Chương 6: Tiếp tục phiêu lưu trong rừng
Thanh và Quỳnh lại đi trên con đường rừng dày kín cây leo và cây bụi. Đến một đoạn lên dốc, khá nặng nhọc và vất vả, Quỳnh gần như không còn đủ sức để leo nữa. “Cố gắng lên em, người con gái đáng mến’’ – Thanh quay lại nói với Quỳnh như vậy, rồi dùng tay kéo Quỳnh để tiếp sức cho cô. “Em sẽ cố gắng” – Quỳnh nói, rồi cô đưa tay níu lấy tay Thanh gắng gượng leo lên dốc núi dù rằng hơi thở rất gấp và rất mệt mỏi. Một lúc sau, trông chừng như Quỳnh không thể leo tiếp được nữa Thanh liền dừng lại, để Quỳnh ngồi nghỉ chân bên bờ dốc. Thanh bảo: “Em ngồi nghỉ ngơi đi để anh xoa bóp chân cho, em sẽ bớt mỏi có vậy mới đi hết được sườn núi này”.
Rồi anh xoa chân cho Quỳnh, gió thổi mát dịu và cô đã thấy dễ chịu hơn ban nãy. Vừa lúc chỗ nghỉ có một cây sung rừng cách họ chừng năm, bảy mét, và Thanh đã ngước nhìn thấy cây sung ấy. Anh bước lại gần, cây sung rất cao và phần lớn quả mọc ở phía trên ngọn cây, vời vợi nhưng ở phần gốc cũng có một vài chùm nhỏ mọc những quả sung bé xíu, xinh xắn. Thanh liền lấy tay với những quả sung ấy, đem lại chỗ Quỳnh và bảo:
– Em ăn đi, chắc nó cũng vị chát như hoa chuối rừng, nhưng cũng sẽ giúp em khỏe hơn chút ít đấy!
Quỳnh đón lấy quả từ tay Thanh, cô ăn nhỏ nhẹ và bảo: “Không chát lắm đâu anh ạ, cũng dễ ăn thôi mà.”
Thanh cũng ngồi xuống ăn một vài quả, và nói: – Ừ, ngon đấy chứ!
Những quả sung xanh non nhỏ như những viên bi mà trẻ con hay chơi, cũng đã giúp cho họ được phần nào. Sau khi đôi chân đã đỡ mỏi, Quỳnh đứng dậy nói: “Em khá hơn rồi anh ạ!”
Cô cùng Thanh tiếp tục vượt qua đoạn dốc, và sau chừng mười lăm phút họ đã ở một nơi bằng phẳng hơn, nơi có một loại cây thuần loài cổ kính. Thanh quay sang nói với Quỳnh:
– Đây là rừng cây thuần loài em ạ!
– Thuần loài là sao hả anh?
– Có nghĩa là cả khu rừng này chỉ có một loại cây này mọc bên nhau mà thôi.
– Trông đẹp quá anh nhỉ- Quỳnh nói tiếp: – Chỉ những cái cây này làm bạn với nhau mà thôi, chẳng cần những cây họ khác, thật là thú vị!
