Phân tích đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Thích

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 

 

Là con người tài hoa bất đắc chí phải nếm trải nhiều đắng cay, thăng trầm trong cuộc sống. Ở đây, Nguyễn Du có trái tim nghệ sĩ bẩm sinh của một thiên tài. Ông có một con mắt thấu cả sáu cõi, một “tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Truyện Kiều của ông là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, mà đoạn trích “Trao Duyên” đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp, giằng xé chân thực của con người – Thúy Kiều.

Phong cách “song tấu” giữa tự sự và trữ tình trong Truyện Kiều luôn rất độc đáo. Nhưng phong cách chủ yếu của Trao Duyên vẫn là tự sự. Xuyên suốt đoạn trích, Kiều dãi bày ra bao nhiêu tâm tư của mình, đau có, buồn có, khổ sở có.

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Với âm điệu nặng nề gợi sự đau đớn quằn quại. Như thể “điều nhờ cậy” còn lớn hơn chính “người nhờ cậy”, nổi lên một chút bối rối ở con người vốn rất bình tĩnh tự tin. Còn ở việc dùng từ, có đến hai từ “em” trong cùng một câu là hơi rườm rà, đây là động tác tiếp nối tất yếu của cái việc không muốn mà vẫn phải làm. Đây cũng là tính chân thực của nỗi niềm và sự tươi rói của cuộc đời gặp nhau. Trong hai câu thơ hoàn toàn không khuôn sáo ấy lại hiện lên một nét vô cùng lúng túng. Và cái lấp lánh nhiều mặt ở một thiên tài đâu chỉ ở “cái biểu hiện” mà còn ở cái “được biểu hiện”. Sự kì diệu ấy có thể cắt nghĩa một phần phi lý. Thái độ trân trọng của Thúy Kiều trong việc cậy em với cách dùng từ có vẻ như nằm ngoài phong cách không cần gì phải trau chuốt, đó chính là cái ưu thế của việc làm chị trong cuộc bàn giao. Nhưng tình duyên lại là cái việc con người ta không ai có thể áp đặt được, cho nên dù là chị em thật đấy, nhưng Kiều vẫn luôn đặt Vân trong một quan hệ bình đẳng ngang hàng em có “chịu” thì chị mới “thưa”.

Nàng không chỉ nói với em mà còn kèm theo những cử chỉ, hành động. Bình thường, chị lạy em là trái đạo lý, nhưng trong hoàn cảnh của Kiều thì hoàn toàn hợp lý; vì nàng đang bày tỏ lòng biết ơn trước sự hy sinh to lớn của em. Với nàng, Vân là ân nhân, Vân phải hi sinh hạnh phúc cá nhân vì chị. Nàng cũng hiểu rõ việc mình sắp nhờ là một việc hết sức tế nhị, Vân sẽ khó xử. Nên nàng mở đầu lời trao duyên bằng những lời lẽ tha thiết gửi gắm, khéo léo, ràng buộc; bằng một thái độ khẩn khoản, chân thành đầy kính cẩn, tri ân khiến Vân khó lòng khước từ.

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

Người xưa xem tình yêu là gánh nặng, chữ tình đi liền với chữ nghĩa. Hai người yêu nhau là có mối duyên tiền định từ kiếp trước. Kiều tâm sự với Vân về tình yêu dang dở của mình – “đứt gánh tương tư”. Nàng đau khổ khi nói mối duyên của mình chỉ là một “mối tơ thừa” mà thực chất mối tình của nàng với Kim Trọng lại là một mối lương duyên rất đẹp. Nhưng đối với Vân, đó chỉ là một mảnh duyên chị trao lại, là một mối duyên không trọn vẹn. Nàng dường như ý thức sâu sắc hơn được sự thiệt thòi của Vân, tuy vậy nàng vẫn mong muốn ép buộc vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng.

