- Phân tích bài thơ Tràng Giang
- Tác giả: Mộc Nghi
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.361 · Số từ: 1891
- Bình luận: 3 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 1 Mộc Nghi
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường được viết với một nỗi buồn man mác và chịu sự ảnh hưởng của thơ Đường cùng với giàu sự triết lí hàm súc. Bài thơ Tràng Giang là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điện và hiện đại.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ mang vẻ đẹp thiên nhiên đậm chất cổ thi. Cảnh vật thiên nhiên ấy lại được cảm nhận qua tâm hồn “sầu vạn kí của nhà thơ.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Ngay từ nhan đề Tràng Giang gợi nên vẻ đẹp cố thi: nhà thơ sử dụng âm Hán Việt, một cách nói chệch của chữ “Trường Giang”. Tuy nhiên nó không chỉ ý nghĩa là sông dài mà còn rộng vì nhờ vào âm vần “ang” đi liền nhau gợi lên cảm giác về con sông không chỉ dài mà còn rộng mênh mông. Hai chữ “Tràng Giang” mang sắc thái cổ điển gợi liên tưởng về dòng song Trường Giang trong đường thi, dòng sông của muôn thuở, dòng sông của tâm tưởng cùng với đó là câu đề tư gợi tả nhấn mạnh không gian rộng lớn và nỗi buồn nhớ thương sâu thẳm trong lòng người. Câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là chìa khóa cảm xúc mở cánh cửa vào bài thơ.
Câu thơ đầu của bài thơ nhắc lại nhan đề “Tràng Giang” với cách điệp từ vần “ang” gợi sự ngân vang xa. Từ láy “điệp điệp” và “song song” tạo nên khung cảnh mênh mông sông nước mà còn có “cồn nhỏ”, “gió thổi”, “làng xa” nhưng vẫn toát lên vẻ hiu hắt, lạnh nắt. “Buồn điệp điệp” phép nhân hóa gợi cái buồn thiên nhiên nhưng kỳ thực là đang diễn tả nỗi buồn trong lòng thi nhân,
Dòng sông ấy, nhìn đâu cũng là một màu buồn bã: cảnh vật thì chia ly, tan tác, thuyền và nước luôn gắn bó không xa cách nhau nhưng trong mắt Huy Cận thì thuyền và nước không ăn nhập với nhau, cảnh vật chia lìa và từ đó nỗi buồn của nhà thơ tỏa ra vũ trụ “sầu trăm ngả”. Câu thứ ba đã nói tới sự chia ly “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. Thuyền buồn vì phải rẽ dòng, nước buồn nhưng không biết trôi về đâu, cứ âm thầm mà chảy “song song” vờ như không biết nhau.
Và đặc biệt, câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” càng thể hiện được cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, vô định. Cành củi đã nhỏ bé lại là “cành củi khô” thì thật tội nghiệp, nó là ẩn dụ của lớp người đang bấp bênh, trôi nổi giữa dòng xoáy của một kiếp người.
Khổ thơ tiếp theo vẫn là nỗi buồn tiếp nỗi khổ một, cảnh vật vẫn được nhìn ua đôi mắt “sầu vạn kỷ” của nhà thơ:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Một cồn nhỏ lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu càng thêm buồn bã hơn. Từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” diễn tả sự thưa thớt, rời rạc của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng Tràng Giang, hai chữ “đìu hiu” làm câu thơ chùng xuống trĩu tâm sự. Âm thanh cuộc sống náo động của phiên chợ nghe rất xa vắng, chợ chiều làng xa mà lại đã vãn càng tăng thêm cảm giác hiu hắt, buồn bã. Nhà thơ nói “đâu tiếng” tức là âm thanh mơ hồ và chính âm thanh đó càng tô thêm vẻ hiu quạnh cho bức tranh thiên nhiên và cái hiu quạnh của lòng người. Từ phiếm chỉ “đâu” gợi tả nỗi buồn nhỉ nhoi, thưa thớt.
Hai câu sau, không gian mở ra bắt ngát. Có sự xuất hiện hình ảnh: “Nắng xuống”, “trời lên”, “sâu chót vót”, “sông dài”, “trời rộng”, “bến cô liêu” đã tạo nên một không gian ba chiều rộng mênh mông vô tận cùng mọi sự vật, mọi chiều kích. Cách dùng từ “sâu” đọc đáo của Huy Cận. Từ “sâu” chỉ để chỉ chiều sâu không để chỉ chiều cao đây là cách dùng từ độc đáo của tác giả. Huy Cận đã không dùng “cao” mà dùng “sâu”. Từ “sâu” diễn tả được sự rợn ngợn trước không gian ấy đây là cách dùng từ sáng tạo của Huy Cận. Nhà thơ gọi nơi mình đừng là “bến cô liêu” hay chính trong tâm hồn của ông cũng là “bến cô liêu”.
Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, nhà thơ đã khác họa một bức tranh thiên nhiên mở rộng ra là một bến bờ trời đất. Ta cảm nhận ra sự ám ảnh và trống trải của cảnh vật và lòng người. Tác giả cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.
