Ngày thứ nhất, tôi nhìn thấy cậu. Một cậu bé có mái tóc màu hung đỏ, ngồi một mình bên bờ hồ khi chiếc xe chửo tôi cùng gia đình đi ngang qua.
Khi ấy là một ngày nắng hạ, khi mà cái nóng ban chiều thiêu đốt tôi cùng tiếng ve kêu rộn ràng khắp vườn me. Không như những đứa trẻ ham học ở thành phố, tôi chẳng tham gia lớp học hè nào cả, một lớp nhỏ như học võ học hát cũng không. Thay vào đó, tôi cùng gia đình về quê xa tít ngoài kia bằng chiếc xe bốn bánh cũ kĩ nhà tự mua, sống ở đó với họ hàng cho hết hai-ba tháng hè rồi quay lại thành phố, sẵn sàng cho những tháng học hành chán ngắt khác. Quê tôi không nóng như thành phố, thậm chí có lúc lạnh run người với những cơn mưa hè bất chợt kéo đến ngập cả đường. Nhưng có lúc, nóng đến độ tôi có thế ước mình sống suốt đời trong một chiếc tủ lạnh bé con.
Khi ấy, là lần thứ sáu tôi trở về quê.
Lúc đó tôi vẫn chỉ là một cô bé con, thích cột tóc hai chùm và thích nhét đầy kẹo dẻo trong túi áo với đầy cột tóc và kẹp nơ. Tôi thích mèo và sợ hãi những chú chó, nhưng lại chẳng sợ nếu một con sâu lông tí hon rơi từ cành bàng xuống chỗ chúng tôi vui chơi trên sân trường. Tôi tự hào rằng mình được nhìn thấy nhữung chú đom đóm còn những người bạn thành thị khác thì không, cả những con ếch, con nhái mình tơn nhẵn xanh lè nữa. Cảm giác thật tuyệt khi được những người bạn khác trầm trồ về những thứu tôi được nhìn, được nghe ở quê hương tôi.
Cả tiếng dễ kêu rả rích trong bụi rậm, cả những con bọ rùa thơ thẩn trên tán lá.
Cả cậu.
Những đứa trẻ làng quê chúng tôi ưa thích việc nô đùa bất kể nắng hay mưa. Chúng tôi có thể kéo nhau làm ầm cả xóm chỉ vì bắt một con tắc kè hoa, hoặc dầm mưa rồi bị mẹ mắng xối xả. Tôi yêu thích việc bày trò chơi đồ hàng với những bạn gái cùng xóm, nấu cơm bằng lon nước ngọt có ga, lấy lá làm đĩa và lấy tăm làm đũa, rồi pha sữa uống như thể chúng tôi là những nàng công chúa kiêu sa vậy. Tôi yêu khoảng thời gian ở quê, bất cứ khi nào được nghỉ học tôi đều mong được về lại nơi ấy, vô tư đùa giỡn, chẳng cần phải lo nghĩ gì đến kết quả học tập hay những chuyện lặt vặt trong lớp. Thế nhưng cậu khác với bạn bè tôi. Cậu không đùa giỡn với bọn trẻ trong xóm, mà chỉ thui thủi một mình bên bờ hồ, dường như chỉ nhìn ra mặt hồ gợn sóng ấy mà thôi. Những đứa trẻ cũng chẳng để ý đến cậu. Chúng cứ vượt qua cậu, mải mê với trò đuổi bắt. Cậu chẳng giống bất kì ai trong số những người tôi quen ở quê, quần áo cậu giống những cậu con trai cùng lớp tôi, sáng sủa và sạch sẽ. Những cậu bé thành thị.
“Mẹ ơi, ai kia ạ?” Tôi vừa níu áo mẹ, vừa chỉ tay về phía cậu. Xe sắp cách chỗ đó một khoảng xa rồi. Nhưung mẹ tôi nhíu mày. “Là út Quyên nhà cậu Hải, thằng Nam nhà hàng xóm mình đó! Con quên bọ nó rồi sao?”
“Không phải!” Tôi phồng má, liên tục trỏ tay về phía cậu với vẻ cáu kỉnh. “Bạn kia cơ! Cái bạn ngồi bên bờ hồ ấy!”
“Làm gì có ai ngồi ngoài hồ đâu con. Liên à, con say xe rồi hả? Lại đây mẹ ôm nào.” Mẹ tôi dịu dàng kéo tôi vào lòng. Tôi buộc phải rời mắt khỏi cậu để nhìn con đường mà chúng tôi đang đi. Sắp về tới nhà rồi, chỉ còn cách vài vườn trà nữa…
Khi ấy, tôi nghĩ rằng cậu cũng nhìn tôi.
Về tới nhà, tôi mặc kệ đồ đạc của mình mà phóng ra ngoài hồ bằng xe đạp. Lũ trẽ cùng xóm đã kéo đến chỗ khác chơi, hồ nước bớt đi tiếng ồn ào ấy nên trông thật yên tĩnh và nhàm chán. Tôi thở không ra hơi vì đạp xe quá nhanh, nhưng mừng vui vì cậu vẫn còn ở đó. Một mình nhìn ra lòng hồ. Tôi chạy đến cạnh cậu, nặn ra một nụ cười thật tươi rồi chìa tay ra. Trong lòng bàn tay là ba, bốn cục kẹo dẻo đầy màu sắc.
