Sau khi ra khỏi nhà Mo Diêu, Phương Vỹ vẫn chưa hết run mà bám chắc lấy Vũ Đằng. A Đốc nhìn thấy thì phì cười an ủi:
– Đừng sợ. Tuy Mo Diêu ít nói, và có phần đáng sợ nhưng Mo không hại ai cả đâu.
– Nhưng sao e cảm thấy mỗi lần Mo nhìn em đều như em là người phạm lỗi cần phải trừng phạt.
A Đốc cười lớn nói:
– Đừng nghĩ nhiều quá, với ai Mo cũng vậy cả. Nếu có sự khác biệt giữa con trai và con gái thì đó là điều bình thường thôi.
Phương Vỹ ngạc nhiên hỏi lại:
– Tại sao lại phân biệt như vậy ạ?
– Vì bình thường thầy Mo ở làng này đều truyền lại cho nữ, nên Mo Diêu thường nhạy cảm với nữ hơn với nam.
– Em tưởng thầy Mo thường là nam chứ nhỉ?
– Ở hầu hết làng là thế nhưng ở đây thầy Mo thường là nữ. Chuyện này là từ xa xưa rồi, từ khi anh biết là đã được kể rồi.
– Là chuyện gì vậy ạ?
– Trước đây, thầy Mo đều là nam và thường là truyền lại cho con cháu của mình. Nhưng đến một đời thầy Mo không có con cái. Vậy nên không thể truyền lại cho ai.
– Nếu vậy thì phải làm sao ạ?
– Thầy Mo đã quyết định nhận đệ tử. Lúc đó hầu hết đệ tử đều là nam nhưng vì không giới hạn nên đã có một cô gái xin làm đệ tử.
– Vậy có được không ạ?
– Thật ra thì cũng bị mọi người trong làng từ chối nhưng thầy Mo lúc đó cảm thấy cũng không phải vấn đề gì cả nên quyết định nhận cô ấy làm đệ tử. Kết thúc khoá học còn có một cuộc thi. Vốn dĩ việc học đã khắc nghiệt, khi tất cả đệ tử đều còn nhỏ mới chỉ mười mấy tuổi, nên có vài người đã từ bỏ giữa chừng.
– Vậy là cô gái đó đã đạt giải trong cuộc thi đúng không ạ?
– Đúng vậy, cô ấy là người giỏi nhất. Và vào những năm cô ấy là thầy Mo, mọi người dân trong làng đều sống bình an và phát triển tốt. Từ sau đó số lượng đệ tử theo học là nam càng ngày càng ít. Cuối cùng đến giờ thì đều chỉ có đệ tử nữ xin học.
Hai người gật gù hiểu ra. Họ vừa đi vừa nói chuyện, Vũ Đằng không khỏi tò mò về anh Ban.
– Vậy anh Ban thì sao ạ? Anh ấy không phải là đệ tử của Mo Diêu sao ạ?
– Không! Sao hai người nghĩ vậy?
– À thì vì chúng em thấy anh ấy luôn ở bên cạnh Mo Diêu.
– Có thể gọi là anh ấy là người theo hầu giúp đỡ Mo Diêu. Thường nhà ai ở cạnh nhà thầy Mo đều tình nguyện là người theo hầu và giúp đỡ cho thầy Mo. Đối với A Ban thì hơi đặc biệt hơn một chút. Từ nhỏ A Ban đã theo hầu Mo Diêu.
– Nhưng lại không phải đệ tử sao ạ?
– Đúng vậy. Trước nay chưa bao giờ thấy A Ban xin làm đệ tử cũng không thấy Mo Diêu làm lễ.
– Nhận đệ tử là phải làm lễ ấy ạ?
– Đúng vậy. Phải có lễ chứ, nếu người đó được tổ tiên và các vị thần đồng ý thì mới được.
– Vậy hiện giờ Mo Diêu đã nhận đệ tử chưa ạ?
– Nhận rồi chứ. Thông thường các bé gái từ 10 tuổi trở đi đều có thể theo Mo Diêu học. Vậy nên giờ trong làng có hai người là đệ tử của Mo Diêu.
– Em tưởng sẽ phải ở nhà Mo Diêu học chứ ạ?
