- Trong nhà trường
- Tác giả: Eostre
- Thể loại:
- Nguồn: vnkings.com
- Rating: [T] Không dành cho trẻ dưới 13 tuổi
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.869 · Số từ: 2561
- Bình luận: 2 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 1 Thanh Thảo
Khi nhắc tới trường học bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Theo hướng tiêu cực hay tích cực? Xin đừng đưa ra phương án 50/50, vì trên thực tế, chênh lệch này rất ít.
Chúng ta phải công nhận là học sinh bây giờ già dặn hơn trước, mà công lao lớn để tạo nên sự khác biệt này phải kể đến các mạng xã hội. Có thể nói, trên mạng xã hội, người ta chẳng biết ai vào với ai cả. Nên càng dễ để “bung lụa”. Bạn đừng tưởng bung lụa là đơn giản, có kỹ thuật hết. Bung trên mạng, ok, nhưng đừng dại mà mang ra đời thực.
Tôi có một cô bạn nghiện face. Lần nọ nó bị hack acc. Tôi ngồi đằng trước, nghe đằng sau nó rên rỉ: “Tao nhớ face quá, 27 tiếng không onl rồi” mà lạnh cả sống lưng. Thôi, các thánh sống ảo ăn gà ri hay gà Đông Tảo tôi cúng.
Ở trường, nội quy bị vi phạm chủ yếu là nói chuyện. Riêng cái này tôi không đồng ý. Bạn cứ thử tưởng tượng trong một lớp học, ngoài tiếng giáo viên giảng bài thì chỉ còn tiếng bút chép lia lịa, tiếng lật giấy xoành xoạch, tiếng trả lời máy móc, bạn có chịu nổi không? Học sinh mà bị ép đi vào khuôn khổ quá đôi khi cũng không tốt. Vì, với một số, đó gần như là sự cưỡng ép.
Cấp độ cao hơn nói chuyện là chửi nhau, đánh nhau. Chửi nhau, đánh nhau xảy ra trong khuôn viên trường thì còn có tý “giơ cao đánh khẽ”. Chứ ngoài trường thì… hihi, không ai biết trước được điều gì. Trên chút nữa là “liên minh” – nhóm “gấu” trường này “liên minh tạm thời” với nhóm “gấu” trường kia để dạy cho những đối tượng “ngáo” biết sợ. Thường thì sự việc sẽ diễn ra trong âm thầm và êm thấm, vì cả hai bên đều không muốn viết tường trình. Nếu bị lộ, cùng lắm thì viết tường trình. Điều cần lưu ý: viết một lần sẽ viết thêm lần thứ hai, thứ ba… Bonus: đối mặt nhiều với nỗi sợ sẽ vượt qua được sự sợ hãi của chính mình.
Sau khi xem hai phần bộ phim “Nhật ký của cậu bé nhút nhát” (thì phải?) tôi nghĩ anh trai của cậu bé quả là một người anh có nhiều kinh nghiệm. Không quan tâm, không gây chuyện, không cố tình nổi bật, tuyệt vời, bí kíp giúp bạn sống sót qua trung học đây rồi! Nhưng tôi chắc chẳng ai muốn thực hiện nó cả, vì bạn và tôi, chúng ta không là những người vô cảm.
Bố mẹ và thầy cô vẫn luôn coi lứa tuổi học sinh là lứa tuổi của nông nổi và bồng bột nhất thời, thế nên mọi sai lầm của chúng ta, hoặc được mắt nhắm mắt mở bỏ qua, hoặc bị phán xét mãi mãi, như: “À, thằng này từ bé đã… lớn lên chắc…”. Các bậc phụ huynh cũng có hai diễn biến tâm lí: quản lí lơi lỏng – thắt chặt kiểm soát. Nếu bố mẹ bạn quản lí lơi lỏng, chứng tỏ họ rất tin tưởng vào con mình, hay có phần “lạc quan” vào xã hội bây giờ. Đứa trẻ có thể được chiều sinh hư, hoặc đáp lại niềm tin yêu của bố mẹ, ngày càng cố gắng học tốt hơn nữa. Nếu các bậc sinh thành có kiểm soát cuộc đời bạn hơi quá thì cũng đừng nên oán giận họ. Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, sai ở phương pháp (lúc nào cũng thế) đúng ở tình thương. Bạn hiểu cảm giác bố mất con, mẹ mất chỗ dựa tinh thần không? Bố mẹ chúng ta thì hay lo xa, mà tuổi học sinh thì vô tư quá.