Thanh đứng lại, cất tiếng hát một bài hát mang tâm sự của tuổi thanh xuân trẻ trung vời vợi. Quỳnh chăm chú lắng nghe, và khi Thanh hát xong cô cũng cất lời ca, một bài ca là kỷ niệm ngày xưa của cô, giọng cô thanh trong và cảm mến, đưa xa trong khu rừng thuần loài ấy. Những cây gỗ này không lớn lắm, thân cây chỉ vừa vòng tay một người ôm, ngọn cây thưa thớt lá làm lộ ánh mặt trời chiếu rõ xuống gương mặt hai người bạn trẻ. Tất cả không gian trầm ấm và đượm nắng ươm vàng. Khu rừng thuần loài này không rộng lắm, họ đi một lát là đã qua và lại bước vào thế giới của những cây bụi, cây giang và cây gỗ lớn. Chiều về, Thanh và Quỳnh biết sẽ phải tạm ngủ lại trong rừng đêm nay. Nhưng trước khi chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi, Thanh nghĩ ra trước hết phải làm bẫy gà rừng, cách mà Thanh đã học được của một người đồng đội. Loại bẫy Thanh định làm là bẫy đạp, vốn là một loại bẫy đơn giản. Trước tiên phải có một cái cần. Thường thì người ta làm cần bằng tre, ở đây không có tre, nhưng có giang – cùng họ với tre, nứa, vầu – có thể thay thế được. Thanh mở dao gấp, cắt một cành giang nhỏ, phù hợp. Nó vừa đủ chắc vừa có thể uốn xuống dẻo dai. Khi đã có cần, phải có thêm dây để làm thòng lọng. Thanh cúi xuống, tháo dây giầy ra. Anh lấy răng cắn nút đầu dây, rất khéo, và kéo toàn bộ được một sợi dây dài, chắc chắn. Nhìn đoạn dây loăn xoăn như lò xo. Sau đó, anh cắt thêm bốn thanh giang nhỏ, và một cành cây gỗ nhỏ, thẳng. Anh đi tìm bắt trong rừng được một vài con mối, con côn trùng để làm mồi. Thế là công việc chuẩn bị đã xong. Thanh tìm một khoảng đất phù hợp, anh đào xuống một khoảng đất nông, rồi dải con mối vào đó. Bên trái anh cắm cần giang, chôn chặt, buộc dây vào đầu kéo uốn cong xuống, sợi dây dọc theo cành cây gỗ nhỏ đã cắm sẵn, ở gốc cành cây có làm một cái chốt giữ dây lại, rồi cho dây đi qua và buộc thành cái thòng lọng. Trên khoảng đất đào nông có chứa mối ở trong, anh dải lên trên lần lượt ba thanh giang nhỏ, chiếc dây thòng lọng dải trên ba thanh giang ấy. Riêng thanh giang ở giữa một đầu gắn vào chốt trên cành cây gỗ nhỏ, một đầu gắn vào một thanh giang đã chôn đứng sẵn. Khi con gà bước lên – từ phía này hay phía kia – đều dẫm lên thanh giang phía ngoài trước, rồi dẫm tiếp lên thanh giang ở giữa, nó sập xuống làm chốt rơi ra, và cần giang sẽ vút lên kéo thòng lọng xiết chặt chân gà, giữ lại. Loại bẫy đạp này đơn giản nhưng hiệu quả. Vì có hai chiếc dây giầy nên Thanh làm hai cái bẫy như vậy, đặt ở các nơi khác nhau. Thế là xong, bây giờ chỉ cần đợi đến sáng mai gà rừng ra ăn thôi.
Sau đó đến tối, Thanh và Quỳnh cùng xoay xở cách để tạo nơi ngủ giữa rừng. Thanh đến bên những bụi giang, suy nghĩ một lát rồi anh quyết định sẽ tạo một chiếc giường ngủ bằng chính những cây giang trong cánh rừng này, cách mặt đất một chút để tránh rắn rết, hoặc những côn trùng có nọc độc. Anh dùng sức của mình vít từng cây giang xuống. Anh cố gắng hết sức mình để uốn từng cây một. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, họ chỉ cần một chỗ nghỉ tạm qua đêm. Những cây giang được uốn xuống tạo thành một cái khung giường, giống như chiếc chõng tre. Anh chọn những cây giang bánh tẻ, thân dẻo hơn những cây giang già, độ dẻo của cây giang rất dễ uốn, dễ ghìm, những cây giang khi đã được vít xuống cây nọ đan vào cây kia, tạo thành một cái giường lớn giữa rừng xanh thẳm, tạm ổn. Giường giang rất chắc chắn, vững trãi. Sau một quãng thời gian khá lâu, Thanh cũng thấy mệt nhoài nhưng rất vui vì có Quỳnh luôn góp sức để hái và gom nhiều lá giang lại. Rồi hai người lấy lá giang phủ kín, trải ra và họ trèo lên, mỗi người nằm một bên chiếc giường bằng giang êm tay, vững vàng, tuy vậy vẫn có nhiều chỗ gồ ghề, ram ráp. Sau đó, Thanh nhớ ra phải đốt một đống lửa để xua thú dữ khi về đêm. Anh và Quỳnh gom những lá cây rụng và củi khô lại, cả một vài cây nứa, làm thành một bếp lửa bập bùng, tiếng củi nứa nổ kêu tí tách, có cả những thân cây gỗ to, mùi gỗ mục bay lên ngai ngái, vì hơi ẩm nên cứ xèo xèo, ngọn lửa tỏa sáng một vùng và âm ỉ cả đêm, như vậy họ sẽ yên tâm là không có thú dữ lảng vảng lại chỗ họ khi ngủ. Quỳnh có chút băn khoăn nên hỏi Thanh: “- Chúng mình nằm như thế này, không có mái che, nếu mà mưa lớn thì sao hả anh?”