“Cậu mới từ thành phố xuống phải không? Tớ là Liên, bọn mình làm quen nha! Tớ có kẹo nè.”
Tôi chắc chắn rằng cậu đã nhìn tôi.
.
Ngày thứ hai, cậu không còn ở hồ nước nữa.
Tôi gặp cậu trong vườn chè, khi tôi và bọn cùng xóm chơi trò trốn tìm. Núp trong vườn chè là cách nhanh nhất để bọn nó muốn tìm tôi, nhỏ chút xíu trong cả vườn chè rộng lớn, cũng khó. Tôi núp dưới một thân cây, cười khúc khích khi nghe tiếng nhóc Sơn vừa gọi tên tôi í ới vừa đi tìm chỗ nào đó xa lắc. Phen này tôi lại thắng nữa rồi, tôi luôn thắng trò trốn tìm này đó! Nếu tôi thắng ba lần, bọn trẻ chơi cùng sẽ mua cho tôi một ly nước đá me làm phần thưởng cho kẻ chiến thắng. Bất cứ trò gì cũng vậy cả, phần thưởng luôn là nước đá me của cô Sáu. Chúng tôi thích món nước đó lắm. Mà chẳng mấy khi có đứa chơi đủ để được uống nước miễn phí cả. Thế là sau đó cả bọn lại tự mua lấy cho mình một ly.
Bất thình lình, tôi nhìn thấy tiếng sột soạt sau lưng. Chết, thằng Sơn thấy mình rồi hả? Tôi giật mình nhìn lại thì thấy đôi chân gầy teo chầm chậm bước về phía tôi. Tôi nghĩ chắc lần này mình thua rồi, nhưng vẫn cố nép vào sâu trong gốc cây để tán lá che kín hết người mình. Đôi chân ấy bước lại gần, gần hơn nữa. Rồi cậu ngồi sụp xuống mà nhìn tôi chằm chằm. Tôi, vẫn còn tưởng đó là Sơn, khi thấy cặp mắt nâu đó nhìn tôi chòng chọc liền đứng phắt dậy.
“Tao thua rồi!”
Nhưng thằng Sơn thật thì đang ở tuốt bên kia đường.
Thế là tôi lại sụp xuống, bất chấp việc từng Sơn đã nghe tiếng tôi hay chưa.
“Cậu làm gì ửo đây thế?” Tôi hỏi chóng vánh.
“Hái chè.”
“Hái chè làm gì?”
“Chơi.”
“Làm gì với nó?”
“Thổi sáo. Vui lắm.”
“Chỉ vậy thôi hả?”
“Ừ.”
“Còn gì nữua không?”
“Còn.”
“Gì á?”
“Kẹo.”
Một vốc kẹo được thả vào tay tôi.
“Kẹo bạc hà đó.” Cậu bạn cười tươi rói, tít cả mắt lại. Thật khác với vẻ buồn bã bên hồ lúc ấy.
“Cảm ơn!” Tôi cười toe.
“À.”
“Gì á?”
“Tớ tên Long.”
“Long!” Tôi lặp lại cái tên đó một cách thích thú.
“Nhà tớ mới chuyển từ Sài gòn lên. Nên tớ lạ chỗ.”
“Ra thế. Nhà tớ cũng ở Sài gòn nè!”
“Vậy hả?”
“Ừ! Đây là quê tớ, hè nào tớ cũng về đây hết.”
“Vậy mai cậu dẫn tớ tham quan nhé?”
“Tất nhiên rồi! Hứa đó!”
Tôi vẫn nhớ cuộc nói chuyện đã diễn ra như thế.
Sau đó tôi về nhà. Trò trốn tìm cũng chẳng ai được thưởng cả, ngoại trừ tôi với một vốc kẹo bạc hà cậu cho. Tôi vui lắm. Tối hôm ấy, tôi đã kể về cậu với gia đình tôi bằng giọng kể mà tôi cho rằng đó là chất giọng hào hứng nhất mà tôi có. Về người bạn mới quen, về nụ cười tỏa nắng của cậu. Nó giống ba lắm. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy nó giống biết bao. Từ cái tên, nét mặt, đến nụ cười và đôi mắt nâu ấy. Ba tôi trong bức hình chụp thưở nhỏ cũng xinh đẹp như vậy. Bối tôi nghe thấy thế thì cười, và kể tôi nghe rằng, ngày xưa bố cũng gặp một cô bé rất dễ thương khi bố mới chuyển về quê sống. Cô bé ấy như tình đầu của bố vậy. Tôi nghe xong lại cười toe toét, đến tận giờ ngủ tôi vẫn mong đến ngày mai thật nhanh, dắt cậu đi vòng quanh xóm làng.
Thế nhưng, ngày thứ ba, tôi không gặp cậu.
Ngày thứ tư, và ngày thứ năm. Và đến cuối hè.
Cả những mùa hè sau đó.
Tô không còn gặp cậu.