Tôi thích cách những bậc phụ huynh tôn trọng và ủng hộ quyết định của con cái, nhưng cực dị ứng với sự nuông chiều. Trong mắt cha mẹ, đứa con mãi là đứa con bé bỏng. Nông nổi? Bồng bột? Chính xác, nhưng sự nông nổi và bồng bột, nếu đi quá xa mà không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc, mà không phải ai cũng gánh chịu được.
Cô bạn của tôi, có lẽ đã phá thai năm 14 tuổi. Khi nghe kể, tôi bị sốc, và tôi còn chẳng hiểu nổi sao một con nhóc bằng tuổi mình lại có thể làm ra chuyện như thế. Ham thích? Tò mò? Tôi không nghĩ vậy. Một phần bất cần + một phần vô lo + một phần buông thả + một phần muốn thể nghiệm cảm giác làm người lớn chăng? Đứa bé không có tội. Nó chỉ là hệ quả đáng thương của một xã hội, theo tôi, ngày càng xuống cấp như mấy chung cư ở Hà Nội. Con người chẳng thiếu những gã hèn mạt, biến thái, ích kỷ. Bạn tôi chỉ là một trong rất nhiều nạn nhân của cái cộng đồng lắm kẻ khốn nạn này.
Thành phần “trẻ trâu”, “trẻ nghé”: chuyên cất não ở nhà cho đỡ bụi, có thể cất mãi mãi. Đối tượng: không hạn chế độ tuổi, nghề nghiệp, chức vụ. Hậu quả: nát cả một thế hệ.
Bạn đã từng gặp một em gái cấp 2 chửi người hay như hát (không cần biết lỗi tại đối phương hay tại đâu, thể hiện “dị” năng dưới trời sâu)? Một học sinh cấp ba cầm dao dọa chém người? Một anh trai già đầu 30 tuổi còn cãi cùn với đàn em bằng những lí lẽ ta tưởng chỉ có ở trường Mẫu giáo? Một thanh niên đặt tính mạng ngang hàng với số lượt like trên facebook? Nguy hại hơn nữa là “trẩu” sắp đắc đạo phi thăng, muốn phá bỏ mọi giới hạn để vươn tới tầm cao của phần “con” trong cơ thể. Nếu bạn gặp một trong mấy trường hợp trên mà có nhu cầu khuyên người ta lắp não trước khi ra đường thì tốt hơn hết là bạn nên… quên đi. Bạn cứ nhớ lấy câu này: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất.” Dĩ nhiên, cứu được thì hãy cứu. Còn xác định bó tay luôn thì chôn nó đi đừng để nó đẻ trứng.
Lưu ý: “Trẩu” sinh sôi bằng phương pháp sinh sản vô tính, qua đường mạng, miệng hoặc đường truyền miệng…
Tôi thường tránh vòng qua hành lang khối 6, 7 trường tôi vì đa phần học sinh khối ấy rất… nguy hiểm. Với những phát ngôn đậm chất “bố đời”, với giọng điệu hỗn hào và nét mặt câng câng rất “Chí Phèo” ấy, tôi thấy cảm tình của bản thân bay lên cao như con cao cả. Có những lúc tôi chỉ bực không thể đến tận nhà nó hỏi bố mẹ có biết dạy con không, hay chúng nó đều quên mất mình từng được dạy? Nhưng bình tĩnh lại thì thấy tôi vô lí. Các em chưa biết cách chọn lọc, tránh xa cái xấu và tiếp thu cái tốt. Phải quy trách nhiệm. Nhưng trách gì? Trách ai? Cứ thế, đã nát gần hết một thế hệ. Đương nhiên, khi đến tuổi đủ trưởng thành để biết ngẫm nghĩ, các em sẽ thoát khỏi ảnh hưởng xấu từ môi trường hỗn tạp xung quanh. Và một phần nhỏ thì không.
