Tại một biên giới giữa Lào và Campuchia mọc lên một tổ chức cứu tế: giúp đỡ những con người đang ở tận cùng thế giới, mang tên là Ades.
Ades là một tổ chức nhỏ, mới thành lập được 3 năm từ 2014, khi Ades bị cắt ra từ một tổ chức lớn tại Australia.
Tất cả mọi thành viên đăng ký đều miễn phí, tuy nhiên phải biết giao tiếp tiếng Anh tốt. Các thành viên trong Ades bây giờ gồm 200 người, từ mọi miền đất nước, đa phần là những người giàu có, sở hữu tâm hồn của những vị thánh. Một số đến từ Châu Âu, họ đều đã có gia đình riêng, toàn là bác sĩ, kỹ sư và thậm chí sở hữu nhiều nhà cửa đất đai, xe cộ đắc tiền nhưng họ từ bỏ tất cả, chia tay vợ con để đến cái nơi khắc nghiệt này, chỉ vì một niềm đam mê cứu tế.
Khi phỏng vấn một doanh nhân người Đức trong tổ chức, ông đã chia sẻ:
Cái lí do duy nhất mà tôi muốn đến với hội đơn giản là do bản thân tôi. Mỗi ngày tôi xem tin tức thế giới, mỗi lần như thế tôi không thể thở nỗi khi thấy đồng loại mình đang bị hủy hoại trong khi bản thân tôi lại sống bình yên nơi đây. Thật chẳng công bằng. Chẳng có gì là dũng cảm cả, vì cá nhân tôi nhận thấy đấy là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta, nhất là những ai đang sống trong nhung lụa. Quan điểm của tôi là như thế.
Vậy còn vợ con của ông?
Họ đang sống rất bình yên, thật có lỗi khi tôi dành rất ít thời gian cho họ nhưng dần dần vợ con tôi cũng đã hiểu cho tôi.
Ông có trách những người không có trách nhiệm ấy và chỉ sống cho riêng mình?
Tôi không dám trách, đấy chỉ là quan điểm của tôi, những người khác trách nhiệm của họ còn là gia đình của họ. Giống như những người bạn của tôi cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều, họ đóng góp rất nhiều tiền bạc cho hội thông qua tôi. Vài ông bạn của tôi đã khóc và nói: “Thật đáng xấu hổ khi tôi không làm được như ông, tôi ước gì tôi đủ dũng cảm để bỏ gia đình mình, của cải của mình mà đến với họ.” Tôi rất hiểu và chí ít họ cũng nghĩ giống như tôi.
Vào năm nọ, Ades phỏng vấn một cậu thanh niên người Việt Nam tại Nombenh. Cậu là công tử bột con nhà giàu, còn rất trẻ, rất ngô nghê, tiếng Anh còn bặp bẹ. Phỏng vấn cậu là người đàn ông Cam:
Chào em! Tôi có thể hỏi lí do vì sao em lại đến với tổ chức?
Dạ thưa! Em nói thật được chứ?
Chúng tôi cần sự thẳng thắng.
Ở Việt Nam em vô công rỗi nghề, không làm được ở đâu cả, bố mẹ em mong muốn rằng em có thể giúp ích được cho xã hội nên gởi em vào đây.
Vậy em biết rõ công việc ở đây không?
Giúp đỡ người khác, đúng không?
Đúng vậy! Nhưng không đơn thuần chỉ là giúp đỡ, mà còn phải hiểu biết rất nhiều, về cứu hộ, về dạy học, em còn phải có sức khỏe tốt và nhiều thứ khác. Em đã ở đây rồi, chúng tôi sẽ chấp nhận em như một thành viên và xem xem em phù hợp với công việc nào đặng hỗ trợ cho em. Mọi chi phí ăn ở đều miễn phí, nhưng chúng tôi nói trước rằng mọi thứ ở đấy rất khắc nghiệt và em phải cố gắng thích nghi.
Sau khi cậu được nhận vào tổ chức và làm việc, cậu không ngờ mọi thứ lại dễ sợ đến như vậy. Hằng đêm phải ngủ trong căn phòng đầy mũi mà không một chút gì che chắn, trong vòng một tuần cậu sụt đến năm ký và mắc phải bệnh tiêu chảy. Những công việc cậu làm hằng ngày là phụ chăm sóc cho người già và trẻ em, đưa đón họ qua sông, xách nước, đốn củi nấu nướng, phân phát thức ăn, đóng nhà cửa, ngoài ra còn phải học thêm nhiều kỹ năng. Có những lúc người dân sau khi đã nhận lương thực thì hội không còn gì để mà ăn.
