Ai hiểu được khái niệm về yêu, yêu có thể là tình cảm giữa cha mẹ dành cho con cái, yêu cũng có thể là tình cảm của ông bà dành cho con cháu hay yêu khi đẹp nhất chính là yêu giữa nam và nữ, đấy yêu có vô vàn cách hiểu cách để tồn tại, nó không đơn giản chỉ là một khái niệm duy nhất. Dù nhiều cách thế nào thì luôn vẫn có một mặc định rằng yêu là sự thể hiện xúc cảm giữa hai đối tượng với nhau, được gọi là người yêu.
Thế yêu đơn phương thì sao? Chưa bàn đến những câu chuyện trong cuộc yêu, vậy mấy ai hiểu được ba chữ “tình đơn phương”. Song hành với “yêu” ở trên, đó là những lần trộm nhìn người mình thích để rồi khi họ nhìn lại thì phải quay đi trong xấu hổ, là những giờ học không thể thấm chữ bởi trong đầu chỉ có “nàng” mà người ta nào có quan tâm đến mình có khi họ còn đang nghĩ đến ai đó không phải mình. Cũng không phải khó hiểu gì đơn giản mà nói thì “tình đơn phương” như một con chim trong lồng vậy, muốn bay nhưng không thể cũng như muốn ngỏ lời nhưng sao không thành lời, chắc họ sợ, sợ khi nói ra sẽ không còn chung lối nữa, sẽ không dám nhìn mặt nhau nữa.
Nhắc đến chuyện yêu đơn phương lại nhớ đến chuyện cũ. Chuyện một cậu nhóc đã từng có rất nhiều nổi đau, đau vì mất bà, đau vì “hạnh phúc” gia đình nhưng có một nổi đau cậu chưa từng thấm thía qua bao giờ đó là đau vì yêu. Nhưng không sớm thì muộn ai cũng sẽ trải qua cái nổi đau vì yêu đấy thôi. Người ta yêu thì thật đẹp kết thúc cũng nhanh chóng như ba năm cấp ba vậy thế cũng bớt đau hơn, còn cậu thì đau nhưng cũng là đau nhất bởi “tình đơn phương” mà, yêu nhưng không thể nói ra cứ để trong lòng mãi muốn dứt không ra, muốn bỏ không rời.
Lớp bảy là mở đầu của nổi đau, nó đến sớm và nhanh như ông bà ta ngày xưa đánh du kích vậy bất ngờ đến nổi chính người trong cuộc cũng không nhận ra rằng mình đang yêu. Được chuyển trường từ ngoài Bắc vào, một cô gái với tính cách lì lợm tóc thì lúc nào cũng bù xù mặt thì luôn tỏ vẻ hậm hực, lầm lì chắc mới chuyển trường nên chưa quen “mùi”, nhưng nổi bật nhất chắc là cái thành tích học tập hạng hai toàn trường hơn hẳn cậu nhóc nào đó chỉ xếp hạng bảy, mà cậu chẳng mấy quan tâm đến sự đời bởi cậu chỉ cần biết mình còn thấy, còn thở, còn bước và còn “bà”, đối với cậu chỉ cần có thế.
Ông bà ta nói vốn chẳng có sai: “Trước lạ sau quen” chắc hồi đó không có mạng xã hội nên ông bà ta nghiền ngẫm chữ nghĩa dữ lắm, cái cô gái mới vào trường hôm nào ấy, mặt thì lầm lì lúc nào cũng hậm hực như kiểu cả ba mươi ngày của cô đều là mùa dâu thì phải? Giờ thì chắc quen cả trường rồi, tổng kết học kì một khối bảy xong, xếp hạng hai thử hỏi sao không nổi, nổi như cồn luôn ấy chứ. Bây giờ trong lớp có hai học sinh xuất sắc rồi một là bạn của mọi nhà ai cũng quen, cũng biết còn một người còn lại thì như ngõ làng về đêm vậy lúc nào cũng u ám, nặng nề.