Kế tiếp là tuýp “thanh niên gương mẫu”, chiếm trên dưới 20%. Tuýp này chín chắn hơn nhiều, biết và hiểu. Lại có hệ lụy. Bố mẹ thấy con cố gắng, khuyến khích và tin tưởng con, tuyệt. Hoặc bố mẹ thấy con cố gắng, càng nhồi nhét thêm vào đầu con, khiến con bị bội thực. Họ nhất chí với tôn chỉ: Chê thiếu không chê thừa. Các bạn cũng hiểu ý bố mẹ, không muốn phụ công sức bố mẹ, cắn răng học. Các bạn nếu không chịu nổi áp lực hãy nói ra. Học là cả một môn khoa học, mà môn khoa học nào cũng cần có sự điều độ.
Tuýp nữa: Học vì bố mẹ. Chưa ý thức hoặc ý thức quá ít về tác dụng của việc học, cộng thêm bị bố mẹ đốc thúc học, sinh ra tâm lí học thay bố mẹ. Các bạn nên hiểu kiến thức là con đường ít ổ gà dẫn tới tương lai. Bố mẹ biết điều đó. Nhưng có thể bạn chưa biết rõ, nên họ chỉ còn cách nhắc nhở. Nếu bạn hiểu, bạn chỉ thấy khó chịu với những lời nói của bố mẹ chứ không còn cảm giác bị ép buộc nữa.
Những phụ huynh vô tâm chăm sóc, chỉ muốn con lao đầu vào học có lẽ muốn sau này con mình có cuộc sống giàu sang sung sướng hay đỡ tốn đồng tiền bát gạo cho con học hành, thậm chí dẫn tới hành động tiêu cực nếu con không được như kỳ vọng. Tình thương của cha mẹ bị lấn át bởi ý nghĩ cá nhân. Những đứa con sẽ sống trong tủi hờn, oán giận, thậm chí ghét bố mẹ. Chẳng ai mong con cái lại nghĩ xấu về cha mẹ cả.
Tiếp theo, yêu sớm. Tôi chưa yêu bao giờ, chịu. Hẳn bố mẹ đã in trong đầu mỗi chúng ta một dòng chữ: “Không có yêu đương gì hết, đợi mày học xong Đại học rồi mới tính, rõ chưa?”. Yêu còn phải xem là yêu thật lòng hay chỉ là ngộ nhận. Ở tuổi học trò thì đến 6, 7 phần là ngộ nhận. Yêu rất ảnh hưởng đến học tập. Tôi ghét cái cảm giác vô thức hướng về một người, vô thức bắt chước một vài động tác của một người, vô thức chú ý tới người đó. Mình không tự chủ nổi mình, quá khó chịu. Tôi từng thấy bạn tôi và bạn trai nó hôn nhau. Được hai năm thì chia tay. Hết chuyện, ngày hôm sau đã thấy thanh niên kia cặp với một bạn gái khác. Và tôi đọc trên báo bao nhiêu vụ lừa tình cướp tiền, dắt gái qua biên giới…
Việc muôn thuở: Gán ghép. Nếu không quá đáng mà chỉ mang tính chất đùa vui thì tôi nghĩ có khi nó còn là kỷ niệm đẹp ấy chứ. Nhưng đã có dấu hiệu quá trớn, kiểu như cố tình đẩy hai người vào nhau, tần suất trêu đùa liên tục, lúc nào cũng lôi ra chòng ghẹo được thì bạn nên xem xét lại. Vì rất có thể người gán ghép đã yêu bạn.
