Phần Một: Giải Cứu
Ánh hoàng hôn dần buông, từng đám mây hồng bồng bềnh bay về phương xa, cả một vùng nhuộm lấy màu đỏ rực. Bên lưu vực sông Hồng, chính là các bá tánh hiền lành, lưng đeo gùi, chất chồng gỗ, thức ăn. Còn có vài cô bé, ôm bó rơm mịn, ngồi trên lưng trâu cùng với các cậu nhóc tóc ba chởm, miệng ngậm cành tre, cười cười nói nói.
Phía bên lũy tre giáp rừng, có một vị thiếu niên trông đã mười tám tuổi, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, đôi mắt sáng như chớp, dáng ngồi oai vị, khoác trên người bộ gấm vàng họa những đường chỉ bạc hình mây óng ánh theo ánh mặt trời, lưng đeo đoản kiếm, đầu đội mũ rơm, hướng về góc trời chạng vạng.
Khúc sông Hồng nhỏ bé này lâu rồi không có khách đến thăm, nhưng không ngờ vị khách lần này lại có nét phong trần khác thường, có thể ví như đấng trượng phu đầu đội trời chân dặm đất.
Thế nhưng, nơi đây cũng chỉ là một làng nhỏ, sống cách biệt với chốn phồn hoa, chỉ là một vùng ngoại ô ở Tĩnh Hải Quân, nên cũng không có quán rượu hay một nơi để nghỉ qua đêm.
Làn gió nhẹ thổi qua, khiến áo và tóc người lây động, thế nhưng cũng không thể gọi một ánh nhìn hướng về góc chân trời đầy nỗi buồn. Bỗng nhiên, từ phía bên kia ngọn núi, cả đàn chim từ đâu chẳng rõ bay loạn xạ về trước, báo hiệu điềm không lành. Dù rằng gió không thể gọi được một ánh nhìn, nhưng tiếng vỗ cánh và tiếng kêu hớt hãi của loài chim lại gây sự chú ý. Đôi mắt sáng như muôn vạn tinh tú nhìn về phía ấy, khuôn mặt trầm ngâm bao điều. Cuối cùng, người cất sách tre và bút vào túi, tay hất mạnh chiếc áo choàng, khoác vội sau vai. Chân nhanh thoăng thoắt đạp lấy dây, cả người bật lên yên ngựa. Đôi tay săn chắc nhanh chóng giật mạnh dây cương, một tiếng “hí” ngựa vang lên lay động cả ngôi làng, vừa dứt thì không nhìn thấy bóng dáng người đâu nữa.
Ở cánh rừng bên kia, có một đám người mặc đồ cùng kiểu, suông một màu đen. Đội mũ đồng, tay cầm thương sắt, chỉa thẳng về hướng của những con người toàn thân đầy vết thương, đầu tóc rối bời, gương mặt lấm leo bùn đất. Chỉ cần gục xuống vài bước, là chúng đánh đập chả thương tiếc. Nhưng đau thảm thay, tất cả những phạm nhân ở đây đều là các thiếu nữ chân yếu tay mềm, chả có khả năng gây hại đến ai.
Họ bị áp giải vì tội gì cũng không ai rõ, nhưng theo lời truyền miệng của nhân dân sống gần đó rằng cứ hễ những người thiếu nữ chưa chồng đã chửa, bị mất cha từ nhỏ hay vốn không biết cha mình là ai đều bị xem là tội đồ cần bài trừ ngay lập tức. Cứ hễ một đến hai năm, sẽ có một viên tra đột xuất, hễ phát hiện ra ai thì bắt kẻ ấy.
Thực chất, điều này có từ bao giờ chẳng ai rõ, chỉ biết là cứ định kì vài năm lại ngẫu nhiên có ngày là viên quan ấy đi cùng một đạo binh để áp giải họ đi. Nhưng không dừng lại ở đó, bây giờ cứ hễ thấy thiếu nữ xinh đẹp đang đi dạo bên cánh rừng liền bắt ngay, đến cả người thân ra phân trần cũng không thế cứu vãn. Chúng còn dựa uy của họ Khúc ra để hù dọa, cũng chính vì thế, người dân nơi đây càng căm phẫn Khúc gia hơn.