Hai khổ thơ đầu của bài thơ đã cho ta thấy được một bức tranh thiên nhiên, một khung cảnh sông nước mênh mông bất tận cũng như cảnh cồn bến trong nắng chiều và tâm trạng của nhà thơ. Với sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Huy Cận sử dụng nghê thuật độc lập kết hợp bút pháp tả cảnh giàu hình tượng.
Bài thơ còn thể hiện nỗi thương nhớ quê hương, nỗi niềm đó được thể hiện qua hai khổ cuối của bài:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Mạch cảm xúc của khổ đầu vẫn là sự hờ hững, mất hết liên lạc giữa vạn vật. Con mắt nhà thơ nhìn vào bèo, những sinh vật nhỏ nhoi, yếu đuối giữa mặt nước mênh mông.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
“Bèo” là sinh vật nhỏ bé luôn trôi nổi trên dòng sông, chúng cứ luôn như vậy không có một nơi nhất định để chúng dạt vào cả. Hình ảnh diễn tả thân phận kiếp người nhỏ bé, thấp hèn. Hình ảnh “bờ xanh tiếp bãi vàng” diễn tả cảnh có màu sắc nhưng giữa không gian sông nước lại càng lặng lẽ, buồn thảm thêm. Cảm giác cô đơn khiến khà thơ muốn tìm sự kết nối, gần gũi và gắn bó nhưng không timg thấy. Hai câu thơ với hai lần phủ định “không đò”, “không cầu”, không có sự tín hiệu sự sống mà chỉ có cái mênh mông của vũ trụ mà vũ trụ mênh mông thì con người càng nhỏ bé, chỉ là những bãi cát dài hút tầm mắt. Việc sử dụng từ phủ định “không cầu”, “không đò”, không có sự giao lưu kết nối đôi bờ thể hiện mong ước của tác giả khiến cho cảnh vật càng trở nên nhỏ bé và vô vọng. Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến sự gần gũi, một sự kết nối. Phóng tầm mắt ra sông rộng thấy “mênh mông không một chuyến đò ngang”, “không cầu gợi chút niềm thân mật” để rồi thấm thía một sự cô đơn trọn vẹn. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian, thời gian vô thủy vô chung.
Niềm tha thiết với thiên nhiên cảnh vật, thấm đượm tình người. Đồng thòi mang nặng nỗi buồn, nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau sông nước là nỗi buồn của người dân trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.
Khổ cuối khép lại chất chứa niềm tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu với quê hương xứ sở:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Hai câu thơ đầu của khổ thơ là hình ảnh mang tính chất ước lệ cổ điển, thiên nhiên hùng vĩ với mây cao xếp thành nhiều lớp. Dãy núi bạc với cánh chim nhỏ cô đơn tựa như tâm hồn nhà thơ mang nặng nỗi buồn. “Lớp lớp”, “đùn”, “nghiêng” đầy chất thơ cổ điển quen thuộc. Đây là những nét thơ hiện đại vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.
Hình ảnh cánh chim nhỏ bé như đang chở nặng nỗi niềm thi nhân lạc lõng giữa ầu trời rộng mênh mông. Và lúc này đây nhà thơ không nhìn vào vũ trụ, bầu trời nữa mà nhìn vào lòng mình, gọi mình “lòng quê”. Hai chữ “dợn dợn” là từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận diễn tả tâm trạng nôn nao, day dứt của lòng người đang dợn lên trong tâm hồn, đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương nhưng quê hương mình không còn, đây là những tâm trạng chung của các nhà thơ mới thời bấy giờ.
Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng mang âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới mẻ. Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn nỗi buồn của Huy Cận là nỗi nhớ quê hương da diết tiềm ẩn khi đứng giữa quê hương.
Bài thơ mở ra bằng tiếng sóng trên sống và kết thúc bằng tiếng sóng trong tâm hồn con người. Cảnh vật vẫn đìu hiu, hiu quạnh, con người bởi thế mà trăn trở.
Câu thơ cuối “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” hình ảnh thơ, ý thơ gần gũi với thơ Đường.
Câu thơ này được gợi từ hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của nhà thơ Thôi Hiệu:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thụ?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Tản Đà dịch thơ:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Với Thôi Hiệu, cần có khói sóng để thương nhớ quê hương. Nhưng với Huy Cận chẳng cần đến khói sóng trên sông mà câu thơ vẫn òa lên nức nở.
“Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ “Lửa thiêng”. Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước cảnh thiên nhiên rộng lớn. Qua đó thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu nước thiết tha. Thi sĩ đã chọn thể thơ Thất ngôn với bốn khổ thơ như một bức họa tứ bình tuyệt tác.
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Mình đã sửa lại rồi :>
Vong (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 15936
Có đoạn này "Dòng sông ấy, nhìn đâu cũng lf một màu buồn bã" bạn gõ sai chữ rồi nè!
Bạn nắm rất vững kiến thức cô giảng!
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103