bỏ người chết, những nỗi đau mà mẹ con anh phải chịu anh cũng tha thứ hết rồi. Người ta đâu thể sống bằng quá khứ, huống chi lại là một quá khứ đáng quên đi.
Ba mươi bảy tuổi Nhớ mới lập gia đình anh đổi cả thanh xuân để lo cho mẹ va mấy đứa em nheo nhóc. Hết Nhi đứa em gái duy nhất học đại học, lại đến Lâm rồi Quốc lần lượt cưới vợ. Đến tuổi ấy anh mới lo được cho mình. Vợ anh – Diển là một cô gái hiền lành, chăm chỉ có nụ cười trong như nắng kém anh tận mươi bốn tuổi. Cái điềm tĩnh, chất phác, hiền lành của anh chàng gần bốn mươi tuổi ấy đã thu hút cô gái hơn hai mươi trẻ trung xinh đẹp. Hạnh phúc như đang mỉm cười với tất cả sau bao nhiêu nước mắt.
Cưới vợ xong vợ chồng Nhớ được cho ra ở riêng trong căn nhà ngang cũ của gia đình. Nhà trên chỉ có mẹ Nhớ và vợ chồng Quốc, vợ chồng Lâm được ở riêng hẳn nhờ mảnh đất của bố vợ cho. Trong gia đình mọi sinh hoạt vẫn chung nhau từ ăn uống đến làm vườn, làm ruộng. Từ ngày có vợ Nhớ quần quật làm việc hết ngoài vườn lại ngoài ruộng tối ngày, mọi việc trong nhà một tay Diển lo toan. Tuy nói là ở chung nhưng vợ chồng Quốc chẳng những không chịu bỏ ra thứ gì mà còn tỏ ra khó chịu với vợ chồng Nhớ. Đặc biệt là vợ Quốc, cô đi chợ thì không sao (vợ quốc làm hàng xáo ngoài chợ) có cô ở nhà là nhà cửa chẳng lúc nào yên. Đi ra đi vào cô đều quăng vào Diển vài câu như xả giận cho một ngày hoặc do cãi vã ngoài chợ hôm nay chưa đủ:
– Chỉ ở nhà có bữa cơm cũng không xong
Diển chỉ im lặng, cô chẳng muốn đôi co làm gì
– Chị không cho bà già ăn cơm trước đi, ăn cùng bà ấy rơi vãi lung tung chết khiếp.
– Thím nói thế chẳng được.
– Sao không được, tôi vất vả ngoài đường ngoài chợ cả ngày ít nhất về nhà cũng phải được ăn bữa cơm cho ra hồn chứ.
Diển lẳng lặng quay đi nhưng vợ Quốc vẫn chẳng để cô yên:
– Này, tôi nói chưa xong chị quay đi là ý gì, định coi con này không ra gì đấy phỏng?
– Gì mà trưa đến cũng không yên thế? – Quốc lên tiếng từ ngoài cổng, hôm nay hội đá gà tan sớm nên anh mới về ăn cho đúng bữa.
– Đấy, anh xem, chị ta chẳng coi tôi ra cái gì sất, chỉ có ở nhà nấu bữa cơm không xong, bảo cho mẹ anh ăn trước cho bà khỏi đợi chị ta cũng không làm được mà còn không vừa lòng với tôi đấy.
Quốc vừa vuốt con gà chiến trên tay chẳng ngẩng mặt lên nói:
– Thì chị cứ cho mẹ ăn trước đi bắt bà đợi làm gì.
– Tôi đâu có bắt, bà chỉ muốn ăn cùng con cháu chứ chẳng muốn ăn một mình.
– Có mà chị lười dọn dẹp thì có, lại còn lí lẽ – vợ Quốc bĩu môi xen vào.
– Mấy đứa về hết cả rồi đấy à? – bà cụ lụ khụ từ nhà trên xuống, tuổi già trời cũng thương ban cho đôi tai nghễnh ngãng nhiều khi đỡ phải nghe sự đời.
– Vâng về cả rồi – Quốc lên tiếng, vợ anh thở dài như nguýt rồi quay đi.
– Diển dọn cơm chờ thằng Nhớ về rồi ăn, gọi mấy đứa nhỏ về đi, chúng vẫn chơi ngoài vườn đấy.
Diển vâng khẽ rồi đỡ bà cụ lên nhà.
Đám trẻ con nít nhít, đứa nào đứa nấy bẩn như vừa moi dưới bùn lên, ở nông thôn chẳng ai theo chúng nó suốt ngày được, cứ đứa lớn trông đứa bé lớn lên tự nhiên như cây hoang cây dại vậy. Vừa thấy chúng vợ Quốc đã rít lên:
– Chúng mày về đây tao cho một trận, nghịch gì nghịch lắm thế hả? Có để tao nghỉ ngơi không hả?
Cái Bé – con gái Nhớ, rón rén chạy lên với bà cụ, còn hai đứa nhỏ – con gái Quốc – một trai một gái, chúng sốc quần chạy muốn hụt hơi. Mẹ nó cầm lấy cái cán chổi mây, vừa vụt vừa nghiến răng: “giời ơi là giời”.
