- Suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Tác giả: Linh Tú
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 5.402 · Số từ: 2076
- Bình luận: 3 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 2 Trường Thi Thủy Linh
Tri thức có vai trò rất quan trọng đối với loài người. Nó giúp ta thêm hiểu biết, như người xưa đã có câu: “Có tri thức là có tất cả.” Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách, bởi sách chứa đựng tri thức, là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người.
Vậy theo ta hiểu sách là gì?
Sách là tài sản vô giá là người bạn tốt của chúng ta vì sách lưu giữ toàn bộ những tri thức trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống. Sách còn là kho tàng tri thức của nhân loại.
Hiện nay có nhiều phương tiện có thể giúp con người tích lũy tri thức như tivi, đài báo, internet,… Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Khi bạn đọc một quyển sách như là bạn đang tiếp cận với một thế giới bao gồm những điều lý thú và kỳ lạ mà bạn chưa biết. Nhưng quan trọng nhất là bạn có biết mở cánh cửa để bước vào thế giới đó hay không, việc đó phải phụ thuộc vào cách đọc sách của bạn. Đọc một quyển sách mà nghiên cứu kỹ, tìm tòi học hỏi thì khi bạn đứng trước cánh cửa tri thức bạn có thể dễ dàng đẩy cánh cửa đó ra một cách nhẹ nhàng. Ngược lại, bạn đọc sách với thái độ hời hợt, sơ sài, không chú tâm thì khi bạn đứng trước cánh cửa tri thức bạn sẽ không thể mở ra được cho dù bạn có cố gắng đến mức nào. Thậm chí với thái độ đọc sách qua loa bạn còn không có tư cách nhìn thấy cánh cửa của tri thức đó.
Sách giúp ta hiểu biết hơn về nhiều mặt như khoa học – kỹ thuật, kinh thế, chính sách tài chính hay là giúp ta tiến bước trên con đường học tập kiến thức mới dễ dàng hơn. Đọc sách còn bồi về giáo dục, nâng cao khiếu thẩm mỹ. Nó còn giúp ta tự giáo dục lại đạo đức, tình cảm, hoàn thiện bản thân và góp phần nào vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy đọc sách chính là cái đích hướng đến của tất cả mọi người trong khát vọng chinh phục tri thức. Nhưng bạn phải cảnh giác với sách có nội dung không lành mạnh, độc hại. Khi bạn đọc những cuốn sách như thế sẽ ảnh hưởng tới chính bản thân mình đôi khi còn ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như nghĩa rộng hơn là ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Và bạn cũng phải lưu ý về sách nói đến sức khỏe vì nó có thể hại chết người bởi một số lỗi in sai.
Vậy bạn nghĩ sao về giới trẻ hiện nay với việc đọc sách? Theo thống kê thì người Việt đọc sách quá ít so với thế giới. Trung bình người Việt chỉ đọc bốn cuốn sách trên một năm. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hiện nay giới trẻ cũng đọc sách nhưng theo khảo sát thì sáu mươi phần trăm là truyện tranh, năm mươi phần trăm là truyện ngắn, ba mươi năm phần trăm là truyện dịch, cuối cùng là ba mươi phần trăm tiểu thuyết. Rất ít bạn trẻ để tâm tới những quyển sách như “Những người khốn khổ”, “Đắc nhân tâm”, “Bài giảng cuối cùng”,… Và nhiều sách hay đồng thời có ý nghĩa khác. Nhiều bạn tiếp thu sách một cách thụ động, trong suy nghĩ của các bạn đọc sách là do giáo viên ép buộc, đọc khi có bài tập, bài giảng thuyết trình,… Chứ không vì bản thân. Vì sao giới trẻ lại ít đọc sách? Đơn giản đó là vì lười. Thà rằng dành thời gian để lướt facebook chứ không chịu bỏ thời gian để đọc một cuốn sách nhàm chán. Chính vì những lý do nhưng vậy giới trẻ mới dần mất đi khái niệm về việc đọc sách cũng như thói quen đọc sách. Thay vì đọc sách họ có thể đi đua xe, hay chơi game và một số trò chơi mạo hiểm… như vậy có phải thú vị hơn nhiều hay không?