Nàng Kiều trao duyên và dặn em thay lời diễn ra trên hai cấp độ. Bốn câu đầu là ngôn từ thông báo, sáu câu tiếp theo lại thêm một chút nội tâm. Nó chính là sự đau khổ khi đứng trước những lý do do chính mình đưa ra khi trao duyên, tuy thuyết phục nhưng lại cay đắng lòng người.

Kiều đưa ra lý do trao duyên rất hợp tình hợp lý, hợp tình vì bởi lẽ tình yêu đối với nàng thực sự rất sâu nặng, nàng không thể phụ bạc, mặc kệ được. Nhưng lý do cũng không kém phần hợp lý, vì nàng vẫn phải làm trọn cái hiếu, nàng vẫn phải trả ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ mình.

Nhưng rốt cuộc thì vẫn là day dứt cái lời nhờ cậy:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.”

Vì lẽ: chỉ có tình cảm chị em ruột thịt mới dễ dàng đồng cảm để thay chị gánh lấy trách nhiệm nặng nề “thay lời nước non”. Cái thực tế đắng cay và tàn nhẫn buộc Kiều phải lựa chọn giữa tình và hiếu; tình sâu mà hiếu cũng nặng. Đây là một sự lựa chọn khó khăn và nghiệt ngã của nàng. Lời của Kiều cốt để Vân thấy được sự hi sinh của mình mà thương lấy nàng, đỡ lấy gánh tình để nàng yên tâm nhận trọn cái hiếu. Đến cuối cùng, chỉ có trao duyên lại cho Vân, Kiều mới yên tâm ra đi, không còn gì phải tiếc nuối, sẽ cảm thấy mãn nguyện biết ơn sâu sắc.

Việc trao duyên cho Thuý Vân gần như đã khắc thành một nỗi đau trong lòng Kiều. Chỉ một nỗi đau nhưng được soi từ nhiều phía và phía nào cũng là đối nghịch giữa còn – mất, hợp – tan hay trong Âm – Dương cách trở. Kẻ đáng thương duy nhất chính là nàng, điều ấy lại do chính là nàng tự nhận thức. Một lần nữa “cái tôi” xuất hiện ở một đẳng cấp cao hơn. Tính bi kịch dâng dần vào điểm nút. Đó là sự hiện diện bằng cái chết, một cái chết không yên. Bởi nếu nhắm mắt xuôi tay thì được cái tư thế tưởng là vui kia “ngậm cười chín suối” đã có thể là cái dấu chấm cuối cùng. Nhưng mà không, vì cái chết kia bất công phi lý quá!  Làm sao có thể chết đi một mối tơ duyên mà kỷ vật của nó vẫn còn nguyên vẹn vẫn ấm áp hơi người:

“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung.”

Kiều cân nhắc đắn đo là phải, vì việc là hệ trọng. Nhưng lẽ ra nó chỉ có thể là một việc riêng, ấy thế mà bây giờ nó không còn là riêng được nữa. Việc trao kỷ vật cho Vân nghĩa là Kiều phải hoàn toàn đoạn tuyệt với mối lương duyên đẹp đẽ đầu đời. Từ đây, chàng Kim vĩnh viễn không thuộc về nàng nữa. Kiều nhận thức đầy đủ nỗi đau đớn xót xa khi tình yêu tan vỡ. Vì vậy lý trí mách bảo phải trao nhưng con tim thì cố trì hoãn níu giữ. Kiều trao kỉ vật nhưng không thể trao hồn kỷ vật, Kiều vẫn muốn khẳng định sự hiện diện và tồn tại của mình trong từng kỷ vật ấy. Như Hoài Thanh từng viết: “Của chung là của ai? Bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ!” Rõ ràng ở đây nàng đã phân biệt vai trò của người giữ và người có quyền sở hữu. Với Kiều, người giữ ấy có thể và cần phải là Thúy Vân nhưng người có quyền sở hữu lại chính là nàng. Bởi lẽ, kỷ vật kia là nhân chứng của một mối tình say đắm “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”. Thế mà bây giờ ngẫu nhiên diễn ra một tình hình ngược lại, bất công với sự đời: kẻ hái quả không một ngày trồng cây hai sương một nắng. Sự tàn nhẫn của cuộc đời cũng là cái uất nghẹn cứ thế tràn đi bằng những cặp câu song song giữa hai câu khái niệm giả và thực. Sự phân hợp chồng chéo đan gài vào nhau tạo thành cái nhức nhối xót xa; có khi ở sự tương phản giữa cái riêng với cái chung, giữa hạnh phúc với bất hạnh, giữa mất với còn, giữa tương lai với hiện tại.

