Review mười chương đầu tác phẩm “Biến chất” – Ngọc Ánh

REVIEW TÁC PHẨM “BIẾN CHẤT”

Tác giả: Ngọc Ánh

Thể loại: Tiểu thuyết

Rating: [MA] Dành cho người từ 18 tuổi trở lên

Số chương review: 10 chương đầu

Người review: Vivian – CTV bậc Bạc

Link tác phẩm: https://vnkings.com/bien-chat.html

Những tưởng tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất. Dù gia đình mỗi chúng ta có giàu hay nghèo, cuộc sống có sung sướng hay vất vả, khó khăn thì chúng ta cũng sẽ nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến từ ba mẹ, gia đình,… Nhưng đó không phải là tất cả. Ở đâu đó trong xã hội này vẫn còn những con người có hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Cách dạy con đầy bạo lực của một số gia đình cùng với những quan niệm cổ hủ thời phong kiến của họ đã khiến tuổi thơ của một số trẻ em tan biến… Đến với tác phẩm “Biến chất” của tác giả Ngọc Ánh chúng ta sẽ thấy được điều đó – một mặt trái của việc giáo dục con cái. Tác giả rất tinh tế khi đã tái hiện một câu chuyện thực trong cuộc sống bằng những ngôn từ vốn có. Thông qua đây chúng ta cũng phần nào hiểu được một sự thật khác trong xã hội.

Ảnh bìa của tác phẩm là hình một cái đầu, nhưng mà người không phải, vật cũng không. Đây đúng như tác giả muốn hướng tới, đó là sự “biến chất” của con người. Rõ ràng, hình thù trong ảnh bìa vốn hoàn toàn khác biệt với con người. Ảnh bìa với những gam màu lạnh, chỉ có hình một cái đầu ở giữa. Bên ngoài màu tối nổi giữa là những gam màu sáng với màu xanh là chủ đạo. Tất cả hòa quyện với nhau làm tôn lên ý nghĩa là mà ảnh bìa truyện hàm chứa. Đây cũng có lẽ là điều mà tác giả mong muốn người đọc hướng tới. Tuy nhiên vẫn phải nói đến một điều là bức ảnh này vẫn chưa thực sự phù hợp với tiêu đề của tác phẩm. Bức ảnh tuy nói lên được ý nghĩa của tác phẩm nhưng đó là khi chúng ta biết được tiêu đề của nó. Còn nếu khi chưa biết được tiêu đề của tác phẩm liệu bạn có từng nghĩ đến sự “biến chất” hay một vài điều liên quan đến nó không? Nếu có thể, hi vọng tác giả sẽ chọn một bức ảnh phù hợp với nội dung hơn. Nhưng muốn tìm được một bức ảnh hoàn toàn phù hợp là điều không dễ, nên tác giả có thể chọn được một bức ảnh khá phù hợp như vậy cũng là rất tốt rồi.

Tác phẩm “Biến chất” ngay từ đầu đã nhận được sự chú ý không ít từ người đọc, có lẽ điều đầu tiên đó chính là tiêu đề của tác phẩm. “Biến chất” một cái tên khá ngắn nhưng đã để lại ấn tượng sâu trong lòng người đọc bởi nội dung mà nó bao hàm trong đó. Biến chất là một từ khẳng định, và trong trường hợp này người ta sẽ nghĩ ngay đến sự biến đổi về phẩm chất, tính cách của con người. Nhưng biến đổi ra sao thì không thể biết được. Liệu nhân vật trong câu chuyện thay đổi từ một người tốt thành một người xấu hay là từ một người xấu thành một người tốt? Đó là điều mà tác giả gơi cho người đọc ngay từ tiêu đề của tác phẩm. Và điều đó đã được tác giả lý giải ở phần văn án của truyện.

Đến với phần văn án của truyện, tác giả đã trích dẫn một đoạn ngắn để khơi gợi trí tò mò, sự hứng thú nơi người đọc. Đây là một đoạn trích bạo lực, có sự tàn nhẫn, có nỗi đau, có sự phẫn hận, và còn có cả một chút lòng thương cảm trong đó. Cảm xúc của các nhân vật trong đoạn trích khá đa dạng, được bao trùm bởi vẻ ngoài của những đứa trẻ, của người đàn ông mà chúng gọi là “ba”. Cảm xúc của các nhân vật dường như được nén lại, cũng dường như đang vỡ òa ra. Nó vừa mờ ảo lại vừa chân thật. Đoạn trích này hoàn toàn phù hợp với phần văn án của một câu chuyện đời thường, phản ánh đúng nội dung mà tác giả hướng tới. Mọi cảm xúc như được gói gọn trong một đoạn trích ngắn ấy. Điều đó nói lên được sự sự nhanh nhạy cũng như tinh tế của tác giả. Nhưng đó cũng chỉ là một nửa của phần văn án mà thôi. Ở nửa sau của phần văn án, tác giả đã khái quát một phần nội dung của câu chuyện. Và ngay ở câu đầu tiên giới thiệu về nội dung, tác giả đã đưa ra một lời khẳng định vô cùng chính xác “Yêu ghét, phẫn hận, ích kỉ, tham lam và cả ngu ngốc – mọi nguồn cơn của những tên tội đồ”. Câu nói này hoàn toàn đúng, rất ngắn gọn và vô cùng chính xác. Những câu sau đó chính là nội dung của tác phẩm. Dù chỉ là một phần thôi nhưng cũng đã đủ để cho người đọc thấy được một phần nhỏ sự thật trong cái xã hội vốn lắm thị phi này mà cụ thể chính là gia đình. Và lời giới thiệu cuối cùng của tác giả có mang chút ý vui đùa. Nhưng trong đó tác giả cũng cho biết một điều là tác phẩm đa phần được viết từ câu chuyện có thật. Qua đó cho thấy sự quan sát tinh tế, sự hiểu biết sâu sắc của tác giả.

