Ngoại truyện: Một đêm xuân
Chuyện thuộc về mấy chục năm sau, khi hai nhân vật chính của chúng ta đã đi ở ẩn.
Năm 1947.
Giàu sang thì mâm cao cỗ đầy, dung dị thì cũng lấy chỗ này đắp chỗ kia, cúng kiếng cho đủ ba ngày Tết. Thầy Hai và ông Hai từ giã nhà cao cửa rộng về vùng sông Vàm Cỏ ở ẩn, bàn cúng cũng nhỏ đi rất nhiều, nhưng trong ba ngày Tết chớ có để nguội lạnh. Trước Tết, ông Hai ra chợ mua một con gà trống thiến nặng cân nhất chuồng, nửa cân thịt heo, mua thêm chục nếp mới về cho vợ gói bánh tét, thầy Hai thì ra sau vườn hái những ngọn rau xanh mướt, hái những trái khổ qua nung núc, rồi nhặt nhạnh mấy quả trứng nằm rải rác quanh nhà.
Mồng Một hai vợ chồng đều ăn chay, vì thầy Hai theo đạo Phật, nên chỉ gói bánh tét chay nhân đậu xanh, nấu thêm chè đậu đỏ cho thêm sắc, cầu cho may mắn đến gõ cửa nhà. Mồng Hai mới bắt đầu ngã mặn, bàn cúng có thêm gà luộc lên mâm, thịt heo kho tàu, cùng với khổ qua nhồi thịt. Thầy Hai vẫn ăn mặn như hồi còn ở ngoài Huế, nhưng nấu theo kiểu miền Nam, bỏ nhiều đường, khi ăn không vừa miệng thì thầy chan thêm nước tương hay nước mắm là được.
Ba ngày Tết, nhà ông Hai và thầy Hai sực nức mùi xôi với thịt, làm đám trẻ hàng xóm thèm rỏ dãi, lũ lượt kéo sang. Tụi nhỏ đều là học trò của thầy Hai, ông Hai quý lắm, một nồi xôi to đùng, mấy cây bánh tét ú ụ, ông chia gần hết, dù có hôm là mồng Một, người ta kiêng cữ đưa của cho người. Hàng xóm thấy vậy, cũng áy náy lắm, đem bánh tét với rượu nhà mình qua san sẻ.
Dân làng nghèo, lại đang gặp thời loạn, không có pháo tết hay múa lân sư rồng hoành tráng, người ta chỉ quây quần với nhau chén tạc chén thù, ca vui điệu nhạc, rồi chóng chóng tản ra, ai về nhà nấy, ôm con ngủ yên trong buồng, mong rằng súng đạn không lạc sang đây.
Rồi ba ngày Tết vèo cái đã hết. Không khí rộn ràng cũng nguôi dần. Thoắt cái thì qua đến rằm.
Rằm đầu năm, theo lệ thì cũng phải cúng. Nhà còn dư mấy chén nếp hồi Tết, ông Hai với thầy Hai đem đi đồ xôi, rồi nấu vài chén chè. Xong xuôi cả rồi, hai vợ chồng thay áo dài, vấn khăn đàng hoàng, đi ra làm lễ.
Đầu tiên là thắp hương, bái lạy, rồi cùng quỳ nơi ấy, niệm một hồi kinh Dược Sư. Sau đó thì chờ cho hương tàn, thì ra hóa vàng, kết thúc một mùa lễ dài.
Trong khi chờ hương tàn, hai vợ chồng trải chiếu ngoài thềm, bày trà bánh ra nhâm nhi. Trời đang mưa lất phất, mây che đi vầng trăng tròn. Tiếng sông Vàm Cỏ gợn rì rào trong gió, đệm thêm phách tí tách từ những giọt mưa xuân.
“Tôi đàn cho cậu nghe ha.” Từ bao giờ, hai người đã như một, chỉ cần nhìn thấy ánh mắt thoáng mơ màng của ông Hai, thầy Hai biết ngay chồng mình đang nghĩ gì.
“Ừm.”
Thầy Hai vô trong nhà lấy cây đàn nguyệt ra. Thuận theo đôi mắt nhuộm đầy ưu tư của người, gảy một điệu đàn vọng cổ. Ông Hai nhịp chân, hát đệm theo. Ông buông nốt trầm, hát một đoạn rất buồn, nói về một đêm rằm lại không thấy trăng. Thầy Hai gảy cho hết bài rồi quay qua trách chồng:
“Đầu năm, răng cậu ca buồn rứa*?”
*Răng cậu ca buồn rứa: sao cậu hát buồn thế
Ông Hai nhìn ánh trăng tròn đang khuất sau vầng mây đen kia, ngẩn ngơ bảo:
“Anh không biết nữa.” Rồi ông nhoẻn miệng cười, vùi đầu vào vai vợ, khẽ nói. “Buồn thêm năm nay thôi.”
Thầy Hai gác đàn trên chân, kéo chồng ngồi sát với mình, thì thầm:
“Ừm, buồn thêm năm nay thôi.”
Chú thích chương: Tết năm 1947, nước ta đang tiến hành chiến tranh chống Pháp, cuộc chiến đã kéo dài, dai dẳng đến 9 năm, rồi thêm mấy mươi năm nữa đất nước ta chìm trong tiếng súng đạn.
Mạn Tử Đằng (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 4922
Có nha bạn ơi. Vẫn còn viết.
bánh cá buồn đời (3 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 592
Lê Anh Quân Phạm (3 năm trước.)
Level: 2
Số Xu: 255
có còn đang viết tiếp ko tác giả ơi, đọc mà lọt hố cặp này mất rồi. Ngọt quá ngọt đi
Mạn Tử Đằng (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 4922
Cảm ơn bạn về thông tin bổ ích này ạ.
Mạn Tử Đằng (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 4922
E hèm, bình tĩnh bạn tôi.
Trường Thi (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 29867
Theo người lớn kể lại thì vào những năm trong truyện, miền Nam không có pháo đốt đêm giao thừa (như chúng ta từng tưởng tượng là cả dây, cả xâu treo trên lầu cao đâu) ngoại trừ ở chốn thị xã hay đô thành như Sài Gòn. Ngày cả ở vùng ven thủ đô, ta có thể gọi là vùng quê pháo đốt là pháo tự chế như như bỏ khí đá vào ống tre... Chỉ có nhà giàu sang, khá giả mới mua pháo thăng thiên, pháo viên đốt chơi. Đến sau năm 68 thì có cấm đốt pháo... rồi sau nữa thì đốt trở lại như cũ.
Theo người lớn kể lại thì vào những năm trong truyện, miền Nam không có pháo đốt đêm giao thừa ngoại trừ ở chốn đô thành như Sài Gòn. Ngày cả ở vùng ven thủ đô, ta có thể gọi là vùng quê pháo đốt là pháo tự chế như như bỏ khí đá vào ống tre... Chỉ có nhà giàu sang, khá giả mới mua pháo thăng thiên, pháo viên đốt chơi. Đến sau năm 68 thì có cấm đốt pháo... rồi sau nữa thì đốt trở lại như cũ.
Kha Nhị (3 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 526
ôi ngọt quá đi, dịu dàng mà êm ấm, cứ ngớ một đêm xuân sẽ có gì đó nhưng không :> là do tui quá đen r, công nhận là hay thiệt