Kế đến Kiều dặn Vân:

“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”

Tới đây Kiều càng ý thức được bi kịch, nỗi cay đắng của mình trong tình yêu và cuộc sống. Nàng mong em và chàng Kim sau này dù có nên duyên chồng vợ thì cũng đừng quên đi mình. Nàng tự coi mình là một người mệnh bạc, nàng đau đớn nhận ra một nghịch cảnh “tình chị duyên em”. Nàng xem mình là người có số phận bất hạn, bạc bẽo; trao duyên xong, Kiều dường như đã chết. Tâm trạng đau đớn tột cùng khiến Kiều mất đi sự tỉnh táo, nàng rơi vào trạng thái mê sảng, đang sống mà hoàn toàn nhắc đến cái chết. Nó dự cảm về một tương lai bất hạnh của nàng. Kiều hình dung ra viễn cảnh tương lai đối lập giữa: một bên là cảnh sum vầy của chàng Kim và Vân, một bên là linh hồn bất hạnh, cô độc của nàng trở về bay vật vờ trong gió. Nàng khao khát nhận được sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm nơi người còn sống:

“Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”.

Kiều nói rằng trao duyên xong, nàng sẽ ngậm cười nơi chín suối. Vậy mà khi trở thành oan hồn, nàng vẫn muốn đền đáp món nợ tình. Rõ ràng, đây là một tâm lý mâu thuẫn phức tạp, day dứt; nhưng lại thể hiện một tấm lòng thủy chung, nặng tình son sắt dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo của Kiều.

“Phận sao phận bạc như vôi?”

Phúc, phận là số trời, là định luật chung. Còn “bạc như vôi” lại là một thành ngữ. Sức khái quát của câu thơ mở ra nhiều trang đời thuyết minh cho nhiều số phận, nhiều kiếp người, thậm chí là nó thừa số chung cho cả kiếp “hồng nhan bạc mệnh”. Ấy thế mà đều ấy được nói ra từ miệng của nàng Kiều, đây có lẽ chỉ là một nỗi đau riêng. “Phận bạc” đã là bất hạnh, đoạn trường, nhưng cấu trúc lặp đi lặp lại “phận sao phận bạc” thì nỗi cay đắng xót xa chỉ riêng nàng gánh chịu. Nó như một câu hỏi  không có hồi âm, tận đến bây giờ nàng vẫn còn ngơ ngác. Ngơ ngác xong, Kiều lại đau đớn, xót xa trước thực tại; quá khứ đối với nàng giờ chỉ còn là niềm khao khát mãnh liệt. Và rồi, Kiều hướng đến chàng Kim:

“Trăm nghìn gửi lại tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

“Trăm nghìn” là một khái niệm chỉ số lượng, đó chính là muôn vàn ái ân mà Kiều nhận được từ chàng Kim, còn sự đền đáp về phía nàng sao mà khiêm nhường tới vậy? Nó chỉ là “tơ duyên ngắn ngủi”! Lấy cái hữu hạn đối lập với cái vô hạn, người con gái vị tha chưa bao giờ vị kỷ là nàng mới nói được sự ân hận, day dứt, giày vò. Mà ngay lúc này đây không biết tâm sự cùng ai!

