Chương 1
Bên bờ Hồ Lục Thủy trời đã khuya, không trăng không sao, cảnh vật xung quanh được khoác lên mình một màu đen vô cùng vô tận.
***
Bóng đêm huyền bí luôn mang theo một chút gì đó lạnh lẽo thê lương, cảnh vật dường như cũng trở lên hiu quạnh. Thi thoảng từng ngọn gió lại thổi qua nơi đây, khiến những màn sương bồng bềnh trôi nổi vô định, mơ hồ chúng như những đám mây giữa chốn nhân gian, thanh tao thoát tục.
Hồ Lục Thủy rất lớn, nếu là giữa ban ngày có thể nhìn thấy cảnh vật tươi tốt muôn hoa đua nở. Khi phóng tầm mắt ra là những cánh đồng xanh bát ngát cò bay thẳng cánh, quả thật nơi đây là chốn tiên cảnh không vướng chút bụi trần.
Hồ Lục Thủy luôn mang một màu xanh lục huyền bí, người bản địa cũng không biết vì sao nước hồ luôn như vậy. Có người nói, năm xưa Đế Lai Tiên Nhân trên đường tham quan trời đất, khi đi ngang qua nơi này, ngài thấy nơi đây phong cảnh hữu tình đồng quê thanh tịnh, nhưng lại cảm thấy thiếu một chút gì đó. Sau đó ngài đã thi triển tiên pháp tạo ra Hồ Lục Thủy. Ngài lại dùng chính màu xanh của cỏ cây hoa lá để tạo thành nước hồ, chính vì lẽ đó mà hồ luôn có một màu xanh lục không thể thay đổi.
Bên trong Hồ Lục Thủy, nhưng đài sen thi nhau đua nở, những bông hoa sen mang màu hồng thanh nhã, chúng như những nàng tiên nữ dắm mình trong những làn mây vô cùng mỹ miều.
Chính giữa hồ, có một gò đất cao, bên trên có một chiếc đình nhỏ bốn trụ được làm từ đá ngọc thạch, mái lợp từ những viên ngói hài, màu sắc cổ kính, bốn góc có bốn đầu rồng uy nghi vô cùng. Chính giữa có một bệ cao làm từ hồng thạch, từ bệ đá những làn sương tỏa xuống nhìn qua ảo diệu vô cùng, bên trên bệ đá có một bông sen vàng, những cánh hoa tinh khôi như nàng tiên nữ hạ phàm tới chốn nhân gian. Bông sen vàng mỹ miều được một luồng tiên khí bao quanh, những luồng ánh sáng lấp lánh lấn áp cả màn đêm lạnh lẽo u sầu.
Nếu người đời xem những bông sen trong Hồ Lục Thủy là những cung nữ, thì có lẽ bông sen vàng chính là vương hậu nơi đây. Nó mang một dáng vẻ mộc mạc, nhưng lại vô cùng hoàn mỹ khiến cho người ta muốn ngắm nhìn mãi không thôi.
Những cánh hoa màu vàng đang e ấp như một nàng thiếu nữ, thêm vào đó là mùi thơm thoang thoảng khiến cho lòng người
cảm thấy khoan khoái lạ kỳ. Bông sen vàng đã có ở Hồ Lục Thủy từ rất lâu, chẳng ai biết nó từ đâu tới, mọi người chỉ biết là từ khi Hồ Lục Thủy được Đế Lai Tiên Nhân tạo ra thì bông sen ấy cũng theo đó mà xuất hiện.
Ngờ đâu ngay từ lúc bông sen vàng được tạo hóa ban cho Hồ Lục Thủy, thì nó đã có linh tính. Trải qua hơn hai ngàn năm bơ vơ lẻ bóng, nó dần trở lên buồn rầu. Tâm hồn héo úa, nên những cánh hoa mất đi vẻ thanh tao thường thấy, nó trở lên bạc màu trông ảm đạm vô cùng.
