- Phân tích đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Tác giả: Uyên Uyên
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.091 · Số từ: 1790
- Bình luận: 0 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 2 Hoàng Uyên Lê Anh Quân Phạm
Truyện Kiều đỉnh cao trong đời thơ Nguyễn Du cũng là đỉnh cao của văn học Việt Nam, tác phẩm để lại những giá trị sâu sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Cuộc đời nàng Kiều trải qua bao luân chuyên, biến cố, phải trải qua biết bao khoảnh khắc đau lòng mà có lẽ đau lòng nhất chính là khoảnh khắc trao duyên cho em. Toàn bộ suy nghĩ tâm trạng của nàng Kiều được tái hiện chân thực, đầy đủ qua đoạn trích Trao Duyên.
Trao Duyên được trích trong phần Gia biến và lưu lạc, sau khi gia đình gặp cơn tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá vàng ngoài bốn trăm để lo cho cha và em thoát nạn. Đêm cuối cùng trước khi phải đi với Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã trò chuyện với em là Thúy Vân và trao duyên mình cho em với Kim Trọng.
Để thuyết phục em đồng ý thay mình trả nghĩa cho chàng Kim, Thuý Kiều nhờ cậy hết sực chân thành:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Thúy Kiều đã sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, hết sức cẩn trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nàng cũng rất hiểu cho tình thế của Thúy Vân, đây là câu chuyện rất đột ngột với Thúy Vân, đó là chuyện không phải dễ dàng có thể chấp nhận. Là cậy chứ không phải bất kỳ một từ nào khác, cậy gửi gắm sự tin tưởng, sự trông mong tha thiết của Kiều đối với em. Chịu lời là nhận làm một việc với thái độ miễn cưỡng, nàng hiểu cho tình cảm của Thúy Vân khi phải nghe những điều mình chuẩn bị giãi bày. Cặp từ lạy, thưa thoạt nhìn có vẻ phi lý trong lễ giáo phong kiến vì chị làm sao có thể lạy, thưa với em. Nhưng nó lại là hợp lý trong tư thế người cậy nhờ và kẻ được nhờ cậy. Cách dùng từ của Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể từ chối được trước những điều éo le, nghịch cảnh sắp tới.
Để thuyết phục em, Kiều đã đưa ra lý lẽ về tình thế éo le của bản thân:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Nhắc lại chuyện tình cảm của mình và Kim Trong hẳn trong lòng Kiều cũng nhói đau, hàng loạt hình ảnh thể hiện tình yêu đôi lứa được nói đến: quạt ước, tặng quạt để ngỏ ý hẹn ước trăm năm, chén thề, uống rượu thề nguyền chung thủy. Những lời hẹn thề chung thủy, sắt son, nhưng tưởng cả hai sẽ được hạnh phúc mãi mãi nào ngờ gia đình gặp biến cố khiến tình duyên lỡ dở. Hai câu thơ sau đã chỉ rõ nguyên nhân khiến Thúy Kiều phải bội ước. Gia đình gặp biến cố lớn, là chị cả trong gia đình, Thúy Kiều lúc này đặt giữa mâu thuẫn: chuyện gia đình và chuyện tình cảm, chọn chữ hiếu thì nàng bội nghĩa tình, lời hẹn thề với Kim Trọng, nhưng nếu chọn chữ tình thì nàng lại trở thành kẻ bất hiếu. Và cuối cùng nàng đã quyết định: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
Trong đau đớn, dằn vặt nàng vẫn hết sức bản lĩnh, bình tĩnh đẻ đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất: “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”. Keo loan được làm từ máu con chim loan, dùng keo loan để chắp vá cho mối duyên duyên của em và Kim Trọng. Hai chữ “tơ thừa” như nhấn mạnh vào nỗi đau của Thúy Kiều nhung đồng thời cho thấy sự tội nghiệp của nàng Vân. Biết bao đau đớn, biết bao tủi hờn trong chuyện tình duyên này. Kiều luôn tỏ ra là người rất am hiểu tâm lý và tình thế của Thúy Vân, nếu ở trên là mặc em, gần như giao phó, thì câu thơ dưới lại như một lời mông mỏi, tha thiết:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Thúy Kiều mong Thúy Vân vì tình chị em ruột thịt mà em có thể trả nghĩa cho Kim Trọng thay mình, nếu vậy:
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Trong nàng bao giờ cũng vậy, luôn có dự cảm không lành dành cho chính mình. Đồng thời với lập luận như vậy khiến Vân không nỡ từ chối lời đề nghị của mình. Bằng lối lập luận chặt chẽ, sắc sảo vừa cho thấy sự thông minh của Thúy Kiều, vừa thực hiện được mục đích khiến Vân trả nghĩa cho Kim Trọng cho nàng.
