- Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới – Kết nối tri thức
- Tác giả: Mèo cute
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 5.290 · Số từ: 2041
- Bình luận: 0 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 4 Tuan Triet Hoa Thanh Ta Lien Đoàn Huỳnh Mỹ Tiên Gấm Nguyễn
A. Giới thiệu chung:
- Thể loại thần thoại
– Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số
– Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
– Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên:
– Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
– Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
+ Thần thoại sáng tạo:
– Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
– Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
- Bố cục
Gồm có 3 văn bản nhỏ:
– Văn bản 1: Thần Trụ Trời
– Văn bản 2: Thần Sét
– Văn bản 3: Thần Gió
B. Các câu hỏi trong văn bản
- a) Thần Trụ Trời
Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện
Chi tiết mở đầu câu chuyện:
– Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.
– Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.
Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
– Vóc dáng thần: to lớn, khổng lồ
– Hành động của thần: đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời.
=> Hành động vô cùng lớn lao, chỉ có thần mới làm được.
Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
Những vị thần được liệt kê trong bài vè bao gồm: thần đếm cát, thần tát biển, thần làm sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.
- Thần Sét
Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Chú ý các chi tiết miêu tả và “tính khí” của thần Sét
– Công việc của thần Sét: Chuyên việc thi hành pháp luật ở trần gian. Khi xử án kẻ nào, thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.
– “Tính khí” của thần Sét: rất nóng nảy, nhiều khi giết nhầm người, vật vô tội.
- Thần Gió
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió
– Hình dạng của thần Gió: thần có một hình dạng kì quặc. Thần không có đầu.
– Hoạt động của thần Gió: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng.
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
Việc tạo ra đứa con của thần Gió nhằm mục đích lí giải cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.
Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể
Thần Trụ trời Thần Sét Thần Gió Thời gian Khi chưa có vũ trụ Không có thời gian cụ thể Không có thời gian cụ thể Không gian Trời và đất Trên trời và trần gian Trên trời Nhân vật Thần Trụ trời Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió Sự kiện chính Thần Trụ trời tách trời và đất Giới thiệu về thần Sét Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần
Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
– Thần thoại suy nguyên là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
– Ba văn bản trên đều thuộc thần thoại suy nguyên.
Dấu hiệu:
+ Nhân vật chính đều kể về các vị thần: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét
+ Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ
+ Qua câu chuyện về cuộc đời của các vị thần nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
– Trong cái nhìn của người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là các vị thần có hình dạng khổng lồ (thần Trụ Trời) hoặc ngoại hình khác thường (thần Gió không có đầu). Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên (thần Trụ Trời tách trời và đất; thần Sét có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luận ở trần gian; thần Gió có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu). Các vị thần có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ (thần Sét hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền; thần Gió khi kết hợp với thần Sét và thần Mưa thì vô cùng đáng sợ).
– Các nhân vật trong trong thần thoại là cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại có đặc điểm tương tự như vậy.
Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
* Thần Trụ Trời:
– Công việc: dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai. – Dẫn chứng: “một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời”; “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”.
– Mục đích: Tách trời và đất ra làm hai => Lý giải sự hình thành trời đất, di tích Cột chống trời.
* Thần Sét:
– Công việc: thi hành pháp luật ở trần gian.
– Dẫn chứng: Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.
– Mục đích: làm theo lệnh Ngọc Hoàng, trừng trị những kẻ ác ở trần gian
=> Lý giải các quan niệm dân gian của nhân dân.
* Thần Gió:
– Công việc: làm gió theo lệnh Ngọc Hoàng
– Dẫn chứng: Bảo bối của thần là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét
– Mục đích: Tạo ra gió ở dưới trần gian
Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?
– Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió thể hiện quan niệm về vũ trụ của người nguyên thủy. Với tư duy thô sơ, non nớt, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải một cách khoa học và lô- gic các hiện tượng tự nhiên ấy. Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như đang chi phối cuộc sống của họ. (Thần Trụ Trời tách trời và đất, thần Sét thi hành pháp luật ở trần gian,..).
– Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy được gửi gắm qua hình tượng các vị thần. Để dọa hay xua đuổi thần Sét, con người đã dùng tiếng gà gáy. Hay như chính đứa con của thần Gió cũng bị đày xuống trần để báo tin khi trời có gió cho cả thiên hạ.
Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
* Đặc điểm:
– Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác biệt và có sức mạnh siêu nhiên.
– Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.
– Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
* Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên
– Người nguyên thủy dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới.
– Việc xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.
Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý: Niềm tin hiểu một cách đơn giản là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó. Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, hình thành từ trong suy nghĩ con người. Niềm tin là nguồn năng lượng tiếp sức tinh thần cho con người. Niềm tin vào một thế giới khác vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống hiện đại của con người, ví dụ như niềm tín ngưỡng. Niềm tin tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, càng những khi gặp khó khăn, con người lại càng tìm đến điểm tựa tâm linh để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm tưởng, từ đó nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống. Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án.
C. Tổng kết
- Giá trị nội dung
– Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị – Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người
- Giá trị nghệ thuật
– Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
– Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình – Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu
– Ngôn từ thuần Việt