Bách Tĩnh chợt thức giấc. Khoé mắt anh đã có chút ươn ướt. Trong giấc mơ, anh lại thấy hình ảnh ba mình quỳ gối giữa vườn hoa cẩm tú cầu. Dường như cũng nhìn thấy gương mặt xanh xao, nụ cười lạnh nhạt của người phụ nữ đó.
Lâm Tư đang cố rút cổ tay của mình lúc này đang bị Bách Tĩnh xiết chặt. Anh ngẩng đầu dậy, nhìn thấy cô đang dùng ánh mắt hốt hoảng đáp trả mình.
– Tại sao anh lại ở đây?
Bách Tĩnh mệt mõi vươn người. Cả đêm phải nằm bên mép giường mà ngủ. Cổ anh chẳng còn cảm giác gì nữa rồi.
– Lâm Tư, cô quên hết rồi sao?
Thật sự cô cũng rất muốn giống những người có thể quên sạch sành sanh mọi chuyện lúc say xỉn. Nhưng đáng tiếc, cô nhớ tất!
Tệ hơn là cô còn ngợ ngợ được tối qua tên vô lại này đã thừa nước đục mà thả câu! Cô vốn muốn giả vờ quên hết vì sự việc hôm qua quả thật quá mất mặt. Nhưng cô lại cảm thấy bất bình mà muốn hỏi rõ hắn sự tình hôm qua.
– Hôm qua… có phải anh đã làm gì tôi rồi đúng không?
– Cô còn nhớ à?
– Không nhớ!
– Rõ ràng là cô nhớ. Nếu không, có phải cô đang hi vọng giữa chúng ta có chuyện gì?
– Tôi đã nói là không nhớ! Anh còn không mau trả lời?
– Đúng vậy! Hôm qua giữa chúng ta quả thật đã xảy ra chút chuyện. Tôi vừa bế cô vào nhà, cô liền ôm lấy cổ tôi, cưỡng hôn tôi, còn có ý định…
– Anh đừng hư cấu như vậy được không? Lâm Tư đanh mặt lại, nhăn mặt nhìn anh ta.
– Tôi chỉ nói sự thật. Bách Tĩnh nhún vai.
– Anh còn dám gạt tôi? Rõ ràng là anh nhân lúc tôi mất tự chủ mà lợi dụng tôi.
– Cô còn nói mình không nhớ? Bách Tĩnh nheo đôi mắt nâu nhàn nhạt, vươn tay vẹo má cô. Ây da, Tiểu Tư có phải đang xấu hổ không? Thật đáng yêu.
Lâm Tư vội vỗ chát vào mu bàn tay biến thái kia. Sao hắn có thể dùng giọng điệu đáng buồn nôn như vậy nói chuyện với cô?
– Có gì phải xấu hổ chứ? Tôi nghĩ người nên xấu hổ nhất là anh.
– Đúng, tôi quả thật đang thấy rất xấu hổ. Gương mặt Bách Tĩnh chợt nhợt nhạt, nụ cười cứng đờ, nhưng ánh mắt lại rất chân tình mà nhìn thẳng vào cô. Trước nay tôi chưa bao giờ mất tự chủ mà hành động thiếu suy nghĩ như vậy. Tôi xin lỗi…
Lâm Tư vốn đang định làm to chuyện để mắng hắn một trận. Lại nhìn thấy gương mặt ái ngại rụt rè của hắn, cô đành không chấp với hắn vậy. Đến cái tuổi này rồi, một nụ hôn nhẹ cũng chẳng phải là chuyện to tát. Dù sao hôm qua người gây sự trước rõ ràng là cô. Cô cũng không muốn day dưa với hắn thêm nữa. Kết thúc gọn gàng vẫn là giải pháp thích hợp nhất.
– Được rồi, hôm qua tôi cũng có lỗi. Xin lỗi anh. Nếu không còn việc gì nữa thì mời anh về cho. Tôi còn phải đi làm.
Nói rồi cô liền bật dậy đi ngay đến cửa chính.
– Lâm Tư, hôm qua cô đánh tôi rất đau đó. Bách Tĩnh lấy tay xoa xoa mặt mình.
– Anh nên đến bệnh viện kiểm tra. Tôi sẽ bồi thường mọi chi phí.
– Tại sao cô lại đánh tôi? Dù biết Lâm Tư vốn không thích anh, nhưng cô không thể ghét anh đến vậy.
– Là do tôi say. Thành thật xin lỗi anh. Lâm Tư vừa nói vừa cuối gập đầu 90 độ rồi khoát tay về phía cửa tỏ ý muốn Bách Tĩnh ra về.
Anh thực sự quá khốn khổ với sự bày xích của cô. Trước giờ cô vẫn luôn lịch sự thái quá với mọi người. Chỉ với anh cô mới dùng thái độ “lòi lõm” như vậy.
– Lâm Tư, tôi có thể kiện cô tội cố ý gây thương tích!
Anh thừa biết câu nói ấy chẳng có tác dụng gì cả. Hi vọng mỏng manh của anh chỉ là muốn cho cô biết anh bất mãn với sự lạnh lùng của cô như thế nào. Mong cô nghĩ đến mối quan hệ “làm ăn” của họ. Nhưng không ngờ cô lại cong khoé miệng lên vẻ thách thức.