Vẫn là hình ảnh quen thuộc, vẫn là tiếng khóc than, gào thét trong tuyệt vọng đau đớn của những người phụ nữ, phía xa xa là ánh mắt đau buồn của người thân, người thương bất lực nhìn theo vết hằn trên đất còn xót lại. Lòng tỏ đầy nỗi lo, không biết rồi cuộc đời họ sẽ đi về đâu…
Hình như, ai đó đã phi ngựa rời khỏi lưu vực sông Hồng, men theo lối mòn rừng đã nhìn rõ mọi chuyện. Dù rằng người không biết chuyện thực hư là thế nào, nhưng nhìn thấy những người thiếu nữ bị đánh đập không thương tiếc như vậy chả thể kìm lòng được. Đôi bàn tay cậu nắm chặt, bước chân không một chút dè chừng hướng về trước.
Không biết từ đâu, một cánh tay đầy bùn đất, vết thương chằng chịt, trên miệng vết thương ung mủ đen, thối nát hết cả một cánh tay. Từng ngón tay cử động khó nhọc, như đang cố hết sức để bò về trước. Từ trong bụi cây, mái tóc xơ xác, rối bù xuất hiện. Gương mắt của một người thiếu nữ theo đó mà lộ diện.
Đôi mắt nàng đỏ lệ, khuôn mặt bệch trắng, khắp mặt là những vết trày xước khắp nơi. Vừa nhìn thấy cậu, nàng đã gục xuống, không thể tiếp tục tiến về trước. Đôi mắt vị thiếu niên khẽ giựt, cậu nhanh tay cởi bỏ áo choàng, khoác lên người nàng. Tiếp tục tiến về trước, nơi mà bọn binh lính kia đang tra tấn những nữ nhân vô tội.
Từ phía trong cánh rừng, cậu bước ra oai vị, cả vùng trời tưởng chừng đang dần tối đi bỗng nhiên hừng sáng. Hình như không để ý đến cậu, chúng tiếp tục tra đánh cách thiếu nữ, giựt mạnh dây thừng kéo họ đi.
Một vầng sáng phảng chiếu nhờ ánh mặt trời, khiến chúng chói cả mắt. Phút chốc, từng đoạn dây thừng kéo lấy họ bị đứt đoạn. Nghe đâu đó, chính là tiếng gươm xé nát cả gió chiều, đau điếng cả màng nhĩ. Bọn tham binh ấy sau khi định hình lại, liền nhìn thấy bóng dáng người thiếu niên diện trên người bộ gấm thanh hoa, tay cầm trường kiến, trên đó có khắc chữ “Ngô”, trên cáng có khắc hình mây, lưỡi kiếm chạm khắc kí hiệu cổ, đâu đó ẩn hiện vài chú rồng uy quyền.
Từ trong đám người kia, một kẻ cầm gậy lông, đầu đội nón đen, bộ áo quan sang trọng bước lên đầu. Chỉ điều rằng, trên người hắn không hề có kí hiệu đại diện cho ai, nên rất có thể chúng chính là bọn tặc sơn.
– Ngươi là ai?
Người mặt áo quan với khuôn mặt già cõi, trông đã bốn mươi xuân. Từng từ ở khóe môi hắn thốt ra nghe thật kêu ngạo, nhìn là biết người này chả đâu vào đâu.
– Câu này ta phải hỏi ngươi mới đúng! Ngươi rốt cuộc là người của ai lại đến đây gây họa?
Hùng tráng làm sao, giọng nói người ấm áp đến lạ thường nhưng lại khiến cho cả núi rừng dường như nín câm. Từng đám mây ngừng nhảy mừng, gió ngừng vui đùa, đến cả những tên lính đằng kia cũng dè chừng, lùi một chân, tay giơ thẳng thương về trước, đồng loạt chỉa về vị thiếu niên ấy.
Tên mặc áo quan nheo mày, đôi mắt lộ chút vẻ tức giận:
– Hỗn xược! Ngươi là kẻ nào? Lại dám ngăn cản việc công? Ngươi không sợ ta sẽ dùng quốc pháp mà xử tội sao? Ta thấy ngươi vẫn còn trẻ, gương mặt sáng lạng, đừng lo những việc không đâu, hủy hoại bản thân!