Thanh nói: “ Nếu trời mưa không có sấm sét, chúng ta có thể ngồi trú dưới gốc cây gỗ lớn. Cần thiết, với con dao gấp ở đây anh sẽ làm tạm một cái lán nhỏ. Anh sẽ dùng dao cắt những cây giang để làm giường, dựng bốn cọc để làm mái che, rồi cắt những tàu lá cây lớn phủ lên. Nhưng anh tin không có mưa đâu, trước đây khi chúng ta trú trong hang, đợt mưa đã kéo dài cả tuần lễ rồi. Qua đợt mưa dài hạn thường trời sẽ tạnh ráo. Em cứ yên tâm và hãy ngủ đi cho lại sức”.
Lúc nằm trên chiếc giường giang, dù không thực sự thoải mái lắm nhưng với những mệt nhọc quá đỗi họ vẫn chìm vào giấc ngủ. Suốt ngày dài vượt rừng, khi đôi chân đã mỏi nhừ thì giấc ngủ tìm đến nhanh chóng. Vì mệt quá nên họ đã thiếp đi, nhờ có chiếc giường bằng giang ấy, hai người đã ngủ được một giấc ngủ ngon lành trong đêm rừng tĩnh lặng.
Sáng mai, Thanh bừng tỉnh dậy, nhưng Quỳnh vẫn còn mê mệt trong giấc ngủ. Anh khẽ đứng lên, và dần cảm nhận được hơi thở của rừng trong lành và mát mẻ. Tiếng chim Nộc thua hót trên ngọn cây làm cho lòng Thanh bâng khuâng đến lạ. Thanh nhớ ra đêm trước, anh đã làm những chiếc bẫy gà rừng. Anh bắt đầu đi thăm bẫy. Anh tìm lại chỗ hôm qua đã đặt chúng. Chiếc bẫy đạp thứ nhất không có gì. Thanh bước tới chiếc thứ hai, anh mừng rỡ thấy một con gà rừng đã mắc bẫy. Gà rừng ở đây có lông sặc sỡ, đỏ, đen, vàng, xanh và tía pha lẫn. Anh bước lại gỡ nó ra, vì mới sập bẫy nên con gà vẫn còn sống. Chân nó bị dây thòng lọng xiết vào, giữ lại. Anh cầm chặt con gà trong tay, thu lượm dây lại, và dùng tạm để buộc giầy. Tuy dây giầy đã bị xoãi, nhưng trong cuộc sinh tồn ngặt nghèo này, tất cả thứ gì tận dụng được, đều phải tận dụng. Thế là Thanh mang con gà về và gọi Quỳnh dậy. Quỳnh cũng vui mừng giống anh. Họ mang theo con gà, dự định đi tiếp và đến trưa mới nướng gà rừng để ăn. Hai người lên đường, vẫn chỉ cố gắng đi về hướng phía nam như khi quan sát cái cây đơn độc. Thanh xác định cứ tạm đi như thế này, quả thực rất gian truân nhưng anh vẫn giữ mãi niềm tin, một niềm tin sâu
sắc trong lòng – chỉ như thế
Hai người dắt tay nhau đi qua những cây gỗ to, cạnh đó có những dây leo chằng chịt, họ phải luồn lách để đi. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ, họ lại đi vào một rừng vầu, cây mọc thẳng tắp, có vài ba cây măng đang mọc lên. Thanh mừng quá, chạy tới đào những ngọn măng để mang đi. Mấy cây măng vừa lên, đang còn ở sát mặt đất. Anh lấy dao gấp và đào xuống xung quanh gốc, miệt mài. Anh đào cật lực, dù rất cố gắng nhưng anh chỉ lấy được phần trên của măng. Đào được vài cây như thế, hai người buộc lại và mang theo bên mình. Gần trưa họ nghỉ lại bên sườn núi, trên một khoảng đất mà nhìn xuống phía dưới là một vài trảng cỏ. Những con kiến ở đây to lớn, phổng phao hơn loại kiến thường, đang bò đi bò lại. Hai người tìm một chỗ đất phù hợp, không có kiến, để có thể nướng gà. Quỳnh đi