Một cậu bé rất đáng thương, cậu không hề kêu ca nhưng vì mọi người thấy sức khỏe của cậu bị giảm súc nghiêm trọng cho nên đã quyết định cho cậu trở về. Trước khi về, họ gọi cậu đến nói chuyện:
Em nhận thấy mình có phù hợp được với môi trường ở đây không?
Cậu chỉ gãi đầu mà không nói gì. Họ hỏi tiếp:
Em muốn trở về Việt Nam chứ?
Cậu cũng chỉ im lặng.
Vậy là em muốn tiếp tục. Đừng xấu hổ em cứ nói ra!
Cậu gật đầu. Họ nói tiếp:
Trước hết chúng tôi rất cảm kích sự đóng góp của em, em rất dũng cảm. Nhưng vừa rồi chưa phải là công việc lớn nhất của chúng tôi. Em chỉ vào một tập thể giúp đỡ công ích và học hỏi, nhưng mục đich cao cả hơn là cứu hộ, cho nên vừa rồi chúng tôi đã xây dựng nhiều kỹ năng cho em để sau này em có thể đi cứu hộ khắp nơi.
Trước hết, tôi muốn cho em xem cái clip này để em chắc chắn rằng mình có muốn tiếp tục nữa hay không.
Một người phụ nữ đến và đưa cho cậu xem một cái clip trong chiếc laptop rẻ tiền. Mở ra một khung cảnh tại một con suối lớn đang trên bờ dốc núi: ba người lớn đang cố đưa hai đứa trẻ nhỏ băng qua bờ bên kia, hai người đã băng qua được nhưng còn kẹt lại ba ngay giữa suối: hai người lớn và một trẻ em, khi nước lũ từ trên dốc núi đổ xuống ngày một lớn dần. Người đàn ông đã sang bờ cố gắng tạo dây cứu họ, ba người họ chỉ dám đứng yên như bức tượng đá vì nếu động đậy sẽ rơi xuống dưới, cuối cùng một dòng nước khổng lồ từ trên đầu họ đổ nhào kéo tất cả sụp xuống như một trận lở đất.
Khi xem xong cái clip, người đàn ông quay sang cậu trai và nói:
Đấy là ba người cứu hộ của hội chúng ta đã hy sinh vào năm ngoái, phía Bắc Miến Điện. Tất cả đều chết. Đây chưa phải là chiến tranh hay tận thế cả, mà chỉ là một thiên tai nhỏ xảy ra mỗi ngày trên thế giới này.
Ngoài tấm lòng và sức khỏe chúng tôi cần một điều quan trọng là hy sinh.
Em có dám xả thân, đánh đổi mạng sống mình trong phút tích tắc để cứu một ai khác không?
Nếu em có được điều ấy thì hãy tiếp tục.
Cậu lại im lặng, chỉ ngồi xuống, tháo nhẹ cặp kiếng cận rồi lặng lẽ khóc, khẽ lắc đầu. Ông ta đến ôm vai cậu, an ủi:
Em hãy về nhà đi! Tôi tin rằng đây là một hành trình đầy ý nghĩa của em. Hãy về nhà mà giúp đỡ những người khó khăn ở chung quanh, nghĩ cho người khác, sống đóng góp cho đất nước của em, đấy cũng là một cách để hy sinh. Rất cảm ơn em vì đã đến đóng góp cho chúng tôi.
Ngày hôm sau, cậu từ biệc tất cả mọi người lên chuyến bay trở về Việt Nam, cậu được nhận được món quà lưu niệm, tấm hình của cậu chụp chung với tổ chức được lồng trong một khung bằng đất sét. Và đây chắc là một chuyến đi đã thay đổi cách nhìn của cậu.
Vào năm ấy, một người đàn ông Áo, một nghệ sĩ múa rối đến với hội. Ông đã lớn tuổi, hội chỉ chấp nhận cho ông vào thăm viếng chứ không thể nhận ông làm ở đấy.
Ông có tấm lòng yêu thương cao cả, ông dạy tiếng Anh cho bọn trẻ và hòa đồng với mọi người dân.
Ngày ông trở về nước, ông đem tặng tất cả các con rối của mình cho bọn trẻ, ban đầu tổ chức không nhận, chỉ sau khi ông nói:
– Tôi không biết khám bệnh cũng không có sức khỏe nhưng lũ trẻ cũng cần có đồ chơi chứ!
Và đúng như vậy, những con rối đáng yêu ấy làm khơi dậy niềm vui thích của bọn trẻ rất nhiều và trở thành nguồn động lực cho chúng trong tương lai.
Thế đấy, tất cả chúng ta đều có cách riêng để giúp đỡ cho người khác, sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Vit Lua (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 20
cảm on bạn nhiều.
Tâm Túy Nguyễn (4 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 201
chúc tác giả nhiều tác phẩm mới.