Phần tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phần tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Thích

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

                Khi ta nói tới chí lớn của những người anh hùng dân tộc. Thì đó chính là chủ đề bất hủ của văn học trung đại, nhiều nhất là Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời đại phong kiến, tư tưởng “trung quân ái quốc” ăn sâu vào tư tưởng của con người. Những tư tưởng như trang nam nhi phải có chí lập được công danh sự nghiệp. Nổi bật lên những tác giả Việt Nam như Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ…, còn Trung Quốc có Đỗ Phủ, Đặng Dung,… Họ là những người nói đến chí làm trai lập công danh sự nghiệp. Nguyễn Du đã thể hiện điều đó qua Truyện Kiều trong đoạn trích Chí khí anh hùng. Từ Hải là một trang nam nhi “đội trời đạp đất” có khí phách, có quyết tâm, có tài năng hơn người. Người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, có sự quyết đoán dứt áo ra đi dù Thúy Kiều muốn ngăn cũng không thể được.

             Nhắc tới chí khí của anh hùng thì hoàn cảnh của xã hội phong kiến cũng ảnh hưởng rất quan trọng tới tác giả và tác phẩm. Trong cái thời đại đó, đàn ông khi sinh ra phải có chí làm trai, lập công danh sự nghiệp. Còn phụ nữ phải có công, dung, ngôn, hạnh. Phải có tam tòng tứ đức và số phận phụ nữ bị chà đạp và coi thường, rẻ rúng. Họ luôn luôn coi cái chung hơn cái riêng. Đặt tập thể lên trên cá nhân. Bởi vậy, những tác giả như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ,… đã đưa “cái tôi” cá nhân vào trong tác phẩm văn học. Hàng loạt tác phẩm như Truyện Kiều, Tự tình, Thương Vợ, Bài ca ngất ngưởng,… là những tác phẩm nói lên tính hiện thực, tinh thần nhân đạo, “cái tôi” cá nhân của họ đã được thể hiện và nêu cao. Nhân vật trong tác phẩm và chính bản thân họ là tiêu biểu của những con người trong xã hội phong kiến thối nát, lạc hậu. Nên đoạn trích này thể hiện được những điều Nguyễn Du muốn đưa vào tác phẩm và chí làm trai và tài năng, sức vóc của người anh hùng Từ Hải

                                 “Nửa năm hương lửa đương nồng,

                       Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

                                   Trông vời trời bể mênh mang

                        Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”

Trong lúc tình yêu của Từ Hải với Thúy Kiều đang yên ấm, hạnh phúc. Chàng lại quyết chí ra đi để lập công danh sự nghiệp của mình. Khi chàng nhận ra sự thối nát của xã hội phong kiến muốn đứng nên làm một phen nghiệp lớn. Vì theo quan niệm xưa, nam nhi khi ra cuộc đời phải có công danh sự nghiệp, lập được công trạng lớn lao. Thật vậy vì Nguyễn Công Trứ đã từng viết:

                               “Chí làm trai nam bắc tây đông,

                            Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”

Từ hải chính là trang nam nhi như vậy, chàng đã “động lòng bốn phương”. Nên muốn “vẫy vùng trong bốn bể” để tạo một phen đại nghiệp. Sử dụng động từ “thoắt” chỉ sự nhanh nhen, quyết đoán, dứt khoát, mạnh mẽ của Từ Hải. Người anh hùng đứng trước tình thế khó xử khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc vợ chồng với Thúy Kiều nơi khuê phòng thân mật và không gian rộng lớn của thế giới  ngoài kia để ra sức vùng vẫy để thể hiện tài năng chí khí của bản thân.

