Chữ “a” – con chữ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc sống của rất nhiều người, bao gồm người đang viết bài này. Vấn đề quan trọng ở đây là chữ “a” có đơn giản chỉ là “a” hay nó còn nghĩa nào khác? Câu trả lời cũng đơn giản lắm. Chữ “a” phức tạp hơn những gì mọi người biết về nó.
Theo từ điển của viện Ngôn ngữ học được xuất bản vào năm 2003, chữ a có nhiều nghĩa lắm. Hơi nhiều nhưng cũng “dễ nắm bắt và dễ hiểu” như nhạc của Đen Vâu vậy. Xin lỗi mọi người trước vì những điều tiếp theo sẽ đụng chạm đến thói quen viết của nhiều người.
Trước hết, mời năm trăm đồng chí đọc qua mấy cái ví dụ đơn giản bên dưới:
– Chữ A là con chữ thứ nhất của bảng chữ quốc ngữ.
– Rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái. (A là một loại nông cụ gồm hai lưỡi cắt tra vào cán dài, để cắt cỏ, rạ hay gặt lúa)
– Một a bằng một trăm mét vuông.
– A vào giật cho được. (A nghĩa là sấn vào, xông vào)
– A! Mẹ về rồi!
– Viết thế này cũng đòi làm nhà văn a? (Chữ “a” cuối câu dùng để biểu thị ý hỏi, hơi lấy làm lạ hoặc mỉa mai)
– A là viết tắt của Ampere (Ampe, còn được viết là am-pe, cũng còn được gọi là ăm-pe, ký hiệu A, là đơn vị đo cường độ dòng điện trong hệ SI, lấy tên theo nhà Vật lý và Toán học người Pháp là André Marie Ampère. – Wikipedia).
– Tôi ngồi ở khán đài A nên thấy rất rõ diễn biến của trận đấu.
– Nhà tôi ở số 89A, đường Trần Phú.
– Hàng loại A, tốt lắm đấy!
Tất cả các ví dụ ở trên là tất cả các ý nghĩa của chữ a đơn giản. Ở những ví dụ lạ, khó hiểu, người viết có mở ngoặc chú thích rồi. Những trường hợp còn lại chắc sẽ dễ hiểu.
Ngày mới cầm điện thoại, truy cập vào khung Quản Lý Bài Viết của Vnkings, mình thấy có nhiều bạn lạm dụng chữ a trong bài viết. Phần lớn là lạm dụng vào văn viết. Vui cũng a, buồn cũng a. A nằm ở giữa câu. A cũng nằm cuối câu. Người duyệt đọc xong, hụt hơi, giận quá, lật bàn phím, không duyệt nữa. Xin lỗi các bạn không lạm dụng chữ a.
Có lẽ việc bắt chước sử dụng chữ a một cách lung tung trong văn viết là do đọc quá nhiều bản chuyển ngữ, dịch thô của truyện đến từ nước bạn. Theo ý kiến của một bạn nào đó, bạn đó thẳng thắn bày tỏ rằng đây là một thực trạng đáng buồn khi lớp trẻ vứt bỏ ngữ pháp tiếng Việt, cắm đầu tiêm nhiễm những kiểu viết văn kì cục rồi ứng dụng vào việc viết. Đáng sợ hơn, khi bị nhắc nhở góp ý, các bạn trẻ còn gân cổ lên nói viết vậy mới là hay, mới hút nhiều lượt xem. Người ta cũng viết, cũng sống ầm ầm thậm chí được nhiều người biết đến. Sao anh chị hổng nhắc mà cứ nhắm vào mặt em?
Thật sự là rất đáng buồn. Ông cha ta dày công mày mò nghiên cứu, thay đổi chữ viết từ bảng chữ Nôm đầy nét này nét nọ sang bảng chữ quốc ngữ dễ thương, dễ học dễ hiểu. Ngữ pháp tiếng Việt cũng vậy. Không phải cứ khơi khơi mà có, cứ hít thở là ra ngay. Đó là một công trình nghiên cứu vô cùng vất vả.
