- Phân tích đoạn trích ”Trao duyên”
- Tác giả: Đào Thảo Phương
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.658 · Số từ: 1009
- Bình luận: 1 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 4 Đào Thảo Phương Dao Phuong Thanh Mình Yeu Bạn Mía
Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc với ”con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” đã khắc họa thành công tấn bi kịch của người con gái họ Vương trong ”Truyện Kiều.” Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh, cuộc đời phải chịu biết bao nỗi đau. Và có lẽ, nỗi đau lớn nhất mở màn trong suốt mười lăm năm lưu lạc của đời nàng là giây phút hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu, Kiều đành nhờ Vân nối duyên với Kim Trọng. Nỗi đau ấy đã được Nguyễn Du khắc họa thành công qua đoạn trích ”Trao duyên.”
”Trao duyên” là việc vô cùng khó khăn đòi hỏi người trao duyên phải có sự thông minh tinh tế. Kiều mở đầu cuộc giao tiếp bằng những lời yêu cầu khẩn thiết với Vân:
”Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
Kiều vừa khẩn khoản vừa thiết tha như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân. Trong rất nhiều từ ngữ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, bảo, phiền… Thế nhưng Nguyễn Du lại chọn từ ”cậy”, phải chăng chỉ có từ này mới hàm chứa nội dung thông báo ”nhờ” và ”tin”? Thêm nữa tại sao là chịu lời mà không phải là nhận lời. Tại sao chịu lời trước rồi mới thưa? Nếu để Vân trình bày sự việc trước chắc gì Vân đã chịu lời. Kiều chủ động nài ép Vân vào hoàn cảnh không nhận không được cho thấy sự thông minh và khéo léo ở Kiều. Những việc đã xảy ra có lẽ Vân cũng có thể hiểu, nàng Kiều đã rơi vào hai biến cố lớn là. Khi gặp chàng Kim và khi phải đối diện với sóng gió ập đến, Kiều bắt buộc phải giải quyết mâu thuẫn giữa tình và hiếu. Đối mặt với tình huống như vậy, cuối cùng nàng đã chọn làm tròn chữ hiếu với bố mẹ của mình còn chữ tình với chàng Kim thì nhờ Vân trả hộ. Mâu thuẫn chính được thể hiện qua đoạn trích là mâu thuẫn lứa đôi và hạnh phúc bị tan vỡ:
”Giữa đường đứt gánh tương tự.”
Hình ảnh ẩn dụ ” giữa đường đứt gánh” thể hình tình yêu bị tan vỡ nàng vô cùng đau đớn khi phải lìa bỏ tình yêu đầu đời của mình. Nàng lại nhớ đến những lời thề, lời hẹn ước giữa hai người:
”Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.”
Kiều đưa ra những lời lẽ hết sức chân thành, thấu tình đạt lý để thuyết phục Vân, nào là xót tình máu mủ thay lời nước non, cho dù thịt nát xương mòn ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Khi trao duyên, biết Thúy Vân lấy Kim Trọng là để trả nghĩa cho mình chứ không phải là vì lời nước non với chàng Kim cho nên nàng chỉ trao duyên chứ còn tình yêu đâu dễ trao. Với tình yêu, Kiều là người bạc mệnh chính vì vậy nên nàng đã tìm cách trở về bằng hai con đường là để lại kỉ vật và linh hồn bất tử. Khi trao lại cho Vân, nàng mong rằng bằng kỉ vật ấy mình sẽ hiện diện ở trong đó để chung hưởng hạnh phúc với Vân và Kim Trọng. Vành hoa, mảnh hương nguyền, phim đàn, bức tờ mây đó đều là những kỉ vật đẹp đã và thiêng liêng. Bởi nó không chỉ gắn liền với những ngày đẹp nhất trong cuộc đời của Kiều mà còn là kỉ vật của riêng Thúy Kiều và Kim Trọng. Kiều không muốn trao cho người thứ ba dù đó là em gái mình. Bao xót xa trong một từ chung:
”Duyên này thì giữ vật này của chung.”
Ngày xưa hiện thực đẹp đẽ biết bao mà giờ đây đã trở thành quá khứ dĩ vãng. Kỉ vật còn đó mà đối với tình yêu Kiều không hiện diện có ý nghĩa gì đâu khi chút của tin còn mà người thì đã mất. Con đường trở về bằng kỷ vật đã không giúp được Kiều. Kiều lại mong được trở về bằng linh hồn để trả nghĩa Kim Trọng khi đó nàng sẽ nhận được sự đồng cảm từ người thương.
”Dưới xin giọt nước cho người thác oan.”
Nếu trong thiên tình sử xưa giọt lệ Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa thì trong ”Đoạn trường tân thanh” giọt lệ của chàng Kim không thể xóa tan mối tình oan khuất của nàng Kiều bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ. Kiều trở về bằng linh hồn đối mặt với thực tế đau thương ”bây giờ trâm gãy gương tan”; ”tơ duyên ngắn ngủi”; ”phận sao phận bạc như vôi”; ”nước chảy hoa trôi.” Đó là sự tan vỡ chia lìa, từ đó Kiều càng ý thức về hiện thực thì nàng càng thương mình. Kiều tự coi mình là kẻ phụ tình nhưng thực chất không phải như vậy. Từ đó, cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng yêu là mong người mình yêu được hạnh phúc.
Lời trao duyên kết thúc bằng tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng nhưng vẫn thể hiện những nét đẹp cao quý trong tâm hồn của Kiều. Đoạn thơ có bi kịch đau thương nhưng không thê lương mà lại ngồi lên ánh sáng niềm tin vào tình yêu của con người. Nguyễn Du phải là người rất am hiểu tính cách của vào con người thì mới có thể phân tích diễn biến tâm trạng, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật xuất sắc như vậy.
Dao Phuong Thanh (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3128
hay