nhặt củi chất thành đống, Thanh nhóm lửa, đám củi bùng lên. Khi lửa cháy có than hồng, anh đã bóc sạch vỏ măng và đặt lên bếp nướng. Đồng thời cũng vùi con gà rừng vào đống than. Hương thơm của thịt gà, hương thơm của măng quyện vào nhau rất hấp dẫn, làm hai người thấy đói bụng. Thanh cắt một vài lá rừng cỡ lớn gần đó đặt gà và măng vào tàu lá. Thanh xé con gà đưa cho Quỳnh một miếng thịt vàng rộm. Mùi vị của thịt gà nướng rất thơm và béo ngậy. Măng tươi nướng hơi đắng, chính xác là có vị nhuận nhuận đắng, nhưng ăn dần sẽ thấy ngon. Hai món ăn rất hấp dẫn, làm con người ta như khỏe ra, giúp cuộc sinh tồn có thêm sức lực, và thêm phần hăng hái. Sau đó, hai người lại lên đường đi tiếp, men theo triền núi, họ đi vào một khu rừng có rất nhiều loại cây, tầng thấp tầng cao rậm rạp, không hiểu vì sao có một số cây đã bị đốn chặt, gỗ đã mục ra. Thanh và Quỳnh đi đến gần, Thanh lấy chân đá vào cây gỗ mục, nó tách làm đôi, nứt nẻ bật ra mấy con nhộng gỗ. Đây là loại nhộng sâu nằm trong gỗ mục. Thanh biết là ăn được nên hai người lấy lá rừng, nhặt nhộng đùm lại làm thức ăn. Họ dùng tay bới tách lớp gỗ mục ra, và lần sâu vào bên trong để lấy những con nhộng. Dễ có tới hai chục con. Thanh đùm cả chúng lại, cho vào trong túi áo khoác. Rồi họ lại lần rừng để đi. Bước chân của Quỳnh và Thanh đã mỏi nhừ, mệt lử, nhưng hai người vẫn tiếp tục luồn rừng gắng tìm lối ra. Trên đường đi, Thanh nhìn thấy một loại quả giống ở rừng Việt Nam, nó có vị chua chua, chát chát, đó là quả Hồ lô. Nó có màu xanh, to bằng nắm tay. Thanh bảo với Quỳnh: Quả này ăn được, em ạ. Thứ quả rừng này nhiều nước, giúp cho hai người đỡ khát. Nó có dây, leo lên thân cây khác và thả xuống giống như bầu, bí. Thanh và Quỳnh với lấy, kéo một dây xuống và lấy được gần mười quả. Thanh cảm thấy vui trong lòng, hai người cầm từng trái thưởng thức. Cái vị dôn dốt chua này làm hai người thoải mái, dễ chịu. Họ hái thêm vài quả để dự trữ và lên đường. Đi mãi, đến lúc trời nhá nhem tối, hai người phải tạm dừng lại, nghỉ chân ở gần một hốc cây to. Thanh nhìn vào trong hốc cây, anh lấy lửa soi và thấy không có gì cả, hai người có thể vào ngồi nghỉ qua đêm. Rồi họ đi nhặt củi và lá cây khô lại, đốt thành đống vừa để nướng nhộng sâu, vừa để xua thú dữ ban đêm. Khi lửa đã đốt củi thành than, hai người dùng que xâu nhộng lại và đặt lên than để nướng. Một lúc nhộng chín, hương thơm bùi bùi bay lên. Những con nhộng sâu béo ngậy, chín vàng được lấy ra từ lớp than hồng, rất ngon và thú vị. Hai người nhón từng con một, ăn với trái hồ lô họ hái được từ lúc chiều. Ăn xong, hai người trở vào hốc cây để chuẩn bị nơi nghỉ. Họ ngủ trong tư thế ngồi, lưng dựa vào cây. Vì mệt quá nên Quỳnh ngủ thiếp đi. Thanh còn ra lấy thêm củi bổ sung vào đống lửa, đảm bảo cho nó âm ỉ được suốt đêm, để xua đuổi thú dữ, sau đó anh mới vào tựa lưng trong hốc cây để ngủ.
