Sau khi cả bốn người cùng trở về kí túc xá, A Đốc đưa ra ý kiến:
– Tối đầu tiên làm tiệc tối thứ hai đặc sản.
– Hả là sao vậy ạ?
Hai người thanh niên nhìn A Đốc ngây người khó hiểu. A Đốc vui vẻ nói:
– Hahaha. Đây là tục lệ ở làng với những cán bộ đến hỗ trợ đấy.
– Như thế nào ạ?
– Tức là đêm đầu tiên thì mở tiệc. Đêm thứ hai thì phải ăn đặc sản.
Hai người lúc này mới hiểu ra ồ lên một tiếng.
– Vậy tối nay phải ăn ở nhà trưởng làng rồi.
– Ừm… À không… – Từ gật đầu đồng ý ông Thành đã lập tức xua tay lấy lý do. – Hôm nay nhà ta trên rẫy có việc không kịp chuẩn bị. Đến nhà Mo Diêu ăn đi.
Ba người đang cảm thán bản thân không suy nghĩ chín chắn khi mà ông Thành đã phải lo việc trên rẫy từ sáng sớm tới chiều muộn.
– Tại sao không chứ?
Nhưng một tiếng nói cất lên cắt ngang dòng trạng thái của tất cả mọi người. Người đang nói là Bà Tú. Thấy vợ khuôn mặt ông Thành thoáng chút giật mình, tay nắm thành quyền hỏi:
– Sao mày ở đây?
– Đêm nay là đêm đặc sản mừ. Nhà ta phải mời chúng nó không phải sao?
Bà Tú giải thích với ông Thành rồi như gạt ông ấy sang một bên đến gần hơn nhìn hai người thanh niên nói:
– Hai mày cứ qua nhà ta. Đêm nay là đêm đặc sản. Cái Dao làm nhiều đồ ăn rồi. Chúng mày qua đi.
– Đấy bà Tú mời rồi kìa. Con được qua không ạ?
– Được mày đâu cần mời. Cứ qua ăn thôi. Có lạ gì đâu.
– Dạ.
Cả ba thanh niên nghe lời mời thì vui vẻ đáp. Chỉ có trưởng làng vẫn im lặng nãy giờ ở một bên theo dõi biểu hiện của vợ. Bà Tú nhận được lời đồng ý của cả ba rồi thì vui vẻ nói với ông Thành.
– Về thôi. Còn chuẩn bị tiếp khách chứ.
Ông Thành nhìn ba người rồi lại nhìn bà Tú nói:
– À ừ. Mày về trước đi. Ta phải đến chỗ Mo Diêu nói chuyện. Rẫy của mình năm nay không tốt. Mời Mo đến giúp.
Nghe đến Mo Diêu, bà Tú hơi cau mày khó chịu nói:
– Cả ngày Mo Diêu. Nhanh về nhà đi.
– Ừ. Lát ta đưa cả Mo Diêu qua đấy. Chuẩn bị thêm đồ ăn đi.
Bà Tú chỉ hừ một tiếng rồi đi mà không thèm ngoái lại.
– Chào bà Tú ạ.
Ba đứa trẻ chào với theo từng bước đi khệ nệ của bà Tú, sau tiếng chào thoáng thấy cái gật đầu nhẹ của bà nhưng thoạt nhiên bà không hề quay đầu lại. Ông Thành vẻ mặt căng thẳng như đang tính toán điều gì hệ trọng vội nói với mấy đứa.
– A Đốc và chúng mày chuẩn bị rồi muộn chút hẵng qua nhà ta. Ta đi trước.
– À dạ… vâng ạ.
Chào xong ông vội vàng đi luôn bỏ lại ba đứa trẻ như những đứa trẻ nhỏ nhìn theo bóng bố mẹ đi làm, nhìn mãi nhìn mãi tới tận khi khuất sau hàng cây nào đó.
– Được rồi hai người rửa ráy chuẩn bị một chút rồi chúng ta đi.
– Dạ.
– À nhớ đừng tháo vòng ra nha. Sáng trưởng làng đã nhắc anh luôn phải để ý hai đứa việc này đấy.
Hai người nhìn lại chiếc vòng trên tay giật mình vì đến giờ họ không còn cảm thấy nó khó chịu như lúc đầu mới đeo nó. Vì vậy ngoan ngoãn trả lời:
– Vâng sẽ không tháo ra đâu ạ.
– Được vậy hai người tắm đi anh về tắm rồi anh qua.