– Cái này cũng đúng mà cũng không đúng. Trước đây thì luôn ở nhà Mo Diêu nhưng sau này khi đủ 16 tuổi thì sẽ trở về nhà, luyện tập ở nhà còn để chuẩn bị cho cuộc thi nữa. Thường thì họ sẽ đến nhà Mo Diêu mỗi ngày nhưng không ở luôn.
Sau đó A Đốc dẫn họ đi quanh làng chào hỏi. Đi đến đâu A Đốc cũng nói với mọi người là hãy đưa những đứa trẻ đến trường làng học, hãy đến phòng khám khi bị bệnh. Điều này khiến hai người Vũ Đằng và Phương Vỹ vô cùng cảm kích.
Đến trưa A Đốc dẫn họ về kí túc xá cùng nhau nấu ăn.
– Gạo thường được đưa đến vào đầu tháng, hôm qua trước khi hai người đến trưởng làng đã cho người đem đến rồi.
– Dạ vâng chúng em cảm ơn ạ.
– Thịt thì khi nào có mọi người sẽ mang qua cho các em một chút. Các em cũng thông cảm ở đây kinh tế cũng không tốt lắm nên đồ ăn cũng không thể đầy đủ như ở nhà các em được. Ở bên cạnh có chuồng gà, các em có thể nhặt trứng để ăn mỗi ngày. Đằng sau cũng có vườn trồng một vài loại rau các em có thể hái để nấu ăn. Các em làm được chứ?
– Dạ đương nhiên ạ. Dù nói chúng em ở thành phố nhưng việc nuôi gà và trồng rau vẫn phải làm mà.
– Vậy thì tốt.
Sau đó ba người chia nhau công việc như A Đốc và Vũ Đằng sẽ phụ trách những công việc nặng như nhóm bếp, múc nước, còn những công việc nhẹ nhàng như vo gạo, hái rau, nhặt trứng để lại cho cô gái duy nhất là Phương Vỹ.
Rất nhanh cả ba đã làm xong một mâm cơm đơn giản với rau luộc, trứng rán và thịt kho. Sau khi bày biện, A Đốc cảm thán:
– Không ngờ cô gái thành phố như em cũng có thể nấu được bàn thức ăn ngon thế này sao?
– Anh nghi ngờ em quá rồi đấy. Dù ở xuất thân thành phố nhưng cũng ở ngoại thành thôi nên cũng khác vùng quê là mấy.
– Thôi cùng ăn đi nào.
– Vâng.
Khi mọi người đang cùng ăn uống, Phương Vỹ cũng tò mò hỏi về tình hình sức khoẻ cũng như tình hình học tập của những đứa trẻ ở trong làng. A Đốc cũng rất tích cực kể cho cả hai nghe.
Những đứa trẻ trong làng được chia thành hai độ tuổi. Một tầm tuổi nhỏ là tầm tuổi sẽ đi học với Vũ Đằng có khoảng mười bạn. Các bạn đều đang ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Một tầm tuổi lớn từ 15 tuổi trở lên, một nửa số đó đã đi làm cùng bố mẹ hoặc đi làm ở thành phố, nửa còn lại thì được gửi đi học ở các trường nghề. Một phần nhỏ may mắn hơn, học tốt thì được làng gửi đi học đại học. A Đốc cũng nói đối với trưởng làng thì việc học rất quan trọng nên ông luôn nhắc nhở mọi đứa trẻ phải đi học đầy đủ. Nhưng đồng thời ông cũng hiểu việc ép những đứa trẻ ở đây học thành tài như những đứa trẻ ở thành phố là một điều không thể. Vì vậy ông chỉ còn cách tạo điều kiện hết mức có thể cho những đứa trẻ chịu học và khuyên nhủ những đứa trẻ không muốn học theo một con đường đúng đắn để cải thiện chất lượng sống. Đây là điều khiến cả Vũ Đằng và Phương Vỹ đều rất kinh ngạc.
– Em biết trưởng làng là một người rất tiên tiến nhưng em cũng không hề nghĩ tới ông lại ủng hộ việc học tới như vậy.
Vũ Đằng không khỏi cảm thán. A Đốc bình thản thả nhẹ một tin tức còn chấn động hơn:
– Đương nhiên. Dù sao trưởng làng cũng sinh ra ở thành phố. Tiên tiến là điều bình thường mà.
– HẢ?!!