Đêm hôm ấy bông sen vàng trong Hồ Lục Thủy đang than thở thì bỗng nhiên có hai vị tiên nhân ghé qua Hồ Lục Thủy, hai người lại đến bên đài gần bông sen vàng nói chuyện.
Ban đầu hai người nói từ chuyện trên trời, chuyện tu tiên tu đạo… sau lại nói đến vị cay đắng ngọt bùi của tình yêu, cuối cùng là những vinh hoa phú quý trong cõi hồng trần. Bông sen nghe thấy bất giác nó động lòng, dường như nó đã cô quạnh lẻ loi nhiều năm, nó không còn muốn sống cái cuộc sống chỉ có một thân một mình đơn côi lẻ bóng nó muốn có tri kỷ, nó muốn có được nếm trải thứ gọi là tình yêu, cái gọi là hạnh phúc.
Nhưng nghĩ lại, nó chỉ là một đóa sen nó không thể nào rời bỏ đất mẹ, nó lại càng không thể làm những điều mà mình muốn, càng nghĩ nó lại càng tủi phận, bất đắc dĩ nó dùng linh tính nhiều năm, mượn tiếng người mà nói:
– Thưa hai vị tiên nhân! Đệ tử là người ngu muội xin thất lễ! Vừa nghe hai vị nói những thứ phồn hoa trong cõi hồng trần, đệ tử đã thầm ngưỡng mộ. Thấy hai vị là tiên nhân đắc đạo chắc chắn có tài hô mưa gọi gió. Đệ tử khẩn xin hai vị hãy giúp đệ tử chuyển kiếp làm người, để có thể được bước chân vào cõi hồng trần, dù chỉ một lần đệ tử cũng mãn nguyện.
Hai vị tiên nhân nghe thấy bông hoa mở lời cầu xin, một thoáng ngạc nhiên, sau đó một vị tiên nhân cười cười mà nói:
– Chốn hồng trần quả là có những thứ phồn hoa không nơi đâu có được, nhưng có những lúc “biết người biết mặt không biết lòng” chính vì vậy nó cũng là nơi thị phi khó lường. Hà tất người cứ phải cưỡng cầu?
Những lời tiên nhân nói nào có thể lọt vào tai bông hoa lúc này, trong đầu nó chỉ có khát vọng được ngao du thiên hạ, không cam chịu ngồi yên một chỗ, thì làm sao nó chịu nghe những lời can ngăn đó được?
Sau một hồi giải thích, biết là không thể dập tắt lửa trần trong nó, hai vị tiên nhân lắc đầu, một vị khác nói:
– Cũng đành vậy, có lẽ ý trời muốn ngươi một lần đặt chân đến nhân gian, muốn ngươi nếm trải những vị cay đắng ngọt bùi của cuộc sống.
Bông sen vàng tỏ ra cảm kích, nó cảm ơn không ngớt, một vị tiên nhân nói:
– Ngươi vốn có linh tính, nhưng sao ta thấy ngươi ngốc thế? Cõi hồng trần khổ ải sầu bi, sinh lão bệnh tử những thứ đó không ai không nếm trải. Ta thấy ngươi ở yên một chỗ như vậy chẳng phải là tốt hơn sao?
Bông hoa nào chịu nghe những lời can ngăn của tiên nhân, nói một mực đòi sống đòi chết, nó hy vọng hai vị tiên nhân có thể hóa kiếp, giúp nó hoàn thành tâm nguyện. Có lẽ hơn hai nghìn năm qua sống trong cô quạnh, cho nên khi thấy hai vị tiên nhân nó như sắp chết đuối vớ được cọc, cho nên dù hai người có nói gì đối với nó cũng như lời dư thừa.