Vị thiếu niên nhếch môi cười, khuôn mặt tỏ vẻ khinh bỉ tột độ:
– Quốc pháp? Ta đường là con cháu Khúc gia! Lại chưa bao giờ nghe nói nhà Đường có loại pháp này! Chi bằng… ta và ngươi, cùng đến Đường Lâm, hai mặt một lời trước Tiết độ sứ phân xử việc này?
Tên mặc áo quan xanh mặt, hắn lùi về sau vài bước, miệng trở nên rung rẩy:
– Ngươi đừng lo chuyện bao đồng, kẻo không chừng nay mai họ Khúc các ngươi bị phế chức…
Không để hắn tiếp lời, vị thiếu niên liền cất thanh kiếm sắt nhọn vào bao đựng độc đáo. Trên đó là cả một chú rồng được mạ vàng uống quanh, tạo nên nét hùng dũng của người cầm. Cậu bước về đằng trước, cách hắn một bước chân liền giơ bao, dọng mạnh xuống mặt đất, bỗng nhiên cây cối ở hai bên lay động, đến đất cũng có chút rung chuyển.
– Ngươi đang sợ hãi điều gì? Rõ nhà tự lấy quốc pháp ra mà hù dọa, thế bây giờ lại rung sợ đến Khúc gia phân rõ sự tình?
Những ngón tay thon dài lại không kém phần rắn chắc của vị thiếu niên nhẹ bấu lấy bao kiếm, rút nó lên. Tiếp tục bước về trước, khuôn mặt nghiêm nghị kiến tên mặc áo quan kia cũng sợ hãi mà lùi đi.
– Còn nữa, nếu ngươi nói “việc công” thì ắt phải có lệnh nhỉ? Vậy… cho ta hỏi ngươi có lệnh bài hay bất cứ thứ gì để chứng minh chăng?
Khuôn mặt hắn xanh rờn, cả người rung lẩy bẩy, đến cả bọn binh đằng sau cũng hạ thương, dường như muốn trốn chạy. Nhìn thấy hắn vẫn lặng thin không khai lời nào, đôi mắt vị thiếu niên lóe lên một tia sáng, dường như đã hiểu ra được điều gì, động tác cậu nhanh như chớp đến cả mắt thường nhìn cũng chả rõ, bao kiếm đã kề tận cổ tên kia. Trán hắn dần lấm tấm mồ hôi, khóe môi rung lên, nhìn dáng miệng như muốn nói ra hai chữ “tha mạng” nhưng thay vào đó hắn nuốt nước bọt vào trong và ép bản thân im lặng. Bao chả thế giữu nổi kiếm, tia nắng mặt trời được phản chiếu chói cả mắt từ phần lưỡi kiếm được lộ ra. Đôi mắt tên kia sợ hãi, chân tay run rẩy đứng chả vững, liền ngồi phịch xuống. Nhưng cũng rất nhanh, hắn xoay người bò dậy rồi chạy đi, bọn người đằng sau thấy thế cũng chạy loạn xoạn đi mất tăm.
Thế nhưng, vị thiếu niên ấy chả buồn đuổi theo, chỉ vội thu kiếm, đôi mắt nhìn về chân trời, lại tiếp tục suy nghĩ trầm ngâm.
Lần lượt, từng người của các thiếu nữ lại đỡ họ dậy, dìu họ vào làng. Trong đám người ấy, có một bóng dáng vị bô lão râu tóc bạc phơ, mặc trên người chiếc áo bà ba đã bạc màu. Khuôn mặt người mỉm cười điềm đạm, vài nếp nhăn dường như lộ rõ, hai tay đưa lên chấp lại cung kính, khẽ cuối người:
– Đa tạ công tử đã ra tay hành hiệp trượng nghĩa! Nếu không có công tử ở đây thì chắc là cháu gái của lão không có đường quay về.
Nghe thấy tiếng ngân yếu ớt của cụ, vị thiếu niên ấy liền quay sang đỡ lấy tay. Khóe môi nhẹ hở nụ cười, từng ngón tay cậu nắm chặt bàn tay khô ráp của lão:
– Cụ đừng nói vậy! Vốn dĩ cháu cũng chỉ là kẻ qua đường. Thấy chuyện không may thì ra tay giúp đỡ. Thực ra con cũng chả có quan hệ gì với nhà họ Khúc, nhưng nhìn y phục của chúng, nếu không lấy oai của Khúc gia ra ắt chúng sẽ không quay đầu.
