Nguyễn Tuân là nhà văn sinh ra trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác luôn đi tìm cái đẹp tiếp cận cuộc sống từ nhiều góc độ văn học, nghệ thuật. Ngòi bút của ông phóng khoáng đề cao cái tôi cá nhân sâu sắc. Chữ người tử tù nằm trong tập truyện vang bóng một thời đây là một sáng tác được đánh giá hay nhất, tuyệt vời nhất. Tác phẩm kể về những ngày cuối đời của nhân vật Huấn Cao có thể nói tác phẩm thành công nhờ tài năng sáng tạo tình huống truyện độc đáo của Nguyễn Tuân đó là cảnh cho chữ có một không hai đầy bất ngờ.
Thường thì thưởng thức cái đẹp, thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước này đều là những ở chỗ thơ mộng đẹp đẽ. Ấy vậy mà chữ người tử tù của Nguyễn tuân đã tạo ra cảnh tượng hết sức lạ lùng vượt khỏi những chuẩn mực xưa cũ. Một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” chính vì chi tiết ấy mà đã làm cho tác phẩm này hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc.
Vào một đêm khuya vắng lặng tại trại giam tỉnh Sơn, trong không gian chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, dơ bẩn. Tác giả đã miêu tả sinh động một anh hùng Huấn Cao một nghệ sĩ tài hoa, văn võ uyên bác giờ đây đang phải giam mình trong ngục tối. Nhưng chính tại nơi này để xảy ra một sự việc trọng đại làm rung động trái tim của nhiều con người.
Trong không gian tối tăm ấy “ngập tràn khói tỏa như đám cháy nhà ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu lại lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lẫn hồ”. Vị thế các nhân vật có sự đổi ngôi kỳ lạ, người cho chữ là Huấn Cao “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng” còn người nhận chữ là viên quản ngục thì lại “khúm núm”, run run bưng chậu mực. Từ một viên quản ngục quyền cao chức trọng giờ đây phải cúi đầu trước vẻ đẹp tài hoa, trước người tử tù có tấm lòng thiện lương.
Khi viết xong, có tiếng “thở dài, buồn bã” của Huấn Cao, ông đã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo “ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy quản nên thay chiến ở đi, tôi bảo thật đấy thầy quản nên tìm về nhà quê ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiện lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”. Nhờ tấm lòng thiện lương của Huấn Cao đã thức tỉnh và cứu rỗi tâm hồn của những người lương thiện nhưng lạc vào con đường tha hóa rối ren. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” những giọt nước mắt của viên quản ngục cũng như lời kính trọng sâu sắc cho vị anh hùng Huấn Cao.
Qua cảnh cho chữ đầy xúc động Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định cái đẹp thiện lương còn cảm hóa cái xấu. Nguyễn Tuân luôn đặt con người trong vẻ đẹp tài hoa, ông vẽ nên một bức tranh với hai mảng đối lập gay gắt đó là sự đối lập ánh sáng của ngọn đèn với bóng tối của phòng giam hỗn loạn xô bồ, dơ bẩn, đối lập với thanh khiết cao cả. Cái đẹp, cái thiện đối lập với cái xấu, cái ác.
Cảnh cho chữ trong tác giả chữ người tử tù là sáng tác nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Tuân. Tác giả đã dựng lên một bức tượng đài thiện lương với bút pháp tài năng của bậc thầy ngôn ngữ.
theo mình thấy thì, sẽ hay hơn nếu bạn chú ý đi sâu phân tích những hành động, cử chỉ và thái độ của các nhân vật trong phân cảnh này
Dù sao cũng cảm ơn tác giả đã đăng 1 bài viết ý nghĩa
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã góp ý nha ?
Chúc bạn thành công
Hắc Bạch Tĩnh (3 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 4040
theo mình thấy thì, sẽ hay hơn nếu bạn chú ý đi sâu phân tích những hành động, cử chỉ và thái độ của các nhân vật trong phân cảnh này
Dù sao cũng cảm ơn tác giả đã đăng 1 bài viết ý nghĩa