Sau một hồi can ngăn không được, hai vị tiên nhân hiểu được cái quyết tâm trong nó, nên cũng đành chiều ý nó. Hai người cùng nhau thi triển phép thuật giúp nó mãn kiếp. Trước khi hai vị tiên nhân hóa phép, bông sen vàng có hỏi:
– Thưa hai vị tiên gia! Đệ tử xin mạo muội hỏi, chẳng hay đệ tử sẽ được đầu thai chuyển thế vào gia đình nào vậy?
Một vị tiên nhân tỏ vẻ bình thản ông nói:
– Thiên cơ bất khả lộ!
Nghe vậy, bông sen vàng không nói thêm câu nào, hai vị tiên nhân hiểu rằng nó đang sợ mình đổi ý nên cũng không nói gì thêm. Thế là hai người cùng nhau thi triển tiên lực. Một luồng ánh sáng nhanh chóng bao phủ cả một khoảng không gian rộng lớn của Hồ Lục Thủy, bông sen vàng từ từ bay lên không trung, những linh khí bắt đầu tỏa ra, dần dần tan vào cõi hư vô.
Từ đó trở đi Hồ Lục Thủy không còn bông sen vàng ấy nữa, mọi người chỉ thấy còn một gò đất cao nổi nên chính giữa hồ, bên trên có một đài trên bảng ghi ba chữ “Kim Liên Đài” bằng vàng, bút pháp quả là tinh diệu hiếm có.
Thấm thoát đã nhiều năm kể từ ngày bông sen vàng được hai vị tiên nhân hóa kiếp chuyển thế, dần dần mọi người không ai còn nhớ đến bông sen vàng kỳ bí ấy nữa.
***
Nước Văn Lang từ thời Hùng Vương thứ nhất truyền đến nay đã là đời thứ mười tám. Nước Văn Lang địa hình đa dạng phương bắc trải dài tới hồ Động Đình, phương nam giáp nước Hồ Tôn, phương Tây giáp nước Ba Thục, phương đông giáp biển Đông Hải. Đất nước hưng thịnh bách tính an cư lạc nghiệp.
Ở phía bắc có một dãy núi mang tên Hoàng Liên, phía nam là vùng Lĩnh Nam châu thổ phì nhiêu, phía đông là vùng Phong Châu, nơi phồn hoa bậc nhất phía tây là vùng Giao Châu núi cao hiểm trở.
Núi Hoàng Liên sừng sững giữa đất trời phía bắc có một dòng sông lớn tên gọi Như Nguyệt, phía nam có một thành quan trọng là Mê Linh chiếm vị trí quan trọng trong thiên hạ.
Dãy núi Hoàng Liên kéo dài liên tục trăm dặm nhấp nhô trùng điệp, lại có bảy mươi bẩy núi bốn mươi hai lĩnh trong đó có năm ngọn cao nhất, vươn ngập trong mây. Ngày thường chỉ thấy mây trắng vờn quanh sườn núi, không nhìn được tới đỉnh. Dải núi Hoàng Liên có rừng rậm rạp, có thác đổ vách núi dị kỳ muôn thú nhiều vô số kể, nơi đây có thể nói là tiên cảnh chốn trần gian.
Trên dãy núi Hoàng Liên tồn tại một môn phái đã gần hai ngàn năm nay, uy danh hiển hách. Đương thời là đệ nhất chi phái thống lĩnh chính đạo.
Vào đời chưởng môn nhân thứ hai do Hoàng Điệp Chân Nhân dẫn dắt, ngài ấy đã tạo ra một thanh bảo kiếm sức mạnh không thể lường hết được. Ngài đã dựa trên sức mạnh của thanh bảo kiếm cùng linh khí của dãy núi Hoàng Liên, bày trên ngọn Hoàng Long một trận pháp uy lực vô song, đó là Ngũ Hành Kiếm Trận.
Ngày nay, Hoàng Liên Môn cùng với Ngọc Long Phái và Bạch Mã Tự tề danh Tam Đại môn phái, thống lĩnh chính đạo hiện nay. Giờ đây Môn đệ gần sáu trăm uy danh hiển hách cao thủ nhiều như lá mùa thu, nhiều không đếm xuể.
