Tuổi học sinh, những vật dụng không thể thiếu đó chính là đồ dùng học tập như cặp, sách, thước,… Đặc biệt, cho dù là học sinh cá biệt thì cũng chẳng bao giờ thiếu một cây bút. Và loại bút được sử dụng nhiều nhất đó chính là cây bút bi.
Mọi người sử dụng nó lâu như vậy thế nhưng có hiểu rõ nguồn gốc của chiếc bút? Đó là điều mà hầu như mọi người chẳng ai quan tâm. Mấy ai biết chiếc bút bi đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Vào cuối thế kỉ XIX khái niệm sử dụng một hòn bi trong một dụng cụ viết như một phương pháp áp dụng mực in vào giấy đã tồn tại.
Trong những phát minh này, mực được đặt trong một ống mỏng, ở đầu bị chặn bởi một bi nhỏ, được đặt để nó không thể trượt vào trong ống hoặc rơi ra khỏi bút.
Bằng sáng chế đầu tiên cho một cây bút bi được công nhận vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 với tác giả là John J. Loud người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác “mà những chiếc bút thông thường không thể làm được. Bút của Loud có một bi thép nhỏ, được giữ chặt bằng khung thép. Mặc dù nó có thể được sử dụng để đánh dấu trên các bề mặt thô như da, nhưng nó là quá thô để có thể viết chữ. Do không được thương mại hóa, tiềm năng bút của Loud đã không được khai thác và bằng sáng chế cuối cùng đã hết thời hạn bản quyền.
Vào những năm 1930, Laszlo Biro làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938, cũng tại năm đó một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại.
Nhìn bên ngoài chúng ta dễ dàng thấy được ba bộ phận cơ bản của bút. Đó là ruột, vỏ và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường được làm từ nhựa thường hoặc nhựa tổng hợp hay kim loại, dù làm bằng gì thì lớp vỏ cũng phải cứng để bảo vệ ruột bên trong. Ruột thường được làm bằng nhựa dẻo, có hình trụ trong suốt để có thể xem được số lượng mực bên trong còn hay hết. Bộ phận điều chỉnh bút chính là phần ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên bi cũng làm bằng kim loại, thép hoặc đồng. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn. Nó có đường kính khoảng 0,5mm đến 1,2mm. Ngoài ra còn có một số bộ phận khác giúp hoàn thiện chiếc bút hơn như đai cài, lò xo, nút bấm,…
Bút bi cũng có rất nhiều hiệu như Thiên Long, Reynoldes, Papermate,… Nhưng dù có cả trăm thương hiệu đi nữa thì bút bi cũng chỉ có hai loại là loại dùng một lần và loại nạp mực.
Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Có thể có nắp bút để bọc đầu bi lại khi không dùng, hoặc dùng cơ chế lò xo để đẩy đầu bi ra.
Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và có giá thành cao hơn. Ống mực và đầu bi của loại nạp lại được gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút Rollerpen sử dụng cùng một cấu tạo cơ học như bút bi, nhưng sử dụng các loại mực nước thay vì mực có nguồn gốc từ dầu. So với các bút bi mực dầu, bút rollerball được cho là cung cấp lượng mực chảy nhiều hơn, nhưng mực nước sẽ bị thấm nước nếu giữ nguyên đầu bi không đổi trên bề mặt viết. Các loại mực nước cũng được giữ ẩm lâu hơn khi được sử dụng mới và do đó có xu hướng “bôi bẩn” – gây phiền toái cho người thuận tay trái (hoặc người thuận tay phải viết từ phải sang trái – và bị nhòe chữ nếu bề mặt giấy bị ướt).
Do bút bi phụ thuộc vào trọng lực để làm ướt bi bằng mực, hầu hết bút bi không thể dùng để viết ngược chiều trọng lực. Tuy nhiên, công nghệ được Fisher phát triển ở Hoa Kỳ cho phép sản xuất loại bút được gọi là “Bút không gian Fisher”. Bút không gian kết hợp một loại mực in có độ nhớt cao hơn với một hộp chứa mực in được nén lại đẩy mực tiến về đầu bi. Không giống như các bút bi tiêu chuẩn, phần đuôi cuối của bút này có một bình chứa khí nén được niêm phong, loại bỏ sự bay hơi và rò rỉ khí, do đó cho phép bút viết ngược với trọng lực, trong môi trường không trọng lực, và cả dưới nước. Các phi hành gia đã sử dụng những chiếc bút này trong không gian vũ trụ.
Ngày nay còn xuất hiện cả nhiều loại bút bi có hình dáng rất kỳ lạ hoặc dễ thương. Các loại bút đó thương được các bạn nữ ưa chuộng như bút hình kính, bút gương hay bút có nắp là đầu của nhân vật nào đó (Gấu trắng, gấu xám, gấu trúc, connan hay doremon,…). Tuy nhiên những loại bút càng đẹp thì lại càng nhanh hết mực nên hạn chế dùng trong thi cử. Đặc biệt là loại bút có thể xóa được thì lại càng không nên sử dụng. Lỡ ai đó ghét mình lại chơi xấu thì chết. Mà thời đại này thì cũng có nhiều cô giáo thuộc dạng ”dìm học sinh” nên dù sao các bạn cũng phải cẩn thận.
Bút bi là một vật dụng nhỏ nhắn dễ mang theo. Ngay cả các nghệ sĩ cũng luôn luôn có một cây bút bên người. Bút bi là một vật dụng không những không thể thiếu đối với học sinh mà đối với một số ngành nghề không có bút là sẽ không làm gì được. Chúc mọi người sẽ vượt qua mọi kì thi cùng cây bút bi của mình!