Sau lời nhờ cậy em, Thúy Kiều bắt đầu trao kỉ vật cho Thúy Vân và dặn dò em những chuyện sau này. Từng kỉ vật khi xưa của nàng và Kim Trọng đều được nâng niu, giữ gìn, mỗi kỉ vật gắn liền với một niềm hạnh phúc mà cả cuộc đời này nàng sẽ không bao giờ quên. Là chiếc vành mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều, là bức tờ mây là thư từ với những lời yêu thương họ dành cho nhau. Nhưng đó đâu phải đã hết, học còn có chung những kỉ niệm “phím đàn với những mảnh hương nguyền ngày xưa” và giờ đây Thúy Kiều trao hết lại cho em, nàng trao lại kỉ vật cũng đồng nghĩa với việc trao duyên. Nhưng khi nàng trao kỉ vật thì vẫn có mâu thuẫn, giằng xé giữa lý trí và tình cảm: lý trí thì nàng muốn trao hết cho em, nhưng tình cảm giường như không muốn: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, nàng vừa muốn trao vừa muốn giữ, giữ lại một chút gì đó cho bản thân. Tâm lý này cũng thật dễ hiểu, bởi trong tình yêu nhu cầu sở hữu rất cao, mấy ai có đủ dũng khí để trao duyên, vậy mà, Kiều đã phải làm, nên hành động muốn giữ lại một chút của chung cho mình là hành động hoàn toàn dễ hiểu và hợp quy luật tâm lý. Đồng thời nàng cũng mong họ một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc nhưng lại muốn học không bao giờ quên mình: “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây lát trao duyên này càng đau đớn, mất mát, hụt hẫng.
Trao kỉ vất đau đớn, xót xa bao nhiêu thì những lời dặn dò chuyện mai sau càng quặn bấy nhiêu:
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Sau này, mỗi khi đốt hương, đánh đàn, linh hồn của nàng sẽ trở về, khi đó nàng chỉ mong Thúy Vân rưới giọt nước để giải oan cho chị “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Ta thấy rằng ở ất cứ đâu trong Kiều vẫn khao khát hạnh phúc, sum họp: “Hồn còn mang nặng lời thề/ Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”. Dù nàng có bị vùi dập thịt nát xương mòn nhưng lòng vân nặng lời thề với Kim Trọng. Bởi vậy khi Kim Trọng và Thúy Vân được hưởng hạnh phúc gì thì Thúy Kiều cũng sẽ trở về để hưởng chung hạnh phúc ấy. Mâu thuẫn này đã cho thấy sự tiếc nuối và đau khổ của nàng Kiều đồng thời cho thấy tình cảm sâu nặng nàng dành cho Kim Trọng.
Tám câu thơ cuối, nàng Kiều trở về với thực tại đau đơn, xót xa: tình yêu dang dở, tan vỡ, mãi mãi không thể hàn gắn.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Thành ngữ “Trâm gãy xương tan” là sự tan vỡ trong tình yêu cũng là sự tan nát trong cõi lòng Thúy Kiều. Nàng thức tỉnh nỗi đau thân phận:
Phận sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Hai từ ôi, hỡi trong câu sáu chữ đã cho thấy lời gọi tha thiết, khắc khoải và nỗi nhớ và nỗi đau đến tột cùng của Kiều. Câu kết là lời nhận tội, tự trách của Thúy Kiều.
Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, sự phối hợp linh hoạt các hình thức ngôn ngữ đã diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Đoạn trích cho thấy bi kịch tình yêu và bi kịch thân phận của người phụ nữ hồng nhan bạc phận trong xã hội phong kiến, đồng thời trân trọng, ngời ca vẻ đẹp của Thúy Kiều.