Chưởng môn Huyền Thanh Chân Nhân là chưởng môn đời thứ tư, uy danh vang dội văn võ song toàn là một nhân vật tuyệt thế bậc nhất đương thời.
***
Trên dãy núi Hoàng Liên có năm ngọn núi cao xuyên mây, ngày thường chỉ thấy mây trắng bảng lảng. Chúng được người dân yêm mến đặt cho cái tên “Ngũ Đài Sơn”.
Ngũ Đài Sơn trên Hoàng Liên Môn gồm Hoàng Long, Bạch Trúc, Vọng Nguyệt, Ngũ Lôi, và Hoàng Kim. Mỗi một núi là một mạch trong ngũ mạch kiếm của Hoàng Liên Môn. Nơi nào cũng có hơn trăm đệ tử, duy chỉ có một mạch rất ít đệ tử, đó là núi Bạch Trúc.
Núi Bạch Trúc nằm xa nhất về phía phía tây bắc của dãy Hoàng Liên, nơi đây chim muông động vật đều đẹp lạ thường, chúng mang một dáng vẻ riêng biệt không nơi đâu có được, nào là rùa không mai chim ba chân, sóc năm đuôi… nơi đây khá tĩnh mịch yên bình.
***
– Tiểu xú tử đệ đứng lại cho ta.
Một nam nhân dáng người thanh tú đang đuổi theo đứa trẻ tầm mười hai, mười ba tuổi nói vọng lên. Đứa trẻ đang chạy phía trước nghe vậy hắn quay đầu lại cười cười nói:
– Nhị sư huynh nếu huynh giỏi thì hãy bắt đệ đi.
Người phía sau đang chạy phía sau cũng lên tiếng:
– Tử Vân Linh hôm nay đệ chưa chặt Bạch Kim Trúc thì chưa được đi chơi.
Thì ra đứa trẻ phía trước tên là Tử Vân Linh, nó vẫn tiếp tục chạy coi như không nghe thấy gì, một lát sau nó nói vọng lại:
– Nhị sư huynh, huynh tha cho đệ đi, Bạch Kim Trúc trên nơi đây cứng như thép nặng như đá. Đệ chưa luyện thành tầng thứ nhất của Hoàng Thăng Cảnh trong Thái Cực Chân Quyết thì làm sao mà hoàn thành được?
Người chạy phía sau nghe thế liền cười và nói:
– Nếu đệ không muốn chặt Bạch Kim Trúc thì theo ta luyện công.
Tử Vân Linh nghe vậy hắn cười cười và nói:
– Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa huynh tha cho đệ đi mà, ngày nào cũng vậy không chặt trúc thì lại luyện công, sớm muộn gì đệ cũng phát điên với huynh thôi.
Nghe vậy người kia cười cười hắn nói:
– Nói đi nói lại cũng vì đệ lười nhác, nếu đệ không tự giác thì ta sẽ bắt đệ về.
Tử Vân Linh nghe thấy thế liền nói:
– Chẳng qua huynh hơn đệ vì có thể Ngự Không Vi Hành, nếu huynh không dùng thì sao mà đuổi được đệ.
Người chạy sau dừng lại và nói:
– Nếu huynh không dùng Ngự Không mà vẫn bắt được đệ, thì đệ tính sao?
Vân Linh quay lại cười và nói:
– Nếu huynh bắt được thì từ nay đệ sẽ nghe huynh, chăm chỉ luyện đạo và chặt Bạch Kim Trúc được chưa?
Người thanh niên ấy cười rồi nói:
– Ấy là đệ tự nói lúc không được như ý thì đừng có hối hận.
Vân Linh lúc này đã trốn trong rừng Bạch Kim Trúc mà nói vọng ra.
– Đại Nghĩa huynh bắt được đệ rồi nói tiếp.
