- Quy tắc viết hội thoại trong tiểu thuyết
- Tác giả: Vương Hà
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings
- Lượt xem: 13.922 · Số từ: 575
- Bình luận: 8 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 19 Mr. Robot Thiên Lang Chí Sơn Tiểu Long Xoài Xanh Aster Canary ManThienTu Delusion Điệp Điệp Tiến Lực Fan Mặc Vũ Vô Hiểu Quỷ Tường Vi Akabane1701 Duyên Trần Lê Thiên Lộc Đào Mai Thảo Linh Tử Nguyệt Rika
Bạn nghĩ rằng viết hội thoại trong tiểu thuyết là một điều vô cùng dễ dàng?
Bạn viết hội thoại để câu chữ?
Bạn viết hội thoại khi bí ý tưởng miêu tả cảnh vật hay tâm lý nhân vật?
Nếu bạn đã từng nghĩ hoặc từng làm những điều trên thì bạn sai rồi.
Hội thoại là một phần quan trọng của tiểu thuyết nhưng các tác giả trẻ thường sử dụng hội thoại sai cách. Điều này dẫn đến tác phẩm của họ chứa quá nhiều “hội thoại thừa”. Để hạn chế “hội thoại thừa” trong tiểu thuyết, mời các bạn tham khảo kinh nghiệm viết hội thoại của mình.
1. Hội thoại phải có mục đích
Mục đích ở đây có thể là dùng đoạn hội thoại đó để khắc họa tính cách nhân vật, lột tả cảm xúc nhân vật, thúc đẩy diễn biến câu chuyện, giải quyết mâu thuẫn, đặt vấn đề liên quan đến diễn biến… Đừng câu chữ bằng những đoạn hội thoại vô tác dụng mà sau khi xóa đi, nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cốt truyện.
2. Thường xuyên kết hợp hội thoại với hành động của nhân vật
Khi mở đầu hội thoại, đừng lạm dụng quá nhiều những câu như:
– Anh ấy nói…
– Cô ấy nói…
Trong cuộc sống, bạn có thấy người ta chỉ nói mà không làm gì cả không? Có thể người ta vừa nói vừa nhìn đi đâu đó, hoặc cúi gầm xuống đất, hoặc đang nhâm nhi cà phê chẳng hạn.
3. Đừng viết hội thoại quá dài
Đôi khi, tác giả lồng vào truyện một đoạn hội thoại dài vài trăm từ để giải thích một vấn đề nào đó theo lối “từ điển bách khoa”. Hãy nhớ quy tắc, chỉ có miêu tả là dài, hội thoại không dài.
Kết thúc kinh nghiệm về “hội thoại thừa”. Sau đây, mình xin viết tiếp một vài kinh nghiệm về “hội thoại sai”
1. Hội thoại và tính cách nhân vật là “một cặp đôi” không thể tách rời
Trong một câu chuyện có nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật lại có tính cách khác nhau. Đừng gán một kiểu hội thoại cho tất cả các nhân vật mà bạn tạo ra.
– Ví dụ 1: Người lịch sự thoại lịch sự, người mất dạy thoại mất dạy… Khi người lịch sự trở nên mất dạy và người mất dạy biến thành lịch sự thì thoại cũng phải chuyển biến theo.
– Ví dụ 2: Một anh chàng sẽ thoại với bạn bè một kiểu, thoại với bạn gái một kiểu và thoại với bố mẹ kiểu khác…
Nếu bạn không phân biệt rõ ràng thoại giữa nhân vật này và thoại giữa nhân vật khác thì tác phẩm của bạn sẽ bị mất điểm trầm trọng.
2. Viết hội thoại tự nhiên – Tránh hội thoại đọc lên nghe rất gượng
Đọc lên nghe rất gượng. Chắc các bạn cũng phần nào đoán ra được lỗi viết thoại này rồi. Khi viết ra một câu thoại mà đọc lên, bạn cảm thấy khá gượng thì xin chia buồn, bạn đã viết sai.
Có 2 câu thoại sau:
– Bồ ơi, mình đi đâu thế?
– Đi đâu đây bồ?
Bạn hãy thử đọc 2 câu thoại trên xem câu nào gượng hơn. Chắc chắn là câu ở ví dụ 1 gượng hơn rùi, đúng không?
Đó là một số kinh nghiệm của mình. Tác giả nào có kinh nghiệm khác về viết thoại hãy bình luận bên dưới cho mình và các tác giả khác tham khảo nhé.
Tường Vi (5 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 8636
Dù không phải đồng quan điểm về tất cả các ý nhưng dù sao cũng rất cảm ơn tác giả với những chia sẻ này. Vì mình đọc nhiều tác phẩm lời thoại như kiểu thuyết minh ý.
Vô Hiểu (5 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 15
Bài viết khá hay nhưng lần sau bạn viết chi tiết hơn đi chứ nói chung quá!
Hero ComeBack (6 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 92
rất hay nó giải quyết được vấn đề giải quyết hội thoại của mình, một người lười tìm hiểu :))
ManThienTu (6 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 67
Mình thấy bài viết này rất hữu ích!
Aster Canary (6 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 438
Mình thì nghĩ góp ý về hội thoại của bạn là đúng nhất khi viết kịch bản phim. Mình xem nhiều phim Việt, thấy diễn viên nói tràng giang đại hải, nghe không tự nhiên và đậm chất kịch sao ấy. Thoại trong kịch bản phim yêu cầu phải ngắn gọn, xúc tích xen kẽ với hành động và sự tương tác với các nhân vật khác. Nhưng trong tiểu thuyết, tác giả thường viết theo mạch cảm xúc vì vậy thoại thường dài, mang nhiều tính triết lý, mà độc giả lại đọc nhẩm bằng chất giọng trong đầu của họ nên không thấy gượng gạo hay có gì kỳ. Dù sao thì mình vẫn ủng hộ viết thoại ngắn gọn, xúc tích. Nếu như nhân vật phải giải thích một vấn đề rất dài thì tác giả nên thêm vào một số hành động để tạo khoản nghỉ cho thoại.
Chí Sơn (6 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 2833
Ta lại có suy nghĩ thế này. Hội thoại dài ngắn phải dựa vào ngữ cảnh, trường hợp diễn ra của đoạn hội thoại. Cộng thêm, nếu lời thoại quá phức tạp thì nên chia ra chứ đừng nhồi nhét cùng một chỗ. Đặc biệt, mấy lời thoại kiểu suy luận nên có sự tương tác, trao đổi với người khác để làm bật ý nghĩa trong từng câu nói.
Hy Nguyen Quang (6 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1406
Đồng ý kiến với bác quản gia, mấy nhân vật thám tử cũng thường nói rất dài, nhưng không bao giờ thừa thông tin.
Thiên Lang (6 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 10054
Không chung ý nghĩ về "hội thoại dài". Vì trong số các nhân vật mà QG biết tới (từ tác phẩm của bản thân) có một vị Thần Trí Tuệ, dài dòng nhưng câu nào ra câu đó, chắc chắn không có thừa.