Giai đoạn làm quen xong rồi giờ hiển nhiên đến giai đoạn thả thính. Người ta thì đi xe đạp đi học, “sung sướng” hơn thì được cha mẹ đưa đi còn cậu nhóc ấy thì đi bộ, ngày nắng bốn mươi độ hay mưa trôi cả xe máy, xe đạp người ta vẫn thấy cậu đi bộ. Có một ngày cậu vẫn đi bộ, cậu gặp cô gái mới chuyển đến hồi đầu học kì, chạy xe đạp điện dừng trước mặt cậu nhanh nhảu một câu: “Đi nhờ không?”
Chẳng chủ ngữ vị ngữ gì, người gì đâu ăn nói cộc lốc trống không, mà giờ đang là cái nóng gần bốn mươi độ thử hỏi ai muốn lết xác dưới cái tiết trời như đổ lửa này, nên dù không muốn cậu vẫn leo lên xe. Theo người ta về mới biết nhà họ gần mình tới mức nào, vài ba ngôi nhà cùng hai ba bước chân nhắm mắt một nhịp là từ nhà họ tới nhà mình, có những cái bản thân không để ý nhưng người ta lại quan tâm đến từng chi tiết. Cái gần gũi bắt đầu từ đây, quen nhau hơn, thân nhau hơn và đau hơn. Vẫn chưa biết bản thân đã yêu, rồi cứ thế sống trong “hạnh phúc” tạm thời ấy, nhưng liệu được bao lâu, bởi ngày nào cũng gặp người ta cũng nói chuyện cũng cười cũng mến. Đến khi hè, người ta về quê, thiếu người ta rồi mới thấy thương thấy nhớ.
Yêu thì thật dể để yêu nhưng cũng thật khó để bỏ, bản thân dù không muốn yêu nhưng cũng chẳng thể từ chối. Lúc nào đầu cũng chỉ mang dáng hình người ta, những ngày đầu của năm học lớp tám thật khó để mở lời cũng thật khó để nhìn cô gái mình lỡ yêu, bởi khi đã nhận ra bản thân đã yêu thì thật khó để đối diện với người đó, việc học vẫn cứ thế cô vẫn cứ qua nhà cậu học vài lần một tuần, còn cậu thì ngày càng tỏ ra ơ thờ vì sợ, sợ yêu, sợ phải nói nên thành lời. Chắc ai khi yêu cũng thế, đều phải trải qua cái quá trình ngại ngùng e dè ấy, cứ tìm hiểu nhau rồi tiến tới quá trình “ngại”. Nhưng cái tuổi lớp tám thì áp dụng cái định lí ấy thì thật là… Vậy nếu bạn nói một thằng nhóc mười ba tuổi mà ngại với chẳng ngùng thì tốt nhất cứ yêu đi!
Kết thúc lớp tám thật nhanh chuyện người ở lại kể còn chưa hết, người đi đã phải đi, cũng chẳng xa vời gì chỉ là chuyển lớp. Ít gặp người ta hơn thì không biết là đau hay vui hơn, đau vì lỡ yêu hay vui vì được tránh mặt người ta.
Đấy là chuyện cũ, chuyện “tình đơn phương”, chuyện chỉ có một nữa vì không ai muốn lôi hết cái đau ra để rồi đau thêm thì chẳng cần. Chuyện cũ, người cũ, sự đời cũng cũ nốt, chung quy một điều là chẳng ai muốn đau cả, nhưng như phần giới thiệu có nói rồi “nổi nhớ về người đã cũ” mà đau mới biết rằng mình đang hạnh phúc vì khi hết đau rồi thì lúc ấy bạn đã chai lì với cái đau.
“Có một người bước qua biết bao cuộc tình
Ngỡ rằng mình là người hạnh phúc nhất trên đời.
Đến một ngày bước chân mỏi mệt
Bỗng nhìn lại không còn ai đứng bên ta” *
Mộc Linh Khuê (5 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 104
ủng hộ tác giả ạ
Nga Thuỳ (5 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 172
.................
Trường Thi (5 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 29867
Ủng hộ tác giả.
K.N.T/01 (5 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 203
chân thành xin lỗi vì sự cố và cảm ơn.
"Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." (5 năm trước.)
Level: 15
Số Xu: 20
Bạn trẻ
Bốn câu cuối là lời của bài hát "Người ta nói". Bạn trẻ vui lòng chú thích thêm nhé.