Cả Vũ Đằng và Phương Vỹ đều kinh ngạc hét lên, miếng trứng trong miệng suýt nữa rơi ra ngoài.
– Ủa hai em không biết sao?
– Chúng em thấy ông ấy rất kính trọng Mo Diêu còn là trưởng làng, em còn tưởng ông ấy sinh ra và lớn lên ở đây rồi kế thừa chức trưởng làng của gia đình chứ.
A Đốc cười lớn:
– Làm gì còn chuyện thừa kế ở đây chứ. Trưởng làng ngoài là chức do mọi người bầu ra thì ông ấy còn là bí thư của xã mà. Bí thư xã là chức vụ nhà nước chứ đâu phải thừa kế mà có.
– Thì đúng là vậy nhưng … nhưng lại có chuyện mọi người bầu một người ngoài làm trưởng làng sao ạ.
– Trong trí tưởng tượng của em trưởng làng thường là người sống lâu nhất trong làng và biết mọi chuyện trong làng.
– Thực ra đúng là thế. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt mà. Với ông Thành là trường hợp đặc biệt đó đấy
– Anh kể đi ạ.
– Cụ thể thì anh cũng không rõ vì lúc đó anh vẫn còn nhỏ. Nhưng ông Thành chính là thầy của anh như Vũ Đằng bây giờ. Khi ông ấy đến ông ấy mới chỉ vừa tròn 20 tuổi.
– Trẻ vậy sao? Trẻ hơn cả em nữa. – Vũ Đằng cảm thán.
– Đúng vậy. Sau hơn một tháng thì có tin đồn ông ấy yêu một trong ba đệ tử của Mo Rư. Cũng có tin đồn là ông ấy yêu hai người đệ tử. Sau khi hết thời hạn, ông ấy trở về thành phố. Lúc đó mọi người còn tưởng tin đồn yêu đương chỉ là tin đồn. Nhưng một tháng sau đó ông ấy lại quay lại và quyết định ở hẳn. Ông ấy ban đầu vẫn là thầy giáo, sau đó kết hôn với người vợ bây giờ chính là một trong những đệ tử của Mo Rư.
– Vì yêu trưởng làng nên bà ấy mới không được trở thành Mo sao ạ?
A Đốc cười lớn với câu hỏi của Phương Vỹ.
– Ai nói em làm Mo thì không được kết hôn chứ?
– Không phải sao ạ? Em vẫn thấy thường là như vậy mà nhỉ. Và Mo Diêu cũng không kết hôn không phải sao ạ?
Phương Vỹ quay qua nhìn Vũ Đằng như muốn tìm kiếm sự đồng tình, anh cũng ngay lập tức gật đầu đồng ý khi nhìn thấy ánh mắt của cô. A Đốc mỉm cười nói:
– Không đúng đâu. Vẫn có nhiều đời Mo kết hôn và sinh con, và cũng có thể con của họ sẽ trở thành đời Mo tiếp theo. Đối với Mo Diêu thì đúng. Nghe kể rằng bà ấy trước đây từng yêu một người nhưng sau khi người ấy mất thì bà ấy quyết tâm trở thành Mo và không yêu ai thêm nữa.
– Wow, em không nghĩ Mo Diêu nhìn có chút đáng sợ như vậy mà lại đa tình như thế đấy.
– Ý em nói là đôi mắt phải không?
– Dạ đúng vậy.
– Đó là dùng trùng độc. Sau khi chiến thắng ở cuộc thi trở thành Mo, thì họ sẽ phải dùng loại trùng độc cổ được lưu truyền qua các năm để tu luyện trong vòng một tháng. Sau đó thì đôi mắt sẽ trở nên như vậy. Người xưa nói đôi mắt như vậy để có thể dễ dàng nhìn thấy ma quỷ và thần linh.
– Đáng sợ vậy sao ạ? – Phương Vỹ rùng mình hỏi – Trùng độc không phải là loại độc tính gây hại sao? Em còn tưởng đó chỉ trong truyện mới có thôi chứ.
– Không đâu, ở ngoài cũng có đấy. Không phải trùng độc nào cũng có hại và cũng có trùng độc có lợi. Người ta thường nói lấy độc trị độc mà nên quan trọng là cách người ta sử dụng thôi.
Hai đứa trẻ gật gù hiểu ra.