Ở trường, tôi dám cá ngoài các kỳ thi ra thì lao động đáng ghét nhất. Ồ, sao mình phải lao động trong khi đã thanh toán xong tiền vệ sinh lớp học nhỉ? Gì cơ, nâng cao kỹ năng tạp vụ, sau này thất nghiệp còn xin vào làm lao công á? (đùa thôi) Tôi nghĩ lí do là đây: Trường bẩn, quét mãi không sạch mà các thầy cô thì ứ quét được nên mượn sức các em học sinh. Và bạn có thấy bất công không, khi mấy đứa có tiếng có miếng trong lớp cứ ngồi chơi còn mình phải còng lưng lau cửa? Thôi, lạc quan lên, coi như mình rèn luyện thêm kỹ năng, nhé.
Chuyện nói xấu thầy này cô nọ hẳn là có, còn phổ biến là đằng khác. Chúng ta rỉ tai nhau, nói trước mặt một cách điệu nghệ, nói sau lưng một cách chuyên nghiệp, cốt làm sao đảm bảo các thầy cô chẳng may bị lũ học trò ẩm ương bắt bẻ không hề hay biết. Thầy cô cũng là con người, có mặt tốt mặt chưa ổn, nhưng bởi thầy cô là nhà giáo nên giá trị đạo đức càng phải được chú trọng. Tôi có một ông thầy dạy Hóa giỏi, nhưng thường xuyên phải lên phòng hội đồng giải thích chuyện phụ huynh kêu ca, “đặt điều”. Thầy Sinh cũ của tôi là một người dễ dãi với học trò, nhưng vướng vào nợ nần cờ bạc. Thậm chí, giáo viên tỏ ra thấu hiểu, được chúng tôi quý mến, chỉ cần nghiêm khắc một chút chúng tôi cũng có thể bàn tán ngay. Tôi biết là không được phép, vì chúng ta còn chưa có tư cách đi phán xét người khác, nữa là thầy cô. Nhưng, học sinh mà, yêu ghét chẳng giấu giếm.
Nói xấu, bất cứ người nào, bất cứ khi nào. Bạn bè? Thì sao, không được nói xấu nhau chắc. Tôi không thích cảm giác luôn phải đề phòng mọi người xung quanh, làm gì cũng cẩn thận từng ly từng tý một, cố không để lộ được nhược điểm. Vào hùa nói xấu, tránh làm kẻ lạc loài. Ý kiến số đông, tránh làm kẻ lạc loài. Sợ bị đâm sau lưng, sợ bị bạn bè phản bội. Căng thế, tốt nhất là đừng nghĩ nhiều. Giá trị của bạn không phụ thuộc vào cách những kẻ ưa xỏ lá nhìn bạn.
Cuối cùng, về các môn học. Tự nhiên được thích hơn xã hội thì phải. Chỉ cần một môn, như Âm nhạc, không đạt bạn cũng sẽ lưu ban; và tôi xin nói xấu, bà dạy Âm nhạc thường xuyên lấy điều này ra đe lớp tôi, muốn lớp tôi thôi coi Âm nhạc là môn phụ mà tập trung học như Toán, Lí, Hóa. Nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi sự toàn diện, sai quá sai. Thử hỏi có ai hoàn hảo hơn Chúa không? Còn bảng điểm tổng hợp, sắp xếp thứ tự, liệu có phải bệnh thành tích? Mỗi năm, trường tôi cho học sinh làm một bản tự kiểm điểm, tự nhận hạnh kiểm tốt hay khá. Tôi luôn nhận tốt. Đa phần lớp nhận khá. Khi học Lịch sử địa phương, tôi như kiểu được nghe họp chi bộ, với những câu “nhận được chỉ thị”, “Đảng chỉ huy”, “địch bị tiêu diệt”, “trận đánh cho ta thấy đường lối đúng đắn của Đảng”.