Đôi mắt cậu lóe lên một tia hoài nghi:
– Cơ mà, cháu vẫn còn điều chưa rõ. Tại sao bọn quan binh ấy lại mang những người thiếu nữ đi, còn tra tấn tàn bạo như vậy?
Cụ im lặng một hồi, đôi mắt chứa đầy tâm sự. Ông trầm ngâm nhìn về phía chạng vạng:
– Cách đây mười năm về trước, chúng bắt đầu xuất hiện… Chúng nói rằng, Khúc gia có lệnh cứ hễ thiếu nữ nào chưa chồng đã chửa hay góa phụ đều bị xem là yêu nghiệp cần tiêu diệt, sau những lần rà soát ấy lại mang đi ít cũng hơn năm người. Dạo những năm gần đây, chả hiểu sao chúng càng tác oai tác quái, vì không kiếm được những người có thể mang đi, chúng liền dùng uy ra tay với dân lành, bắt các người con gái trong làng đi. Về chuyện họ đi đâu thì cũng chả ai rõ, chỉ là nghe đồn nhẹ lắm thì bị bán vào lầu xanh, nặng hơn thì bán thân cho các quan ở tỉnh miền Bắc.
Từng giọt lệ của cụ bắt đầu tuông rơi, ông mím chặt môi, tay run run lau khóe mắt:
– Cụ không thể hiểu nổi! Dân làng chúng tôi vốn sinh ra đã thiếu thốn nhiều thứ, tưởng rằng dân ta lên nắm chính quyền mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, không ngờ cũng như thế! Lẽ nào chỉ vì danh lợi… mà họ bán đứng cả dân tộc?
Đôi mắt vị thiếu niên ấy nhói lên một tia tức giận, kèm theo là sự oán trách. Nhưng cậu liền nhẹ nhàng vỗ lưng ông và ôn tồn nói:
– Cụ đừng đau lòng… Đôi khi, những gì mắt ta trông thấy chưa hẳn đã là sự thật! Bọn quan binh khi nãy có thể là mượn danh họ Khúc, trên áo lại không có kí hiệu, cũng có thể là bọn đạo tặc hoành thành. Trách là chỉ trách họ không quan tâm đến đời sống nhân dân ở ngoại thành, nên mới khiến cho mọi người chịu khổ như vậy. Cháu nghĩ… nếu như chúng ta viết một lá đơn lên cho Khúc gia xem, lỡ đâu lại có chiều hướng tốt!
– Cậu biết đấy! Dân chúng tôi lo cơm ba bữa cũng chả xong, vì thế cũng không có thời gian để học chữ. Làm sao viết một lá thư để cấp báo về tình trạng này…?
Khuôn mặt cậu mỉm cười ôn nhu, đôi mắt ấm áp:
– Về việc này… cháu có thể giúp ông!
– Cảm ơn cậu rất nhiều!
Nhìn thấy gương mặt cười hài lòng của ông, nếp nhăn được tạo bởi hai chân mày vị thiếu niên có chút dịu đi. Sau đó cậu liền dẫn ông vào bụi rậm, nơi có người con gái đầy vết thương để xem có quen biết không? Nhưng chỉ tiếc rằng cụ ấy chỉ lắc đầu bảo là trong làng chưa bao giờ thấy người con gái này. Cậu đành đoán rằng có thể cô ấy bị đưa từ một nơi khác tới. Cậu nhanh tay đỡ lấy cơ thể nhỏ bé, nhẹ tựa lông vũ của cô, nhấc bỗng vào lòng ngực cậu, khẽ cuối người cáo biệt cụ. Chân thoăng thoắt đã leo lên người chú ngựa, rồi phóng đi về phương xa.
Lúc này, bầu trời bắt đầu sập tối, chỉ còn đâu đó một chút về ánh sáng của hoàng hôn yên bình. Tiếng vó ngựa xé gió cứ như vậy mà xa dần, ở phía xa xa là dáng người gầy guộc, đang vẫy tay tạm biệt.