- Phân tích bài “đại cáo bình ngô”
- Tác giả: Bạch Ly
- Thể loại:
- Nguồn: tự s tác
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 4.436 · Số từ: 1273
- Bình luận: 1 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 5 Bạch Ly Nguyễn Ngọc Thành Trương Nhật Phương Nguyễn Thị Thoa Trai Họ Nguyễn
Phân tích “Đại Cáo Bình Ngô” Nguyễn Trãi
1. Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia.
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền đọc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử Bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chúng cứ còn ghi.
– Tư tưởng độc lập của Nguyễn Trãi.
– Trước hết, nhân nghĩa theo quan niệm nho giáo chính là tình cảm tốt đẹp giữa con người tình thương và đạo lý, tư tưởng của Nguyễn Trãi dựa trên cơ sở bao hàm cả nghĩa đó. Nhưng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn rộng hơn, cao cả hơn trong hoàn cảnh nước mất nhà tan. Nhân nghĩa là phải trừ bạo tàn, yên lòng dân để nhân dân âm no hạnh phúc đánh đuổi bạo tàn xân lược.
– Tư tưởng độc lập chủ quyền của dân tộc so với Lý Thường Kiệt, tư tưởng của Nguyễn Trãi đầy đủ hơn nhiều, so với bản tuyên ngôn thứ nhất Lý Thường Kiệt khẳng định tất cả ghi ở sách trời. Thì Nguyễn Trãi khẳng định một đât nước gồm có Quốc hiệu, cương bực lãnh thổ, có phong tục tập quán, có nền văn hóa, văn hiến đã lâu đời.
– Các chiều đại tồn tại song hành, đặc biệt có lịch sử để khẳng định Việt Nam và Trung Quốc là hai nước hoàn toàn tách biệt, nếu sang xâm lược là phi nghĩa thì chúng sẽ thất bại thảm hại. Lịch sử đã chứng minh Lưu Cung tham công nên thất bại.
2. Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết án trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dong lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miện, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no lê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đát dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?
– Đối với phong kiến phương bắc ở Trung Quốc nói rằng sang Việt Nam để phù Trần diệt Hồ, đó chỉ là luận biện xảo trá mà thực chất là sang xâm lược. Bằng những dẫn chứng cụ thể Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác xâm lược cả Trung Quốc:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
…
Tan tác cả nghề canh cửi”
Chúng ra sức bóc lột vơ vét tài sản, sản vật quý hiếm. Hành hạ con người đến bức đường cùng bằng mọi thủ đoạn, không một tội ác nào có thể so bì với những việc làm mà chúng đã gây ra cho nhân dân thậm chí tiêu diệt cả một trường sống, cuộc sống của con người. Quân giặc hiện lên như một lũ quỷ khát máu, thằng há miệng thằng nhe răng, máu mỡ bấy no lê chưa chán.
– Nguyễn Trãi đã dùng cái vô cùn, trúc Nam Sơn sông Đông Hải để diễn tả cái vô tận tội ác của chúng.
3. Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;
Nêm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy sét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đó càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông;
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả.
…
Thần Vũ chả giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.
Mã Kí, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đạp chân run.
Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diêu,
Cũng là chưa thấy xưa nay.
– Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết bình ngô đại cáo, một người mang trí lớn tượng trưng cho sức mạnh cho khát vọng. Ông luôn ấp ủ khát vọng phục quốc.
– Buổi đầu khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, về binh lực, về quân giặc quá mạnh, khó khăn không có nhân tài trợ giúp. Tưởng trừng có lúc quân ta bị tiêu diệt, nhưng tấm lòng yêu nước của Lê Lợi luôn cháy bỏng luôn vượt qua khó khăn thử thách. Ông có chiến lược, chiến thuật để đánh giặc đoàn kết dân tộc thành một thể thống nhất.
“Nhân dân bốn cõi một nhà”
– Chiến lược, chiến thuật
Ban đầu vì thế và lực yếu nên đánh du kích, dần vượt qua khó khăn ban đầu, dần đến thắng lợi hoàn toàn. Bằng biện phát nghệ thuật liệt kê, dòng văn sôi nổi hào hứng lôi cuốn diễn tả được khí thế thắng lợi của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân giặc.
– Hình ảnh quân giặc hiện lên mỗi đức một cảnh nhưng chúng đều có điểm chung là sự hèn nhát hoặc bị tiêu diệt, ta có thắng lợi hôm nay bởi đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay. Bởi đất nước đoàn kết vua tôi một lòng và đặc biệt có một thứ vũ khí lợi hại là tinh thần yêu nước.
4. Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đâu đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhá sạch làu.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy.
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn
Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay.
– Nguyễn Trãi khẳng định đất nước từ nay mở ra một trang sử mới cho dân tộc, độc lập tự do nói đến quy luật muôn đời thị suy của đất nước như khẳng định từ nay đất nước được vững bền, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Có được thành quả này Nguyễn Trãi xúc động khi nhắc đến tổ tông, va mmotj niềm tin sắt đá vào một ngày mai tươi sáng. Của đất nước niềm tự hào, tự tôn của dân tộc.
Nguyễn Ngọc Thành (7 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 3
có vẻ bn thính sự khác biệt k giống người khác m.n đều vt về các chuyện ty mk bn vt về ls