Chàng đã lựa chọn công danh và sự nghiệp để theo đuổi hoài bão, lí tưởng ấp ủ bấy lâu nay. Nguyễn Du đã thể hiện sự trân trọng của bản thân ông với bậc “trượng phu” như Từ Hải vì chàng là người có chí lớn, là bậc anh hùng trong thiên hạ. Dù vẻ đẹp của Kiều là “nghiêng nước, nghiêng thành” chàng vẫn bỏ mọi thứ để truy cầu công danh sự nghiệp của bản thân. Chàng trông về trời đất mênh mông rộng lớn và nghĩ đến những thử thách mình sẽ đối mặt và vượt qua nó. Tầm vóc của chàng được thể hiện qua câu thơ cuối, hình ảnh “thanh gươm, yên ngưa” thể hiện sự cô độc giữa cái xã hội mù mịt mà chỉ có chàng sáng tỏ và thấu hiểu được. Chàng lên đường một mạch không quyến luyến, ngập ngừng quay đầu lại. Ở đoạn thơ tiếp theo chính là lời đối thoại giữa chàng và nàng Kiều:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi!

Từ rằng: Tâm phúc tương tri,

 Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia,

 Bằng ngay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì?”

Thúy Kiều yêu thương Từ Hải muốn đi theo chàng để nâng khăn sửa túi cho chồng, muốn thể hiện sự biết ơn của mình đối với chàng. Thể hiện với giọng điệu quả quyết và chân thành muốn đi theo chồng vì Từ Hải chính là người cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Từ Hải coi Kiều vừa như một người bạn tri kỉ, vừa coi nàng là vợ của mình. Chàng mặc dù biết Kiều hiểu rõ mình nhưng nàng vẫn muốn đi theo chàng. Đây như một lời trách móc, cũng là một lời an ủi, khuyên nhủ Thúy Kiều rằng nàng hãy đợi chàng làm nên nghiệp lớn để thỏa chí lớn và tài năng của mình thì chàng sẽ rước Kiều về nhà. Ngày vợ chồng hai người đoàn tụ cũng là ngày nghiệp lớn đã thành. Toàn dân được hưởng hạnh phúc thì chàng mới nghĩ tới hạnh phúc của bản thân. Sau đó là lời từ chối khéo của chàng đối với nàng Kiều. Chàng lo cho Kiều và hoàn cảnh của bản thân khi đứng giữa bốn bể nhưng chẳng có nơi để về. Chàng an ủi và dặn dò nàng Kiều “chờ đó ít lâu” để mình thực hiện hoài bão. Câu sau thể hiện sự tự tin của chàng về khả năng của bản thân. Như vậy ta thấy được lòng yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau giữa hai người Từ Hải và Thúy Kiều. Còn thể hiện sự tự tin về khả năng của bản thân và lòng quyết tâm cao độ. Còn hai câu thơ cuối chính hai hai câu thơ thể hiện quyết tâm của người anh hùng:

                                        “Quyết lời dứt áo ra đi

                               Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Nguyễn Du đã mượn hình ảnh con chim đại bàng. Khi trưởng thành nó dương đôi cánh lớn bay lượn trên bầu trời để gợi tả về Từ Hải. Đây là hình ảnh mang tính cổ điển trong văn học trung đại. Sự ra đi bất ngờ, quyết đoán của Từ Hải lúc chia tay và sự từ tin về một thắng lợi của chàng. Hình ảnh người anh hùng Từ Hải là sáng tác độc đáo của tác giả Nguyễn Du. Khi ông xây dựng nên hình tượng người anh hùng với khí phách hiên ngang, có chí khí, hoài bão. Có sự quyết tâm từ bỏ được cả mĩ nữ vì người xưa có câu:

                       “Anh hùng khó qua ải mĩ nhân”

Thúy Kiều là người đẹp vô cùng, tài sắc vẹn toàn nhưng chàng vẫn vượt qua và quyết tâm để ra đi thực hiện chí lớn. Người anh hùng là hình ảnh tiêu biểu của thời đại. Có tầm vóc sánh ngang với thiên nhiên và vũ trụ. Trong thơ ca cũng có tác phẩm nổi tiếng thể hiện điều đó. Với Phan Bội Châu, chí làm trai được thể hiện qua bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông:

   “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.”