Khi ở một mình Vũ Đằng lại thoáng nghĩ về việc của ông Thành lúc chiều. Từ lúc đó, không khi nào anh không quan sát ông. Giọng điệu ông nói với vợ còn không thể mềm mại bằng một phần so với giọng điệu ông nói với A Đốc chứ đừng nói tới nhân vật tên Sa San trong miếu nhỏ. Tại sao ông Thành lại đối xử như vậy với vợ mình? Quá lạnh lùng! Ông ấy đã đe doạ như vậy làm sao có thể hỏi ai chứ?
– Vũ Đằng! Vũ Đằng!
– Hả?
Vũ Đằng giật mình từ trong suy nghĩ khi Phương Vỹ vừa gọi vừa lay anh. Thấy anh trả lời mình, cô ngồi cạnh anh hỏi:
– Anh sao vậy? Em gọi anh nãy giờ mà anh cứ ngẩn ra.
– À không có gì. Anh đang nghĩ linh tinh thôi. Em gọi anh có việc gì vậy?
– Thì em định nói là em tắm xong rồi. Anh ra tắm đi không muộn. Lát nữa còn phải qua nhà trưởng làng nữa.
– À ừm.
Vũ Đằng vẫn có chút ngẩn người mà chậm rãi đi tắm. Câu nói sự tò mò có thể giết chết một con người có vẻ có thật.
Khi đi cùng với A Đốc trên đường đến nhà ông Thành, Vũ Đằng không thể kìm chế tính tò mò mà hỏi dò:
– Ở làng chúng ta có ai tên San không ạ?
Dù ông Thành đã nói không được nói ra nhưng hỏi về người đó thì hình như vẫn được. A Đốc ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
– San sao? San thì có đấy. Bà San là chị của bà Tú vợ ông Thành. Nhưng từ lúc anh nhỏ thì bà đã mất rồi. Nhưng sao em lại biết vậy?
Bị hỏi lại, Vũ Đằng có chút lúng túng nhưng vì đây là một làng quê tôn thờ thần nên anh sẽ lợi dụng việc đó để khiến nó trở thành một điều bí hiểm.
– À dạ không! Chỉ là hình như lúc nãy có cái tên đó hiện lên trong đầu em làm em tò mò không biết có phải từng nghe ai gọi không nên hỏi lại anh thôi.
– Ừm cũng có thể đấy. Lúc anh còn nhỏ từng nghe mọi người nói bà San là đệ tử giỏi nhất của Mo Rư lúc bấy giờ. Không biết sao lại mất sớm.
– Bà mất từ khi còn trẻ sao ạ? Không phải bà ấy đã kết hôn sao ạ?
– Không bà ấy chưa từng kết hôn nhưng hình như từng có con. Từng có tin đồn thế nhưng cũng chưa từng ai thấy đứa trẻ đó.
– Nhưng sao tự nhiên anh tò mò về bà ấy thế?
– Không có gì. Chắc là vì anh như nhìn thấy ai tên đó ở đâu nên anh tò mò thôi.
Câu trả lời không quá rõ ràng nhưng với hai người còn lại thì họ không quá quan tâm. Nhưng A Đốc vẫn nhắc nhở:
– Em đừng nên nhắc đến tên đó trước mặt mọi người gia đình trưởng làng. Dù sao đó cũng là chị gái của bà Tú, chuyện buồn họ không muốn nói tới.
– Dạ em hiểu ạ.
Tưởng rằng sau khi hỏi có thể mở ra điều gì đó nhưng hoá ra lại khiến mọi chuyện càng trở nên rối loạn hơn. Mối quan hệ rối loạn gì đây?
Anh đang phân vân không biết có nên hỏi về cái tên A Tiên mà trưởng làng gọi không thì đã đến nhà trưởng làng mất rồi.
Nhà trưởng làng trông không quá to mà chỉ như hầu hết mọi nhà khác trong làng. Bước vào nhà là căn bếp ở chính giữa, có hai buồng nhỏ ở một bên và một bên là phòng thờ. Trưởng làng và Mo Diêu vẫn đang ngồi ở chính giữa khi họ đến. A Đốc cất tiếng chào hỏi trước rồi hai người cũng theo đó chào hỏi. Mo Diêu và trưởng làng thấy họ đến thì dừng câu chuyện hướng về phía họ mỉm cười gật đầu. Khi cả ba chuẩn bị ngồi xuống thì trưởng làng nói với Phương Vỹ:
– Phương Vỹ ngồi xuống bên cạnh Mo Diêu đi.