Những điều không cần thiết mấy cho cuộc đời sau này của chúng ta, ta học để thi, để giành giải; những điều cần thiết nhưng tế nhị lại chẳng được đề cập mấy trong phòng học đã tạo nên tâm lí tò mò thứ lạ. Mạng xã hội chứa đủ loại thông tin thượng vàng hạ cám khiến những cô cậu học sinh không va vấp nhiều dễ bị sa đà, buông thả, “sống ảo”, gây nên tác hại về sau và vô số nguy cơ tiềm tàng phải được ngăn chặn. Việt Nam cần một nền giáo dục xây dựng từ ý thức của mỗi con người, dù điều đó là rất khó khăn. Không phải ai cũng có nghị lực, lập trường vững vàng, dám đương đầu với những cái xấu xa. Tôi khinh những người có quan điểm: “Sao phải quan tâm đến việc người khác, mình lo thân mình còn chưa xong.” Họ dửng dưng trước mọi điều, đặt cái “tôi” cá nhân lên trên lợi ích xã hội. Người chỉ sống vì mình, dưới mắt tôi, đó là cái sống vô ích.
Sau cánh cửa trường, còn rất nhiều điều đang lặng lẽ diễn ra.
Eostre (8 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 604
Lớp em không thích bà dạy âm nhạc thôi, chứ lớp em thích nhạc là đằng khác, nhưng bà ấy dạy...
linh Hà (8 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 509
"Bạn cứ thử tưởng tượng trong 1 lớp học ngoài tiếng giáo viên giảng bài thì chỉ còn tiếng chép bài lia lịa, tiếng lật giấy xoành xoạch, tiếng trả lời máy móc" ôi trời thế tác giả bài này thử đang bảo vệ luận án (tất nhiên chỉ được bảo vệ trong 10') mà giảng viên (thầy, cô) cứ mặc kệ ngồi lật giấy xem bản word luận văn, đang định nói qua phần đầu thì giảng viên bảo: thôi, bỏ qua phần đấy, em nói luôn vào vấn đề ABC... xem còn vui vẻ được không? Chứ đừng nói người nghe ở dưới cứ nói chuyện rào rào gây cảm giác "người nói không có người nghe" - đấy là về mặt cảm xúc của giảng viên khi làm việc. Huống chi, những kiến thức đang được giảng dạy là nguồn tri thức quý báu của nhân loại, A không thích nghe thì A có thể ngủ, A không thích nghe cớ gì suy ra những người khác trong lớp không thích nghe? Xin thưa, lỗi do các bạn trẻ còn nhỏ không có trách nhiệm chứ đừng nói là "nổi/ không nổi/ cưỡng ép" chứ ở Đại học, một người nào đó không thích học có thể nghỉ, cuối kì điểm thi cao là được, không muốn cao cũng được miễn sao điểm đạt không phải học lại, miễn cưỡng đi học để lấy điểm rèn luyện ok, vào lớp chui xuống bàn cuối mà ngủ, gần chót chơi game, nhắn tin ai muốn học thì ngồi đầu, chỉ cần không nói chuyện thì không bị đuổi, tùy giảng viên, nhưng đa số nếu nói chuyện thì giảng viên sẽ đuổi hoặc sẽ có người nhắc: Hãy thì thào cho người khác học.
"Không quan tâm, không gây chuyện, không cố tình nổi bật... vô cảm" Tác giả bài viết xin đừng đánh giá lung tung chỉ qua hình tượng nhân vật phim ảnh.