Chí làm trai của Phan Bội Châu là khí phách của chí sĩ yêu nước kể cả khi thất thế phải ở tù. Nhưng sự ngông nghênh, “cái tôi” vẫn được thể hiện. Sự kì vĩ của ông với hình ảnh tấm lòng yêu nước thủy chung son sắt. Còn Chí khí anh hùng lại là áng thơ mà Nguyễn Du nói về anh hùng Từ Hải giữa thời loạn lạc. Muốn làm một phen nghiệp lớn. Thỏa chí khí, sức vóc, tài năng, muốn thể hiện bản thân. Một người là chí làm trai và lòng yêu nước bộc lộ khi có ngoại xâm. Còn Từ Hải lại muốn đứng lên chống lại chế độ phong kiến thối nát để lập công danh sự nghiệp. Mặt khác, với Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão. Thì chí làm trai lập công danh sự nghiệp thể hiện rõ trong hoàn cảnh thực tế nước ta dưới thời Trần chống quân xâm lược Mông Nguyên:

“Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử con vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.”

Phạm Ngũ Lão thể hiện ý chí muốn lập công danh sự nghiệp trong thời kì chống giặc ngoại xâm. Mặc dù ông có rất nhiều công lao cho đất nước nhưng vẫn thẹn mình chưa bằng Vũ hầu Gia Cát Lượng. Tư tưởng “trung quân ái quốc” được thể hiện rõ. Còn trong đoạn trích thì Từ Hải lại thể hiện chí làm trai của mình qua tài năng, khí phách, chí khí và sự thức tỉnh muốn đứng lên khởi nghĩa giải phóng nhân dân khỏi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến. Để lập nên một phen công danh sự nghiệp cho bản thân.

                 Từ đó, qua đoạn trích Chí khí anh hùng. Ta thấy được tình yêu thương của cặp đôi vừa là tình nhân, vừa là tri kỉ của Từ Hải và Thúy Kiều. Thể hiện rõ nét hình tượng tiêu biểu người anh hùng Từ Hải. Người mang theo chí làm trai lập công danh sự nghiệp. Có trí tuệ, sự tự tin, lòng quyết tâm của bản thân. Hình ảnh người anh hùng mang tầm vóc sánh ngang với vũ trụ. Nguyễn Du rất tinh tế khi tạo nên một Từ Hải trở nên lí tưởng hóa với hình tượng phi thường với những tính cách cao đẹp, mạnh mẽ. Đoạn trích tuy ngắn nhưng có sức truyền tải cực lớn đối với các thế hệ từ xưa tới nay. Góp phần tô đậm hình ảnh Từ Hải là người anh hùng, là hình mẫu lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong tác phẩm kiệt xuất Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Bài cùng chuyên mục

ღTử Đinh Hươngღ

ღTử Đinh Hươngღ (3 năm trước.)

Level: 7

46%

Số Xu: 1

ღTử Đinh Hươngღ đã tặng 20 Xu cho Tác Giả.

Bài phân tích hay lắm. Hi vọng bạn sẽ viết thêm nhiều bài để mọi người cùng tham khảo!


Thành Viên

Thành viên online: Anh Nguyễn Minh Minh Nguyệt Bình Luận và 103 Khách

Thành Viên: 58690
|
Số Chủ Đề: 8784
|
Số Chương: 27087
|
Số Bình Luận: 113052
|
Thành Viên Mới: Hoài Lường

duyên âm truyen 12 chom sao phân tích trao duyên 5cm/s cảnh ngày hè ma nữ đáng yêu sesshomaru thuyết minh về cây lúa phế hậu tướng quân thuyết minh về áo dài tuổi trẻ và tương lai đất nước

Audio truyện full

phàm nhân tu tiên audio

tiên nghịch audio

vũ thần chúa tể audio

thế giới hoàn mỹ audio

vô thượng thần đế audio

van co than de

Bảo Hộ Tộc Trưởng Phe Ta audio

Sư Huynh Ta Quá Ổn Trọng audio

Quỷ Bí Chi Chủ audio

Thiên Cơ Lâu: Bắt Đầu Chế Tạo Âm Hiểm Bảng audio

Tối Cường Trang Bức Đả Kiểm Hệ Thống audio

Tu Chân Tứ Vạn Niên audio

thê vi thượng

truyện teen

yêu thần ký

con đường bá chủ

thần mộ

đế bá

tinh thần biến

thần ấn vương tọa

đấu la đại lục 5