Nàng yêu chàng Kim lắm, thương chàng Kim lắm. Vì vậy tuy nàng đã trao duyên cho Vân, nhưng nàng vẫn thấy mình chịu muôn vàn tội lỗi. Trong tình cảnh này, nàng không thể làm gì hơn ngoài sự tạ lỗi với chàng Kim. Cái lạy trong đau đớn xót xa, mà để từ biệt đồng thời kết thúc một mối tình đầy ngắn ngủi, đầy tiếc nuối.
và thế là khi vút lên một tiếng kêu oan, một phẫn nộ trước bất công phi lý, nàng đã tự đặt mình vào thế cân bằng chứ không hẳn là cực quan, mà là chủ quan hóa. Để cuối cùng:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”

Bằng việc sử dụng các thán từ “ôi”,  “hỡi”, cùng với nhịp lẻ như một tiếng nấc đau thương, nghẹn ngào. Như một tiếng kêu thảng thốt của người phụ nữ tuyệt vọng. Cách lặp từ gọi một cách trang trọng, như cách kêu cứu tuyệt vọng của một người chết đuối bám vào cái cọc hờ như một ảo ảnh. Điều đó càng thể hiện sự dằn vặt đau đớn khi vừa xác nhận sự phụ bạc của chính mình. Nhưng một sự thật là Kiều đã chết một lần rồi, cái chết của tâm can, cái chết của một mối tình đầu mà sau đó cuộc đời 15 năm nàng không còn có lại được nữa.

Qua đây, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn trong nhân cách của Kiều. Một tâm hồn hiếu thảo, tình nghĩa được giấu trong nhân cách thông minh, đoan trang; trong những lời nói tế nhị nhưng lại đầy tinh tế. Kiều có một tình yêu sâu nặng, thủy chung, gắn bó. Nàng cũng có một lối sống vị tha, tình nghĩa, một sự hy sinh cao cả,  một tinh thần đủ chín chắn để ý thức và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc của mình. Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cùng ngôn ngữ biến hóa linh hoạt từ hình thức đối thoại nhưng thực chất lại là độc thoại, từ sử dụng ngôn ngữ dân gian lại sử dụng ngôn ngữ bác học. Tất cả như đều thể hiện một tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, ông vừa xót xa vừa đồng cảm trước nỗi đau, ông trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp, ông đồng tình với khát vọng hạnh phúc của con người. Cùng với đó ông lên án một chế độ xã hội bất công thời bấy giờ, một xã hội mà tiền vượt lên trên tất cả, tiếng nói của con người chính nghĩa không được coi trọng.

“Bút lực” của Nguyễn Du quả thật tài tình, không hổ danh: “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Nhưng nói cho cùng nàng Kiều vẫn là một bản nhạc hay chưa một lần lỡ nhịp, cũng chính vì nó hay như vậy nên mới đáng trân trọng, đáng quý.

Bài cùng chuyên mục

Thành Viên

Thành viên online: Vũ Bảo Phong và 181 Khách

Thành Viên: 58697
|
Số Chủ Đề: 8785
|
Số Chương: 27092
|
Số Bình Luận: 113058
|
Thành Viên Mới: Hắc Miêu

duyên âm truyen 12 chom sao phân tích trao duyên 5cm/s cảnh ngày hè ma nữ đáng yêu sesshomaru thuyết minh về cây lúa phế hậu tướng quân thuyết minh về áo dài tuổi trẻ và tương lai đất nước

Audio truyện full

phàm nhân tu tiên audio

tiên nghịch audio

vũ thần chúa tể audio

thế giới hoàn mỹ audio

vô thượng thần đế audio

van co than de

Bảo Hộ Tộc Trưởng Phe Ta audio

Sư Huynh Ta Quá Ổn Trọng audio

Quỷ Bí Chi Chủ audio

Thiên Cơ Lâu: Bắt Đầu Chế Tạo Âm Hiểm Bảng audio

Tối Cường Trang Bức Đả Kiểm Hệ Thống audio

Tu Chân Tứ Vạn Niên audio

thê vi thượng

truyện teen

yêu thần ký

con đường bá chủ

thần mộ

đế bá

tinh thần biến

thần ấn vương tọa

đấu la đại lục 5