Âm nhạc tác động đến đời sống con người cả về sinh lý cơ thể người và vật lý ứng dụng thực tiễn. Về mặt sinh lý cơ thể thì xin được nói qua thôi: Âm nhạc ảnh hưởng đến tâm lý, mà tâm lý là khung xương của sinh lý. Về mặt vật lý ứng dụng thực tiễn: "Văn hóa dân gian của mọi dân tộc đều có đề cập đến các câu thần chú có quyền năng đối với Thiên nhiên. Người da đỏ ở Bắc Mỹ đã phát triển các nghi lễ âm thanh có hiệu lực cầu mưa và gió. Tan Sen, nhạc công vĩ đại của Ấn Độ, đã có thể dập lửa bằng uy lực trong các bài hát của mình. Năm 1926, Charles Kellog, nhà tự nhiên học California, đã minh họa tác động của rung động âm thanh đối với lửa trước một nhóm lính cứu hỏa ở New York. "Đưa ra một cái cung, như một cây violon lớn, thật nhanh qua một cái âm thoa bằng nhôm, ông tạo ra một tiếng kít như tiếng nhiễu sóng vô tuyến mạnh. Tức thì ngọn lửa gas vàng, cao hơn nửa mét, phụt vào một ống thủy tinh rỗng, nhỏ lại còn 15 cm rồi thành một ánh lửa lóe xanh lập lòe. Thử lại với cây cung, một tiếng kít rung động nữa, dập tắt ngọn lửa". Xin chia buồn với lớp của tác giả - lớp bị ép học âm nhạc (vì lớp không thích nên cô giáo mới đe? Hay vì trong tiềm thức sẵn không coi trọng âm nhạc?) và với những giáo sinh học chuyên ngành âm nhạc vì nếu bạn không phải tài năng xuất chúng/ địa vị xã hội cao thì các bạn sẽ dễ phải cảnh "đàn gảy tai trâu" lắm! (dù cho quá trình học để trở thành cử nhân chuyên ngành này vô cùng khó!). Có lẽ tác giả nhầm mục đích ban đầu của các học giả và người lãnh đạo khi đưa âm nhạc trở thành bộ môn được giảng dạy trong quá trình học phổ thông :giải trí, ứng dụng thực tiễn, huống chi còn có những người thiên về não phải (âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc tình cảm) & nếu sử dụng cả não trái & não phải giúp tăng gấp nhiều lần sức mạnh não bộ. Cuối kì, kiến thức âm nhạc được đánh giá bởi nấc "Đạt/ Không đạt" chứ không như các môn khác, cụ thể bằng điểm phẩy (hệ thống giáo dục 90% các môn học đòi hỏi chức năng của não trái: Ngoại ngữ, toán học, vậy lý, hóa học, toán học, địa lí, sinh học, kỹ thuật...) - Âm nhạc khi đưa vào chương trình PT đã giản lược lắm rồi. Thế nên thái độ học lơ là, môn phụ... là chưa đúng!
Các kiến thức đưa vào chương trình phổ thông đều là những tri thức quý báu của nhân loại, giúp ta phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn. Giảm tải/ cải cách chương trình, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm phát triển, nhu cầu nguồn lực của đất nước là điều sớm muộn, cần có những ý kiến đóng góp của mọi người, nhất là học sinh vì vậy nếu tác giả cảm thấy môn sử được thầy cô dạy chưa lôi cuốn thì phải có ý kiến: Yêu cầu cô trích dẫn nhiều hơn, phân tích nhiều hơn vì môn sử khi được nghe nhiều dẫn chứng thì cảm thấy rất hay, giúp ta giải đáp thắc mắc về nhiều vấn đề.
"Bạn cứ thử tưởng tượng trong 1 lớp học ngoài tiếng giáo viên giảng bài thì chỉ còn tiếng chép bài lia lịa, tiếng lật giấy xoành xoạch, tiếng trả lời máy móc" ôi trời thế tác giả bài này thử đang bảo vệ luận án (tất nhiên chỉ được bảo vệ trong 10') mà giảng viên (thầy, cô) cứ mặc kệ ngồi lật giấy xem bản word luận văn, đang định nói qua phần đầu thì giảng viên bảo: thôi, bỏ qua phần đấy, em nói luôn vào vấn đề ABC... xem còn vui vẻ được không? Chứ đừng nói người nghe ở dưới cứ nói chuyện rào rào gây cảm giác "người nói không có người nghe" - đấy là về mặt cảm xúc của giảng viên khi làm việc. Huống chi, những kiến thức đang được giảng dạy là nguồn tri thức quý báu của nhân loại, A không thích nghe thì A có thể ngủ, A không thích nghe cớ gì suy ra những người khác trong lớp không thích nghe? Xin thưa, lỗi do các bạn trẻ còn nhỏ không có trách nhiệm chứ đừng nói là "nổi/ không nổi/ cưỡng ép" chứ ở Đại học, một người nào đó không thích học có thể nghỉ, cuối kì điểm thi cao là được, không muốn cao cũng được miễn sao điểm đạt không phải học lại, miễn cưỡng đi học để lấy điểm rèn luyện ok, vào lớp chui xuống bàn cuối mà ngủ, gần chót chơi game, nhắn tin ai muốn học thì ngồi đầu, chỉ cần không nói chuyện thì không bị đuổi, tùy giảng viên, nhưng đa số nếu nói chuyện thì giảng viên sẽ đuổi hoặc sẽ có người nhắc: Hãy thì thào cho người khác học.