– Chủ tịch Bách, tôi không nghĩ đó là sự lựa chọn khôn ngoan.
Bách Tĩnh chỉ biết cười khổ. Trước mặt cô, mềm không được, cứng lại càng không. Ba tháng qua anh đã tìm mọi cơ hội tiếp xúc với cô. Nhưng đều vô dụng. Cuộc đời Bách Tĩnh trước giờ chưa từng vì một cô gái nào mà hao tâm tổn sức như vậy. Cô căn bản là cứng ngắt, lạnh lẽo như tảng băng. Anh cứ tưởng không bao giờ có thể lay động được cô. Nhưng đêm đó, nhìn thấy dáng vẻ luống cuống phòng vệ trước sự tấn công đột ngột của anh, anh lại phát hiện ra cô cũng vô cùng đáng yêu. Có lẽ chỉ vì đã quá lâu không màng đến tình cảm đôi lứa. Nhưng hôm nay cô lại cứng rắn đến vậy. Thực sự anh đã có một chút hi vọng rằng sẽ nhìn thấy gương mặt hoang mang của cô khi biết đến nụ hôn đó. Thậm chí mắng chửi càng tốt. Thế nhưng cô lại bỏ qua thật dễ dàng. Đúng là đối với cô, mọi chiêu trò của anh đều bị lộ tẩy.
*********************************
Hôm đó là ngày lễ tốt nghiệp ở trường. Thành tích học tập của Lâm Tư rất tốt. Cô tốt nghiệp trước thời hạn một năm. Những ngày tháng đó, chưa ngày nào cô ngủ đủ sáu tiếng. Cô không cho phép bản thân mình gục ngã. Ngôi trường này không những là mơ ước của riêng cô, nó còn là niềm tự hào của bà và mẹ. Hai người vất vả suốt cuộc đời cũng chỉ để cô trở thành người có học thức, có thể thay đổi cuộc đời. Còn nhớ năm mười tuổi, vì đã chứng kiến cảnh gia đình túng thiếu đến nghẹt thở, cô nhất quyết đòi bỏ học. Trong đầu cô gái ngốc nghếch nông cạn đó chỉ có một mong muốn duy nhất là có thể nhanh chóng kiếm được tiền phụ giúp cho cha mẹ. Cô còn tưởng như vậy là có hiếu, ngây thơ nghĩ rằng mẹ sẽ khen cô ngoan, bèn thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng của mình. Không ngờ mẹ lại giáng cho cô một cái tát. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất mẹ đánh cô. Cô không thể hiểu! Cô thực sự không thể chịu được cảnh mẹ bán mạng ngoài đồng làm thuê mướn cho người khác ngày này qua tháng nọ mà vẫn không đủ ăn. Cô không thể chịu được cảnh bà ốm đau nhưng không dám đi chạy chữa. Cô không thể chịu được cảnh ba mẹ cãi vã gay gắt chỉ vì muốn mua một món đồ. Cô rất giận mẹ, ương bướng ngang ngạnh mà bỏ đi. Lúc ấy thực sự cô cũng chẳng biết phải đi đâu, phải làm gì, chỉ muốn phô trương sự giận dữ để chứng minh mẹ đã sai. Lang thang cả buổi chiều. Khi trời ngà tối, Hứa Trần tìm thấy cô đang ngồi bần thần ở bờ sông. Anh nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh cô.
– Có phải anh cũng nghĩ em ngu ngốc như mẹ nói không? Lâm Tư mặt mày nhăn nhó.
Hứa Trần xoa đầu cô, mỉm cười nói.
– Anh không trách em, anh hiểu lý do của em. Nhưng lần này em thực sự làm mẹ tức giận.
– Tại sao mẹ một chút cũng không hiểu em? Em chỉ muốn…
– Anh biết em thương mẹ và bà. Nhưng em định làm gì sau khi nghỉ học? Em còn rất nhỏ, nếu có người cho em công việc đi chăng nữa, em cũng chẳng thể kiếm được bao nhiêu tiền. Rồi cuộc đời em sẽ cực khổ giống như mẹ. Vì mẹ là người hơn ai hết hiểu được sự khốn khổ của tầng lớp lao động chân tay. Mười mấy năm qua, vất vả đến đâu mẹ cũng không muốn để em ảnh hưởng đến chuyện học tập. Mẹ mong em sẽ có được một tương lai khác.
Lời nói của Hứa Trần nhẹ đến vậy, mà đến tai cô đã trở nên nặng trĩu. Nước mắt cô không ngừng rơi rớt trên khuôn mặt. Hứa Trần lặng lẽ lau đi giúp tôi. Tôi sụt sùi khẽ nói.
– Em muốn về nhà!
Năm đó, cô trưởng thành hơn một chút. Bắt đầu hiểu được tấm lòng và gánh nặng của người lớn. Cô chăm chỉ phấn đấu học tập, lấy nụ cười hạnh phúc của mẹ làm điểm tựa mà không hề biết mệt mỏi.
Năm đó, không chỉ nhờ Hứa Trần mà cô có thể làm lành với mẹ, mà anh lúc ấy cũng trở thành một điểm tựa khác trong lòng cô.