Quê tôi ở miền núi – Tây Nguyên – nơi nổi tiếng với đất đỏ bazan màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả hay cây lâu năm,… Thế nhưng ít ai biết được trên vùng đất này cũng có những ruộng lúa nổi tiếng như ruộng lúa An Khê và ruộng lúa KrongPach. Lúa là một loại thực phẩm mà hầu như ai cũng biết và đều sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Việt Nam ta lọt top 10 trong những nước có sản xuất lúa gạo lớn nhất và đứng thứ ba Thế Giới. Từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có những ruộng lúa xanh mướt. Các giống lúa rất đa dạng. Tùy theo địa hình, khí hậu và vùng miền mà tạo nên từng loại lúa có hương vị riêng. Có mùi hương riêng và kích cỡ riêng. Đặc biệt nổi tiếng là những ruộng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng, Sông Đà,…
Mọi người ăn sản phẩm của lúa hàng ngày thế nhưng liệu họ có biết nguồn gốc của lúa?
Lúa là thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã được thuần dưỡng. Loài lúa được thuần hóa đầu tiên chính là Lúa Châu Phi. Nó đã được thuần hóa từ 3500 năm trước. Trong khoảng thời gian từ năm 1500 đến năm 800 TCN, thì nó đã lan rộng từ trung tâm xuất phát đến lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Senegal. Tuy nhiên nó không bao giờ rời khỏi nguồn gốc của nó. Loài lúa chúng ta đang ăn hằng ngày là giống lúa phổ biến hiện nay chính là loài lúa Châu Á. Tổ tiên của loài lúa Châu Á này chính là loài lúa hoang phổ biến xung quanh khu vực Đông Nam Á.
Sản phẩm sau khi gặt lúa chính là gạo. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa diện tích trên thế giới. Vậy tại sao gạo lại là nguồn lương thực chủ yếu? Tại vì gạo có giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều protein, tuy hàm lượng thấp hơn mì và ngô nhưng giá trị dinh dưỡng sinh học lại hơn rất nhiều. Không những thế gạo còn chứa cả lipit, gluxit và đặc biệt hơn thế nữa gạo còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng. Vì nó chứa nhiều chất khoáng nên có thể nhiều lúc bạn “chán” cơm nhưng sau một hai bữa lại “nhớ”. Ngòai việc dùng để nấu cơm ra chúng ta còn có thể nấu cháo. Để dinh dưỡng hơn chúng ta có thể thêm ít tôm, cá hoặc thịt. Cháo còn là món ăn bổ dưỡng khi chúng ta bị ốm hay bị sốt. Loại lúa nếp thì được dùng trong việc nấu bánh chưng hay bánh tét trong dịp Tết cổ truyền, hoặc là dùng để nấu xôi làm bữa ăn sáng cho mọi người đặc biệt là học sinh, xôi cũng có nhiều loại như xôi đậu xanh, xôi gấc hay xôi đậu phộng nhưng được ăn nhiều nhất vẫn là xôi trắng. Ngoài ra bông lúa non còn được thu hoạch để làm cốm. Sau khi thu hoạch ngoại trừ gạo ra còn cám và trấu. Cám dùng làm đồ ăn cho lợn còn trấu được dùng làm phân bón hoặc lót ổ cho gà, vịt,… Không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà lúa gạo còn có giá trị về sản xuất. Nó giúp cho đất nước ta phát triển, thu lợi nhuận cho các bác nông dân. Ngoài những lợi ích trên, lúa còn có giá trị về mặt tinh thần và nghệ thuật. Đã có nhiều bài thơ nói về lúa và một số bài dân ca truyền thống cũng không thiếu sự xuất hiện của lúa. Đây là một câu ca dao tục ngữ quen thuộc về lúa “Lúa khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu”.
Lúa dễ trồng ở mọi địa hình: ở dưới nước, trên cạn và dưới bùn. Lúa cũng có nhiều loại như lúa nếp, lúa tẻ, lúa ba lá (Nghệ An), lúa Balo, lúa Bầu, lúa Cẩm, lúa Chiêm,… Cho dù là loại lúa nào thì cũng đều có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và là thực phẩm giúp đầy dạ dày.