"Không quan tâm, không gây chuyện, không cố tình nổi bật... vô cảm" Tác giả bài viết xin đừng đánh giá lung tung chỉ qua hình tượng nhân vật phim ảnh.
Âm nhạc tác động đến đời sống con người cả về sinh lý cơ thể người và vật lý ứng dụng thực tiễn. Về mặt sinh lý cơ thể thì xin được nói qua thôi: Âm nhạc ảnh hưởng đến tâm lý, mà tâm lý là khung xương của sinh lý. Về mặt vật lý ứng dụng thực tiễn: "Văn hóa dân gian của mọi dân tộc đều có đề cập đến các câu thần chú có quyền năng đối với Thiên nhiên. Người da đỏ ở Bắc Mỹ đã phát triển các nghi lễ âm thanh có hiệu lực cầu mưa và gió. Tan Sen, nhạc công vĩ đại của Ấn Độ, đã có thể dập lửa bằng uy lực trong các bài hát của mình. Năm 1926, Charles Kellog, nhà tự nhiên học California, đã minh họa tác động của rung động âm thanh đối với lửa trước một nhóm lính cứu hỏa ở New York. "Đưa ra một cái cung, như một cây violon lớn, thật nhanh qua một cái âm thoa bằng nhôm, ông tạo ra một tiếng kít như tiếng nhiễu sóng vô tuyến mạnh. Tức thì ngọn lửa gas vàng, cao hơn nửa mét, phụt vào một ống thủy tinh rỗng, nhỏ lại còn 15 cm rồi thành một ánh lửa lóe xanh lập lòe. Thử lại với cây cung, một tiếng kít rung động nữa, dập tắt ngọn lửa". Xin chia buồn với lớp của tác giả - lớp bị ép học âm nhạc (vì lớp không thích nên cô giáo mới đe? Hay vì trong tiềm thức sẵn không coi trọng âm nhạc?) và với những giáo sinh học chuyên ngành âm nhạc vì nếu bạn không phải tài năng xuất chúng/ địa vị xã hội cao thì các bạn sẽ dễ phải cảnh "đàn gảy tai trâu" lắm! (dù cho quá trình học để trở thành cử nhân chuyên ngành này vô cùng khó!). Có lẽ tác giả nhầm mục đích ban đầu của các học giả và người lãnh đạo khi đưa âm nhạc trở thành bộ môn được giảng dạy trong quá trình học phổ thông (giải trí, ứng dụng thực tiễn), huống chi còn có những người thiên về não phải (âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc tình cảm) & nếu sử dụng cả não trái & não phải giúp tăng gấp nhiều lần sức mạnh não bộ. Và cuối kì, kiến thức âm nhạc được đánh giá bởi nấc "Đạt/ Không đạt" chứ không như các môn khác, cụ thể bằng điểm phẩy (hệ thống giáo dục 90% các môn học đòi hỏi chức năng của não trái: Ngoại ngữ, toán học, vậy lý, hóa học, toán học, địa lí, sinh học, kỹ thuật...). Thế nên thái độ học lơ là, môn phụ... là chưa đúng!