- Thơ có nhãn tự như tranh thủy mặc có điểm nhấn
- Tác giả: Vong
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 4.387 · Số từ: 1285
- Bình luận: 32 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 20 Hắc Bạch Tĩnh Khánh Đan Anh Phan Thích Bao Đồng Thảo My Nguyễn Thị Mỹ Ngọc Nadeshiko Xoài Xanh Vong Phúc Lương Ánh Tú Gió Đổi Mùa Nhung Pham TranAnh Truong Bảo Trâm Nguyễn Toàn Nguyễn Lyla Tran Tam Gashiri Hoai Vu Mặt nạ
Thơ có nhãn tự như tranh thủy mặc có điểm nhấn
(Trích Thơ phương Đông như bức tranh thủy mặc)
Trước hết để hiểu được “Thơ có nhãn tự như tranh thủy mặc có điểm nhấn” là gì, ta cần phải hiểu rõ nhãn tự trong thơ là gì, và điểm nhấn trong tranh là gì. Nhãn tự là những chữ quan trọng, tất yếu trong bài, không thể thay thế và nó làm nên nghĩa cho cả câu thơ. Như trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhãn tự, chữ thứ năm trong câu là cái làm nên hồn cho câu thơ. Và trong những thể thơ khác, nhãn tự cũng là điều cực kỳ quan trọng. Trong tranh thủy mặc cũng vậy, giữa chập chùng màu mực tàu ảm đạm, hẳn phải có nét mực thắm khác biệt làm nổi bật giữa tầng tầng lớp lớp.
Lại nhắc đến hai câu thơ đầu của bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” của Lý Bạch:
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”
Nhãn tự ở câu đầu chính là chữ “sinh”. Để có sự sinh ra, nẩy nở ra thì ắt hẳn phải có sự kết hợp của hai thứ trở lên, và trong câu thơ này, sự kết hợp đó là giữa ánh nắng mặt trời với làn mây vờn quanh đỉnh núi Hương Lô sinh ra làn khói tía “tử yên”. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa đất trời, sự hòa hợp theo đạo trời này tạo ra một sắc màu tiên ảo. Giả thử không phải là “sinh” thì phải thay bằng chữ nào mới tạo ra được một câu thơ tả cảnh huyền diệu đến thế, là sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên. Nếu thay thành “phi” (bay) thì câu thơ sẽ mất đi sự sống của “sinh”, sẽ lạc mất cái chất của thi tiên. Còn đâu cái hồn của thi tiên nữa rồi, còn đâu là màu sắc huyền bí của thiên đạo đạo gia.
“Quải”, nhãn tự ở câu thứ hai, nghĩa là treo lơ lửng. Xa trông dòng thác treo trên dòng sông như gần ngay trước mặt. Tại sao lại là “quải” chứ không phải là một từ nào khác và không thể thay từ nào khác? Phần vì Đường thi vốn có tính cô đọng hàm súc, cũng phần vì là nhãn tự, nhãn tự là cái bất khả biến. “Quải”, treo lửng lơ, không động tĩnh, phải vậy, là một dòng thác được treo lên như giải lụa bất động, tĩnh đến lạ thường. Đáng ra một dòng thác đổ từ núi cao xuống nó sẽ chẳng bao giờ yên tĩnh, mà vốn nó phải ầm ầm vang dội, chảy dài bất tận chứ không phải là kiểu ngưng đọng bất di bất dịch như treo lên vậy. Nhưng hãy nghĩ lại xem, Lý Bạch đang ở một nơi rất xa, xa trông dòng thác thì cũng chỉ thấy được nó một màu trắng xóa hiển hiện ra trước mắt như một dải lụa treo chênh vênh trên vách núi, xa đến thế sao có thể cảm được sự trôi chảy của dòng thác chứ, và động từ “quải” ở đây làm nhãn tự không thể phù hợp hơn được nữa.
Và điểm nổi bật so với tranh thủy mặc ở trong hai câu này có thể cảm nhận bằng nhãn tự mang lại. Chỉ riêng câu thơ đầu cũng đủ làm một bài tả cảnh núi Lư hùng vĩ và huyền diệu đến thế rồi, kết hợp thêm câu thơ thứ hai, điểm nhấn không dừng lại ở làn khói tía mà còn là sự treo lửng lơ của dòng thác trong cảnh tĩnh lặng tựa dải ngân hà đang treo trên núi. Quả là một bức tranh thiên nhiên đẹp đến động lòng người.