“Khách khách” tiếng Vân Linh cười giòn tan vang vọng khắp khu rừng Bạch Kim Trúc. Vân Linh trốn trong rừng Bạch Kim Trúc đã không thấy đâu. Nơi đây thuộc Ngũ Đài Sơn của dãy núi Hoàng Liên xuyên đến tận trời, nên xung quanh mây trắng dầy đặc, chúng quyện ở dưới chân. Vân Linh trốn trong rừng trúc lại ẩn mình trong những làn mây nên người tên Đại Nghĩa, hoàn toàn không nhìn thấy nhưng trên môi nở một nụ cười và nói:
– Vậy huynh cho đệ xem chiêu mới của huynh.
Nói rồi tay phải vòng ra sau lấy ra một cây bút lông màu đen, to như ngón tay trỏ trên thân có khắc ba chữ màu vàng “Phán Quan Bút”.
Ngay sau đó nhanh như cắt Đại Nghĩa dụng bút vẽ trên không trung vô số những con rắn nhiều không đếm xuể. Vẽ xong hai ngón tay trỏ và giữa chỉ thẳng, ba ngón còn lại cầm bút phần lông hướng xuống đất. Tay đưa phía trước ngực miệng lẩm nhẩm nói:
– Họa Hình Thuật, Họa Xà Hình!
Vừa dứt lời vô số hình vẽ rắn đang bay lơ lửng trước mặt Đại Nghĩa sáng lên, chúng nhanh chóng cựa mình rồi rơi xuống mặt đất, lũ rắn vẽ này mang hai màu đen trắng chẳng mấy chốc đã tản ra khắp nơi.
Một lúc sau lũ rắn đã tản ra khắp khu rừng Bạch Kim Trúc, ngay sau đó chúng đã tìm thấy Tử Vân Linh. Khi phát hiện ra lúc ấy Đại Nghĩa vẫn đang trong tư thế, nửa ngồi nửa quỳ tay phải vẫn để trước ngực. Miệng hô “trói” lập tức con rắn họa hình tìm thấy Vân Linh, lao vào xiết lại trói tay Vân Linh ép rạp vào thân, khiến hắn quằn quại một hồi.
Xong xuôi Đại Nghĩa nở một nụ cười, đi đến chỗ Vân Linh đang nằm và hỏi:
– Huynh bắt được rồi từ nay về sau hãy ngoan ngoãn tu luyện đạo pháp và hoàn thành việc chặt Bạch Kim Trúc nghe rõ chưa?.
Vân Linh trợn tròn mắt nhìn Đại Nghĩa, tỏ vẻ ngạc nhiên lắm, mất một lúc sau mới hỏi Đại Nghĩa:
– Huynh luyện thành tầng sáu của Hoàng Thăng Cảnh Giới rồi sao?
Ánh mắt Đại Nghĩa vẫn thủy chung nhìn Vân Linh rồi trên môi bỗng điểm một nụ cười.
Ái Xuân NP (5 năm trước.)
Level: 1
Số Xu: 7
Tác giả viết hay quá
Như Hồ (8 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 496
Lối hành văn của bạn hay quá, mong ra chương mới đều đều.
Mr. Robot (8 năm trước.)
Level: 10
Số Xu: 8192
Cái nào cũng được.
Cô Hồn (8 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 13
Góp ý xíu :D Từ thuở hay từ thủa nhỉ :v(cái này mình không chắc lắm)
Thế Kiệt (8 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 527
thanks ông bạn
mình sẽ cố gắng ở truyện sau hy vọng lúc mình vừa úp bạn sẽ đọc và cho mình ý kiến
Leah .H (8 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 0
Ấy tuyện => ấy tuyệt
Câu "bèn truyền nhau rằng..." => thiếu chủ ngữ => người đời bèn truyền nhau rằng...
Hai câu "sống trên đời ai chẳng phải một lần chết?
Ai chẳng sợ chết?"
Hai câu này dù có nghĩa đối nhau nhưng không liên kết.