Để có được chỗ đứng sản xuất lúa gạo như ngày hôm nay, người nông dân đã trải qua nhiều công đoạn vất vả và lao động chăm chỉ. Lúa sống tầm một năm, cao từ 1 đến 1, 8m, đôi khi cao hơn. Các lá mỏng, hẹp khoảng 2 đến 2, 5cm và dài 50 đến 100cm. Hầu hết các loại lúa đều là rễ chùm, có thể dài tới 2 đến 3m một cây trong thời kỳ trổ bông. Tùy theo thời kỳ sinh trưởng mà lá lúa có màu khác nhau. Tất nhiên như mọi người đã biết khi lúa chín lá lúa sẽ có màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong rủ xuống, dài 30 đến 35cm. Hạt là những quả thóc dài 5 đến 12mm và dày 1 đến 2mm. Cây lúa non còn được gọi là mạ. Tùy theo loại lúa mà có thời gian thu hoạch khác nhau. Nhưng đa số là có năm giai đoạn cho một vụ. Đầu tiên là gieo trồng, người xưa quan niệm muốn gieo trồng lúa tốt thì cần phải làm theo bốn giai đoạn “nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống”. Có nghĩa là lúa sống tốt nhờ nước nên khi trồng lúa cần phải chú trọng đến nước cho lúa. Tiếp theo là phải biết lựa chọn phân và bón phân đúng thời kỳ thì lúa mới phát triển mạnh. Sau đó là phải chăm chỉ, cần cù và siêng năng chăm sóc chúng khỏi sâu bọ hay rệp. Cuối cùng là phải biết lựa giống tốt. Để có một cây lúa tốt không những phụ thuộc vào sự chăm chỉ mà còn phụ thuộc vào việc lựa chọn giống tốt để có một cây lúa khỏe mạnh. Sau khi gieo trồng thì phải biết cách cấy lúa. Bây giờ việc cấy lúa đã phụ thuộc vào máy móc nên nông dân đã đỡ vất vả hơn nhiều. Tiếp theo là phải chăm sóc lúa. Thường xuyên đi thăm lúa để phát hiện ổ rệp, sau hoặc chuột có nguy cơ hại lúa. Khi lúa phân nhánh thì cần phải diệt cỏ, bón phân và diệt sâu bọ. Giai đoạn gặt lúa là giai đoạn “vui vẻ” nhất của những người nông dân. Ra đồng gặt hái kết quả mình đã bỏ ra. Khi cả cánh đồng lúa đã ngả vàng và trổ bông thì người nông dân sẽ đi theo từng tốp để gặt lúa. Ngày xưa thì thu hoạch bằng tay rất vất vả nhưng ngày nay đã có máy tuốt lúa ngay tại đồng. Họ vui vẻ vừa ca hát vừa làm việc. Các công việc dù gì cũng đã nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Giai đoạn cuối cùng là chuẩn bị cho vụ lúa tiếp theo. Họ sẽ ra ruộng để cày bừa hoặc ngâm ủ giống lúa. Một vụ lúa có thể kéo dài từ 200 đến 400 ngày. Nếu thời tiết ấm áp thì có thể lúa sẽ phát triển nhanh hơn. Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô thành rơm để lót ổ cho gia cầm hay dùng làm nguyên liệu đốt. Nhiều người còn tưới nước cho rơm thường xuyên để tạo độ ẩm thích hợp cho một loài nấm rất bổ dưỡng sinh sôi – Nấm rơm.
Một chén cơm trung bình cung cấp cho ta 130Kcal. Đó là một lượng năng lượng vô cùng lớn. Cơm là loài tinh bột nên cũng gây mập nếu ăn quá đà nhưng nếu bạn nào muốn giảm cân không nên bỏ bữa quá nhiều. Như vậy cơ thể sẽ thiếu calo và thiếu sức sống. Dễ ốm yếu và đặc biệt là dễ lùn!
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế, mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
P/s: Bài văn thuyết minh do em tự làm, mong mọi người góp ý để em viết bài này vào dịp kiểm tra sắp tới một cách hoàn thiện nhất có thể! Cảm ơn!