Hay trong hai câu thơ trong bài “Vịnh Thạch lựu” của Vương An Thạch:
“Vạn lục tùng trung hồng nhất điểm
Động nhân xuân sắc bất tu đa”
Trong muôn trùng màu xanh nổi lên một bông hoa đỏ, sắc xuân làm lay động lòng người đâu cần gì nhiều. Nhãn tự trong câu thơ này ắt hẳn là điểm hồng sáng giá nhất của câu thơ “hồng”. Trong bức tranh một màu xanh tùng đơn điệu, nổi bật lên là điểm đỏ chót như say như đắm lòng người, chỉ thế thôi mà lòng người đã tự hiểu được mùa xuân ngập tràn. Xuân không chỉ là mùa mà còn là xuân phới phới trong lòng người. Có thể nói nhãn tự “hồng” này không chỉ nhóm lửa trong khu rừng tràn trề cả sắc xanh, của mùa xuân mà còn đốt lửa trong lòng người. Bao nhiêu người xem đó là mùa xuân của thiên nhiên của đất trời đang ùa về, nhưng chỉ có thân ta tự giác biết được mùa xuân của chính mình cũng đang lay động. Bao nhiêu người họa ra trăm hoa đua nở, cố gắng làm rõ mùa xuân đẹp đến nhường nào, chỉ thân tâm ta họa ra người thiếu nữ với đôi môi son đỏ chót trẻ trung, yêu kiều diễm lệ lẫn giữa những cằn khô, giữa một động nam nhân, chỉ thế thôi cũng đủ để làm đông lạnh hóa xuân về, huống chi là lòng người. Nếu có bức thủy mặc vẽ nên cùng lạc khoản là hai câu thơ này thì đấy hẳn phải là bức tranh mùa xuân đẹp nhất.
Còn với Haiku của Nhật Bản, cái nhãn tự là quý ngữ. Như ta đã biết, thơ Haiku bắt buộc phải có quý ngữ, mùa nào thì có quý ngữ của mùa ấy.
“Đông khô héo”, một bài thơ Haiku của thiền sư Basho:
“Đông khô héo
Trong thế gian một màu
Tiếng gió”
Quý ngữ ở đây là “đông”, chỉ mùa đông. Nhãn tự, hay quý ngữ đã tạo nên màu sắc cho cảnh mùa đông thêm phần nhợt nhạt, đơn điệu cùng tiếng gió rít.
Hay một bài thơ Haiku khác không để lộ quý ngữ ra câu chữ như bài thơ của Kosugi Issho:
“Đôi mắt tôi
Nhìn ngắm khắp nơi
Rồi hướng về đóa cúc trắng”
Quý ngữ ở đây là “cúc trắng”, tuy không nói rõ là mùa nào nhưng ta vẫn nhận biết được các mùa qua những đặc điểm nổi bật, những đặc trưng riêng của từng mùa. Ví như hoa cúc thì chính là dấu hiệu của mùa thu.
Vì vậy ta thấy được nhãn tự đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thơ ca. Vì nó là điểm sáng nổi bật, thậm chí là còn tạo nên cái thần của bài thơ, cái thần của bức tranh vạn vật phong thủy. Điều ấy có tầm quan trọng như là một bức tranh thủy mặc phải có lấy điểm nhấn hội họa vậy. Cho dù là thơ của nước nào cũng có nhãn tự đắt giá làm nên tác phẩm.
Nguyễn Lan Hương (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 49
Cứ phải gọi là hay.
Tran Tam (4 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 7476
Ủng hộ tác giả nha!
Lan Anh Nguyen (4 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 4304
chúc bạn thành công hơn nữa!
Lan Anh Nguyen (4 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 4304
ủng hộ tác giả!!!
Nguyễn Lyla (4 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 58
tg của tôi ơi ,người viết hay quá
Nguyễn Việt Anh (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 1676
hayyyyyyyyyyyyy
Mai Mai (4 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 406
Bảo Trâm (4 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 45
bài viết hay mình ủng hộ
Bảo Trâm (4 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 45
bài viết hay mình ủng hộ
Nhan Phong (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 340
Tới làm nhiệm vụ tặng xu