"sống trên đời ai chẳng phải một lần chết?
Nhưng
Ai chẳng sợ chết?" => lời khuyên.
"Chiếu sáng một vùng đáy Đông Hải ánh sáng vô cùng vô tận" => thiếu dấu phẩy, ý nghĩa không rõ ràng. Một vùng thì làm sao vô cùng vô tận được?
Màu hanh hanh vàng?
"Ngài bèn cho đó là thần vật" => câu này làm cho ta cảm thấy ý nghĩa lúc bấy giờ của nhân vật là chủ quan, sai lầm. Người đọc có thể hiểu đó chỉ là cục sắt vô dụng nhưng nhân vật lại ngốc nghếch coi đó là báo vật.
Dương như => dường như
Thất bảo mà thêm một thanh kiếm phải là bát bảo chứ.
Lăm ngọn núi => năm ngọn núi.
Ngũ đài sơn trên hoàng liên môn gồm. => phải dùng dấu ":"
Nếu bạn muốn viết thuần việt thì nên hạn chế sử dụng từ hán việt. Tất nhiên cũng phải dùng nhưng những có những lúc không cần dùng như tiểu xú tử có thể thay bằng thằng nhóc kia, thằng nhóc mất dạy, thằng nhóc abc...
Phần lồng => phần lông => cũng có thể sửa thành phần ngọn bút.
Chương này giới thiệu rất nhiều thứ nhưng rất sượng, cần biên tập lại dàn bài. Còn vướng lỗi lập từ.
Co Le (8 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 1
Chào bạn! Mình là một thành viên của nhóm nhận xét truyện, có chút ý kiến về truyện bạn, mong giúp ích được cho bạn ít nhiều.
Mình hơi bất ngờ, bởi vì đây có lẽ là một trong những truyện có lượt view cao nhất tại vnkings, thế nhưng chưa có mấy ai nhận xét. Đầu tiên, mình có lời khen vì bạn đã lấy bối cảnh ở nước Văn Lang xa xưa của chúng ta, dưới thời Âu Lạc. Nó mang màu sắc riêng của kiếm hiệp Việt Nam nên mình cũng đón chờ với tiến triển của truyện.
Tuy nhiên, qua chương đầu tiên mình nhận thấy một vấn đề ở bạn, đó là giọng văn không liền mạch. Nhiều câu bạn dùng dấu phẩy tách nó ra quá mức, lại có câu không hề có sự liên kết với nhau, như mấy câu sau:
Cũng như câu này, không cần thiết phải ngắt một câu ra như vậy:
Một vài câu khác thì chưa diễn tả đầy đủ thông tin:
=> "Biến hóa, dung luyện" pháp bảo, hay năng lực, kỹ pháp? Bạn nên thêm vế sau cho rõ ràng.
=> Cấu trúc của câu này nếu pháp bảo của LLQ dùng để khai thiên lập địa, thì ý sau ''pháp bảo của ACTT" cũng phải có tác dụng nào mới đúng.
Và cuối cùng là vài lỗi sai về chính tả:
Tạm thời như vậy cho chương một, mình cảm thấy khá tiếc, mình khuyên bạn có thể tìm một bạn beta giúp đỡ phần duyệt lỗi cho tác phẩm này.
Thế Kiệt (9 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 527
Dạ, chắc mh, mỗj tuần sẽ ra nét vậy, nếu sai đâu sửa đó... Hjhj. Tks ad nha
Tiến Lực (9 năm trước.)
Level: 19
Số Xu: 18587
Thế Kiệt:
Lực sẽ sửa giúp bạn, mong là bạn sớm có biện pháp cho trường hợp tiếp theo nhé
Thế Kiệt (9 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 527
Mình cũng thấy rồi. Cơ mà đt cùi, nó chỉ cho đăng 5000 ký tự, mình ép nó lên, cơ mà nó không cho sửa.
Tks bạn nhắc nhở.
Buổi tối v.v nha