Đêm sâu, tự dưng Quỳnh tỉnh giấc. Thanh cũng tỉnh theo. Có lẽ ngủ ngồi như thế này không được thoải mái. Thanh hỏi han Quỳnh, xem sức khỏe Quỳnh có ổn không. Khi cô bảo “ em không sao” thì Thanh mới yên tâm. Rồi Thanh kể cho Quỳnh nghe những câu chuyện nơi rừng núi xưa kia mà anh biết được. Anh nói với Quỳnh:
- Em biết không, ngày xưa có một giai đoạn anh đóng quân ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh hóa. Ở đó chỉ có núi rừng hoang vu, những bản làng người Thái, người Mường sống trên thung lũng xanh thẳm hay triền núi mờ sương. Họ trồng cây Quế để đem bán, quế Thường Xuân nổi tiếng lắm đấy em ạ. Người ta vẫn nói “ Quế ngọc châu Thường” mà. Đơn vị anh đóng quân ở một bản người Thái. Đêm, bên bếp lửa củi rơm ấm áp, ông cụ trưởng bản đã kể cho bọn anh nghe một câu chuyện rất hay. Ông bảo: ngày trước, có hai anh cán bộ địa chất đi lạc vào rừng, đã tìm đến thôn bản này. Hai anh ấy tạm ở lại với người dân thôn bản. Được vài hôm, trong bản, nhà hai anh địa chất tạm trú có người thân mất. Theo tục lệ, xác người chết chưa đem chôn vội, phải quấn chiếu đặt ở góc nhà. Rồi từng người một mang nắm xôi đến, phải chấm vào miệng người chết và đưa vào miệng mình ăn, đó là tục lệ để tiễn biệt người ra đi. Anh địa chất thứ nhất thì không sao, nhưng đến anh thứ hai thì…chắc là anh này vốn nhát. Khi anh ta đưa nắm xôi chấm vào miệng người chết, anh ta hoảng sợ quá nên ném luôn vào mặt người chết rồi bỏ chạy. Anh kia cũng chạy theo. Thế là dân bản đi đuổi bắt hai anh địa chất ấy vì đã vi phạm tục lệ của bản. Và thế là ông cụ kết thúc câu chuyện của mình với những tiếng cười vui – Đến đây Thanh quay sang cười với Quỳnh – Đấy, em thấy câu chuyện của anh có hấp dẫn không?
Khi Thanh vừa kể xong câu chuyện về hai anh cán bộ địa chất, Thanh thấy Quỳnh lấy tay túm chặt lấy tay mình.
- Chuyện hay đấy anh ạ – Quỳnh cũng cười – nhưng mà nghe hơi rùng rợn, dù sao khi kể về đêm như thế này em cũng thấy hơi sợ. Đây không khác gì chuyện đường rừng.
- Đúng là cô bé nhát – Thanh đùa vui
Sau khi Thanh kể câu chuyện trên xong, thì Quỳnh cũng đã buồn ngủ. Quỳnh bảo:
- Câu chuyện của anh phiêu lưu đáng sợ quá, em nghe thấy ớn lạnh, chắc chỉ có đàn ông mới không sợ thôi. Em muốn ngủ rồi anh ạ
- Ừ, có lẽ đêm cũng đã khuya lắm rồi, chúng mình ngủ đi để lấy sức ngày mai
tiếp tục chặng đường
Về nửa đêm, rừng thâm sâu tĩnh mịch và yên ắng. Gió thổi qua các tán cây rừng vi vu. Những cây du sam đá vôi cứ rì rào, xen lẫn tiếng côn trùng hỗn tạp, tiếng con đin đín cứ réo rắt trong đám bụi rậm. Những bụi cây sẻ đá nằm im lìm, cả những cây sa mu hàng trăm năm tuổi cũng che chở cho Quỳnh và Thanh. Chẳng có gì ngoài cái không gian hoang vu, yên ả. Bếp lửa bập bùng, khơi lên niềm yên tâm chẳng có con báo, con lợn rừng nào lảng vảng lại nơi hai người. Sau ba mươi phút, Thanh và Quỳnh đã chìm dần vào trong giấc ngủ.
Hai người họ cứ trang trải từng ngày trong rừng như thế