Dù cảm thấy sợ nhưng vì không thể từ chối nên Phương Vỹ liền kéo Vũ Đằng ngồi xuống bên cạnh mình. A Đốc vui vẻ hỏi:
– Hôm nay trưởng làng mời được cả Mo Diêu cơ ạ?
– Chẳng lẽ ta khó mời vậy sao?
Thay vì trưởng làng trả lời thì Mo Diêu đã lên tiếng đáp lại câu hỏi của A Đốc. Anh cũng không hề thấy khó với câu hỏi lại của Mo Diêu mà chỉ nhẹ nhàng đáp:
– Thì bình thường chúng con mời Mo ở lại sau khi cúng có bao giờ Mo ở lại với chúng con đâu ạ. Con còn tưởng Mo Diêu sẽ không bao giờ ăn cùng dân làng chứ ạ.
– Sau khi cúng phải tắm rửa để phủi sạch tà ma. Còn không thì sẽ ăn.
Mo Diêu chậm rãi nhả từng chữ, A Đốc ồ lên khi nghe hết câu. Nếu chỉ nghe giọng thì mọi người cảm giác Mo Diêu đang nói móc lại hơn là giải thích. Nhưng gương mặt lại không có gì là khó chịu, dù ánh mắt thì không rõ là đang hướng về ai.
– Lâu lâu Mo vẫn qua ăn với nhà ta mà.
Trưởng làng giải thích đơn giản. Lúc này hai mẹ con Bà Tú và Lạc Giao đi từ dưới lên nhìn thấy mọi người thì cất tiếng chào hỏi:
– Các mày đến cả rồi hử?
– Dạ! Chúng con đến rồi đây ạ. Bà Tú có cần giúp gì không?
– Đủ rồi. Ăn thôi.
Có vẻ lúc này bà Tú mới nhìn thấy Mo Diêu liền nói với vẻ không mấy thiện cảm:
– Mo Diêu cùng đến à?
– Ừm.
Mo Diêu không nặng không nhẹ mà đáp lại một tiếng. Bà Tú có vẻ càng khó chiụ nói:
– Gặp ngày còn gặp đêm, Mo gặp chồng tao còn nhiều hơn tao nữa.
Câu nói đậm mùi đánh ghen khiến Vũ Đằng và Phương Vỹ đứng hình. Phương Vỹ thầm nghĩ thực ra nếu nói ông Thành thích Mo Diêu hơn thì cũng đúng. Mo Diêu ngoại trừ mắt ra thì dáng người cũng đẹp hơn, giọng nói cũng dễ nghe hơn dù đôi khi có hơi trầm quá mức.
Mo Diêu định nói gì đó nhưng lại không nói, ông Thành thở dài nói:
– Bà thích nghĩ sao thì nghĩ. Tao với Mo Diêu đi đâu, làm gì cũng có Ban hoặc A Đốc bên cạnh. Chẳng có gì mờ ám để mà nghĩ.
Kiểu nói này của ông Thành khiến Vũ Đằng có cảm giác ông ấy đã quá chán nản với bà Tú nên đến việc giải thích cũng lười.
Lạc Giao thấy bố mẹ khó chịu thì can ngăn:
– Kìa! Có khách mà bố mẹ.
Dù vẫn còn khó chịu nhưng lời nhắc của con gái khiến bà Tú phải kiềm lại sự khó chịu trong lòng mà mời mọi người ăn uống.
Bà Tú chuẩn bị cá nướng và xôi. Lạc Giao rót rượu cho mọi người, đến chỗ của Vũ Đằng thì chậm lại vài nhịp hỏi thăm:
– Anh Vũ Đằng có uống được rượu không? Nếu không em sẽ rót ít cho anh.
Vũ Đằng liền xua tay:
– Không sao. Anh uống được, Lạc Giao cứ rót đi.
– Dạ.
Vừa rót, Lạc Giao vừa không ngừng liếc mắt đưa tình với Vũ Đằng. Toàn bộ cảnh này được những người còn lại xem không sót một tích tắc nào. Khi đưa bát rượu cho Vũ Đằng, Lạc Giao còn cố tình không thả tay ngay mà nói:
– Anh Vũ Đằng cứ gọi em là Giao Giao là được rồi.
Cảnh thả thính rõ ràng thế này khiến Phương Vỹ khó chịu ra mặt. Ba người lớn còn lại cũng dõi theo không hề dừng lại như đang suy tính việc gì đó.