Vì lười đọc sách nên các bạn trẻ thiếu hụt tình cảm, không thể nào cảm nhận được các tác phẩm văn học dẫn đến nhận thức kém, ứng xử kém. Việc lười đọc sách sẽ khiến các bạn học sinh, sinh viên thiếu hụt tri thức, đôi khi có tri thức nhưng lại không thể hiểu về chiều sâu của tri thức, lười vận động, thiếu năng lực tìm tòi. Lười đọc sẽ khiến các bạn nghèo nàn về từ ngữ. Nhiều câu văn cẩu thả, trích dẫn các câu nói sai lệch giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia.” vì họ không biết câu trích dẫn đó chính xác nằm ở đâu. Trong sinh hoạt, cuộc sống hằng này nhiều người thiếu đọc sách nên phát ngôn ra những từ ngữ thô tục, cộc lốc,…
Đó là nói về việc lười đọc sách và ít đọc sách, còn về đọc sách thiếu chọn lọc thì sao? Có câu nói: “Đừng đánh giá một cuốn sách chỉ qua trang bìa.”, nhưng các bạn trẻ đọc sách thì là đánh giá quyển sách qua trang bìa và cách trang trí của nó. Cuốn sách hay sẽ luôn tỏa sách cho dù là ở hình thái mộc mạc nhất. Đi vào nhà sách, chắc nhiều bạn sẽ kiếm cuốn sách nào bắt mắt nhất, đẹp nhất, rực rỡ sắc màu nhất, cái quan trọng là quên không đọc nội dung xem cuốn sách đó nói về vấn đề gì, liệu nó có phải là cái mình cần hay không? Tự động bỏ qua những cuốn sách có trang trí đơn giản, nhưng bên trong đó lại chứa đựng nội dung cao đẹp đầy tính nhân văn và ý nghĩa. Hãy nhớ rằng chọn sách cũng như chọn bạn thân. Chọn được sách tốt nghĩa là bạn có một người bạn thân tốt, luôn lắng nghe và giúp bạn trong việc truy cầu tri thức. Chọn sách không tốt nghĩa là bạn có người bạn thân giả tạo, người bạn thân đó sẽ đưa bạn vào con đường lệch lạc. Vì giống như là người bạn thân nên khi ta chọn sách nhớ phải chọn lọc kỹ càng và đặc biệt phải có số lượng nhất định.
Bạn đã bao giờ trải nghiệm cảm giác đọc một quyển sách hay chưa? Chắc hẳn bạn đã trải nghiệm rồi đúng không? Khi bạn đọc được một quyển sách hay bạn sẽ rất sợ nó hết và cũng mong nó hết. Khi đọc xong quyển sách; tận hưởng đến những trang cuối cùng bạn sẽ buồn vì tại sao một quyển sách hay như thế này lại hết chứ? Bạn muốn đọc thêm. Tiềm thức của bạn sẽ nhận định là đã đọc xong và tự nhận định kết cục của cuốn sách – đó là việc bạn mong nó hết. Bạn gập cuốn sách hay đó như là bạn chia tay một người bạn thân tri kỷ của mình. Bạn phải nhớ kỹ rằng cho dù bạn đọc xong và cất quyển sách đó trên giá, quyển sách sẽ quay lưng về phía bạn nhưng chắc chắn rằng không bao giờ phản bội lại bạn? Liệu bạn có hiểu được vấn đề này không? Sẽ chẳng ai giải thích vì câu trả lời ở trong tâm của bạn, hãy tự tìm câu trả lời riêng cho mình. Vì vậy chúng ta phải giữ thói quen đọc sách, nhiều người phải tạo nên cho mình cách đọc sách chính xác và hiệu quả.