Ông cha ta chọn cách “hi sinh đời bố, củng cố đời con” để việc học chữ của chúng ta được tiện lợi, dễ dàng. Sao có một vài bạn trẻ cứ vứt bỏ chữ viết với ngữ pháp nước mình để học ngôn ngữ gì lạ lạ, cà chớn ấy nhỉ? Nói thật, nếu bạn chọn viết truyện kiếm hiệp, tiên hiệp, cổ đại nhưng viết bằng ngữ pháp tiếng Việt thì không cần bạn viết hay như Giao Chi, mình vẫn vui vẻ duyệt cho bạn.
Tìm tòi, say mê khám phá không sai nhưng hãy biết chọn lọc và đừng tiêm nhiễm những kiểu ngôn ngữ, những cách viết kì cục vào người rồi ứng dụng. Cái gì cũng vậy, thành thói quen rồi rất khó bỏ. Đừng vì thấy cái gì đó nó ngộ ngộ mà nhắm mắt vơ bừa, học bừa. Cái chữ a trong bài viết này cũng vậy. Mình cam đoan, chín mươi lăm phần trăm các bạn hay chèn chữ a vào lời thoại, vào câu văn chưa từng lật từ điển ra xem từng tầng nghĩa của chữ a.
Mình có từ điển đấy. Google cũng có và rất phong phú. Đi lướt mạng, thấy từ ngữ, văn phong gì lạ thì hỏi năm trăm anh em. Sợ bị anh em cười nhạo thì tra Google hoặc lật từ điển ra xem. Xem thật kĩ trước khi ứng dụng vào việc viết.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài.
Chúc mọi người một tuần vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
Mod có thể giải thích giúp mình phần ampere được không. Ý của Mod chắc là đơn vị đo cường độ dòng điện (I) kí ký hiệu là A (ampe), nếu vậy thì Mod nên thêm phần giải thích ngoặc đơn vào phía sau (do nhiều người thật sự không biết, thật đấy) và cũng là để tránh nhầm lẫn với định luật Ampere, tên của nhà khoa học Ampère hay là một ứng dụng điện thoại (app) cũng có tên là Ampere mà không viết hoa.
Vong (4 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 15936
Sau chữ a hay trước chữ a không phải là buồn thôi mà còn gây khó chịu. Vào đọc thấy thôi là anh ra luôn!
Em đã phải vất vả quá rồi! Thương Bụi lắm!
Chỉ mong các bạn nhỏ có thể nghĩ thấu đáo hơn chút!
"Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." (4 năm trước.)
Level: 15
Số Xu: 20
Chữ a nằm cuối câu mang hàm ý mỉa mai đó em. Chắc những bạn trẻ đó học từ cách viết truyện của mấy bản dịch thô trên mạng.
"Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." (4 năm trước.)
Level: 15
Số Xu: 20
Okie bạn ^^ Mình sẽ bổ sung sau.
Điền Bách Diệp (4 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 6921
Đọc nhiều bài có mấy chữ "a" cuối câu mà hụt hết cả hơi, "a" có gì mà hay thế không biết???
Bodhi (4 năm trước.)
Level: 16
Số Xu: 20412
ôi chao, ta lại mong thế quá :)))
Thiên Ảnh (4 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 9011
Bài viết thật sự rất bổ ích! Mình không ngờ là chữ "a" còn có nhiều nghĩa như vậy.
Thiên Ảnh (4 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 9011
Mod có thể giải thích giúp mình phần ampere được không. Ý của Mod chắc là đơn vị đo cường độ dòng điện (I) kí ký hiệu là A (ampe), nếu vậy thì Mod nên thêm phần giải thích ngoặc đơn vào phía sau (do nhiều người thật sự không biết, thật đấy) và cũng là để tránh nhầm lẫn với định luật Ampere, tên của nhà khoa học Ampère hay là một ứng dụng điện thoại (app) cũng có tên là Ampere mà không viết hoa.
Phúc Lương (4 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 8589
A, bài này bổ ích quá à. Hi hi
"Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." (4 năm trước.)
Level: 15
Số Xu: 20
Ta còn tưởng anh nào bắt cóc nàng rồi. ?
Bodhi (4 năm trước.)
Level: 16
Số Xu: 20412
*ôm Dao. Ta bận quá nàng ạ ???