Cứ thế bữa cơm diễn ra trong tiếng nấc của hai đứa trẻ, tiếng quát tháo của vợ Quốc. Nhớ im lặng ăn, Quốc ào ào cho xong bữa. Diển khẽ gỡ từng miếng cá cho bà cụ, bà già rồi để bà tự ăn là hóc nghẹn.
Nhi làm công tác trên trạm y tế xã lâu lâu mới về nhà một lần, Trì đi học trên trường huyện, mấy tháng mới về lấy tiền một lần, Diển phải tích cóp mãi mới được chút ít cho cậu em chồng hiếu học. Nhưng năm nay vườn ruộng đều mất mùa quá, chẳng có nổi tiền mà đưa cho Trì. Cậu ta về nhà vài bữa chẳng có tiền thì làu bàu bỏ đi, rồi lâu lâu cũng chẳng thấy về nữa. Người ta bảo Trì nghiện hút không có tiền đã bỏ nhà theo đám du côn nghiện ngập làm đầu gấu rồi. Bà cụ chết điếng, những nếp nhăn dày lên, tóc bạc gần hết, thân hình gầy gò cả một đời đau khổ của bà liêu xiêu như cái bóng của thời gian.
Mỗi ngày đôi mắt bà lại mờ dần đi có lẽ cũng bởi vì nước mắt, bà thương vợ chồng Nhớ, đứa con trai suốt đời lầm lũi của bà, thương đứa con dâu ngày ngày im lặng trước những cái đá thúng đụng nia của cô em dâu. Bà thấy cả, nghe cả, tuy chẳng được nhiều nhưng thấu lắm. Bà không thể nào giúp đứa con đáng thương của mình được nữa, không thể ôm chúng vào lòng như những ngày còn nhỏ. Đứa con trai lớn của bà chẳng thể có tình thương của cha, nay có lẽ cũng chẳng còn tình thương của mẹ. Bà đã bị những nỗi đau suốt cuộc đời đánh gục, người mẹ già, người phụ nữ khổ đau ấy ra đi trong một buổi chiều mùa đông, gió lạnh thốc từng đợt và mưa “nhúc nhắc” rơi.
Trở về nhà sau khi đưa tiễn bà cụ, Diển nhìn lại ngôi nhà, trước nay cô gắn bó với nó là bởi người phụ nữ mang tên mẹ chồng ấy, đứa con gái nhỏ nắm lấy tay cô, nhìn lại mảnh vườn gắn bó sao thấy quen mà lạ quá. Nhớ lầm lũi đi vào cất tiếng nói với vợ
– Vốn dĩ nó chẳng thuộc về chúng ta, cứ để bà nằm thân xác lại đây nhưng linh hồn chắc hẳn là theo con cái.
Sáng sớm hôm sau người ta thấy bóng dáng ba con người bé nhỏ nhưng vững chắc nắm tay nhau đi về phía mặt trời đang lên, họ chẳng mang theo hành lý gì nhiều, hành lý của họ có lẽ vẫn đang để ở nơi xa, nơi mà họ đang đi đến.
Cần phải trau dồi từ ngữ nhiều, vẫn còn bị lỗi chính tả.
Nhiều câu bị thừa từ dẫn đến lặp, ngắt nghỉ câu không đúng chỗ đọc dễ gây rối.
Vd: Nhớ lớn lên trong sự ghét bỏ của ông bố dượng, nó luôn cảm thấy đó không chỉ là cái nhìn ghét bỏ của một ông bố dượng, anh cảm thấy trong đó có cả sự thu hằn vẩn đục.
Cỏ (3 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 6968
Cảm ơn bạn đã góp ý :))))))))))))))))))))))
Lan Lê (3 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 31
Bài viết rất cảm động. Tựa là nước mắt thì bạn có thể tả thêm mướt mắt cho họp.
Con người ta nhận nhiều tủi nhục những giọt nước mắt cay đắng chảy ngược vào lòng.
Cỏ (3 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 6968
Cảm ơn bạn đã đọc, bài viết khá lâu rồi, thật vui vì bạn đã thích nó
Phong Tiếu Tiếu (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 2535
Bài viết của bạn hay lắm. Thật cảm động
Cỏ (3 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 6968
3 năm giờ mới có thời gian sửa lại ạ. ^^
Cỏ (6 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 6968
cảm ơn góp ý của bạn, sẽ cố gắng hơn nữa
Zen172 (6 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 702
Cần phải trau dồi từ ngữ nhiều, vẫn còn bị lỗi chính tả.
Nhiều câu bị thừa từ dẫn đến lặp, ngắt nghỉ câu không đúng chỗ đọc dễ gây rối.
Vd: Nhớ lớn lên trong sự ghét bỏ của ông bố dượng, nó luôn cảm thấy đó không chỉ là cái nhìn ghét bỏ của một ông bố dượng, anh cảm thấy trong đó có cả sự thu hằn vẩn đục.
Hãy thành công hơn nữa:))