Sau khi đọc xong sách bạn thường làm gì? “Tôi đã đọc xong cuốn sách này rồi hay là cứ quăng nó vào góc xó này là được. Dù sao cũng chẳng đọc nữa.” Rồi bạn theo ý nghĩ vứt đại nó vào xó xỉnh nào đó và quên đi quyển sách đó như nó chưa từng tồn tại cho dù nó đã đồng hành cùng bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn nào có suy nghĩ như vậy hãy loại bỏ nó ngay khi nó chưa ra đời nhé! Khi đọc xong một quyển sách bạn phải cẩn thận cất lên giá sách, nếu không có giá sách bạn hãy tìm một nơi nào sạch sẽ và dễ thấy để vào trong đó. Tại sao ư? Thứ nhất là khẳng định thói quen bừa bộn của bạn. Thứ hai là bạn không biết quý trọng quyển sách. Bạn có bao giờ nghĩ rằng tác giả muốn viết ra được một cuốn sách hay phải dành bao nhiêu thời gian và tâm huyết của mình hay không? Bạn vứt sách linh tinh bạn cũng không dành đủ sự tôn trọng của mình cho tác giả cuốn sách đó. Những trang sách là tinh hoa, là công sức của tác giả, là một đứa con tinh thần mới chào đời, sao bạn lại nỡ lòng nào vứt đi linh tinh chứ, phải không? Chính vì vậy, bạn hãy quý trọng cuốn sách, nâng niu quyển sách: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.” Nếu bạn không thể làm được hãy đặt mình vào vị trí của tác giả, bạn dành phân nửa thời gian viết nên cuốn sách hay, quên ăn quên ngủ vì nó, dồn hết tâm huyết vào nó, cuối cùng cuốn sách đã hoàn thành. Bạn đưa “đứa con” của mình ra nhà xuất bản nhằm muốn mang “đứa con” của mình đến nhiều người hơn. Một độc giả đến mua đứa con của bạn, độc giả đó đọc được một hai trang đầu rồi bỏ dở, có độc giả đọc hết quyển sách nhưng đọc xong thì quăng nó vào một góc tối có thể là dưới gầm tủ, dưới gầm giường… Thử nghĩ xem cảm giác khi bạn biết “đứa con” của mình như thế nào nhỉ? Tức giận, buồn bực, chán ghét hay đau khổ… đó chính là cảm giác của bạn đồng thời cũng là cảm giác của tác giả cuốn sách. Nhiều tác giả sau khi biết “đứa con” tinh thần của mình bị đối xử như thế đôi khi sẽ sinh ra cảm giác tiêu cực dần dần chán ghét việc viết sách, chán ghét với những người đối xử không tốt với “đứa con” của mình. Có một sẽ có hai, tôi biết là mình nói hơi quá nhưng nó không đồng nghĩa với chuyện đó không thể xảy ra, tác giả này bị độc giả không đối xử cẩn thận với “đứa con” của mình, rồi sẽ có những tác giả khác độc giả khác, cuối cùng nhiều tác giả từ bỏ với việc viết sách, họ không muốn đứa con của mình bị đối xử tồi tệ rồi lượng sách hay trên thế giới giảm sút… Hãy thử nghĩ đến hậu quả đó xem. Giống như hiệu ứng cánh bướm, một con bướm đập cánh cũng có thể gây ra một cơn bão cách nó hằng trăm ki lô mét, một tác giả bỏ cuộc nhiều tác giả cũng bỏ cuộc theo.
Sách có giá trị rất lớn đối với loài người. Sách chính là cánh cửa của tri thức, của trí tuệ. Lợi ích của sách rất lớn, ta phải chăm chỉ đọc sách. Đọc nhiều thì tốt nhưng khi đọc phải biết chọn lựa chứ đừng có thói quen vớ đâu đọc đấy. Một số người đọc mãi không hết một quyển sách nhưng đừng bao giờ nản chí về điều đó vì đọc chậm cũng có thể giúp ta hiểu sâu hơn, người khác đọc hiểu một đôi khi ta lại đọc hiểu mười. Đối với tôi sách chính là một người bạn, một người thầy, cô dẫn dắt mình tiến lên con đường phía trước, loại bỏ những chông gai giúp tôi dễ dàng tiến bước trên con đường của tri thức, của trí tuệ.
Trường Thi (5 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 29867
Đọc sách thường xuyên sẽ hình thành một lối văn riêng cho mỗi người.