Đây là một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết đời thường. Những chi tiết của truyện được lấy từ cuộc sống thật, cùng với những hình ảnh vô cùng chân thực làm cho tác phẩm phong phú hơn về cả nội dung và hình thức. Ngoài ra, đây cũng là lý do khiến tác phẩm nhận được sự chú ý từ người đọc.

Lối văn xuôi nhẹ nhàng, dứt khoát mà sâu lắng cùng với ngôi kể thứ nhất và thứ ba đã khiến câu chuyện vừa mang ý nghĩa khách quan, lại vừa mang ý nghĩa chủ quan. Cụ thể là ở chín chương đầu tiên tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ ba, chương mười tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất. Việc thay đổi ngôi kể như vậy hoàn toàn phù hợp với tiết tấu của câu chuyện. Chín chương đầu tác giả đóng vai một người dẫn chuyện để kể về tuổi thơ của nhân vật chính. Chương mười, ngôi kể đã được chuyển sang cho nhân vật Minh Tuấn. Ở cả mười chương, đa phần tác giả lấy việc cho người dẫn chuyện và nhân vật tự kể về cuộc sống gia đình. Từ những góc nhìn khác nhau, những sự việc được kể mang tính khách quan, chân thực và đầy đủ hơn.

Nhân vật chính của câu chuyện là hai chị em Cao Bích Hạ và Cao Minh Tuấn. Trong truyện, không có quá nhiều các nhân vật. Chỉ có một số nhân vật phụ như: ba, mẹ kế, bà, bác Lam, bác Hòa, anh Nam, bác Phượng, ông Tám, Hoàng… Đây là những nhân vật thuần Việt. Các sự việc xoay quanh từng nhân vật đều được kể một cách chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên cũng có một vài sự việc được kể khá mơ hồ… Và đó cũng chính là một điều làm nên sức hấp dẫn của truyện. Rõ ràng, chân thực và không rõ ràng, mờ ảo… tất cả đã khiến câu chuyện sống động hơn. Tình huống truyện quen thuộc mà cũng xa lạ. Quen thuộc với những người đã từng trải qua và xa lạ đối với những người chưa bao giờ chứng kiến. Nói một cách đơn giản thì câu chuyện kể về những kí ức vui vẻ của Bích Hạ về người “ba” trong tuổi thơ và những nỗi đau buồn, những tổn thương khi ba đánh nó. Còn có cả ký ức về người bà, về người mẹ kế của nó… Tất cả đã làm nên một con người của nó như hiện tại.

Từ ngữ được sử dụng trong tác phẩm mang phong cách đời thường. Nó có cả những ngôn ngữ trong văn viết và cả ngôn ngữ trong văn nói. Tỉ mỉ, mượt mà và trau chuốt, mà không hoa mĩ đó là cảm nhận của tôi khi đọc tác phẩm. Tuy nhiên, trong tác phẩm vẫn có một số những từ ngữ thô tục, mang ý nghĩa tiêu cực nhưng nó lại không gây cảm giác lạc lõng, không trái ngược với những từ ngữ vốn giàu cảm xúc và mượt và kia. Ngược lại, nó lại nâng đỡ cho những từ ngữ ấy nổi bật hơn.

Có một điểm mà tôi cảm thấy hơi mờ mịt, đó là thời gian và không gian mà những sự việc đang diễn ra. Có lẽ đối với tác giả, bạn hiểu rất rõ những sự việc được diễn ra theo trình tự nào nhưng đối với người đọc lại khác. Không rõ ràng có phần khó hiểu, khó hình dung. Tuy sự việc có chân thực đến đâu mà nó được kể không theo một trình tự nào thì cũng không thể được. Nếu có thể hi vọng tác giả làm rõ được thời gian và không gian của những sự việc trong câu chuyện. Ví dụ như một sự việc được kể ở chương 2:

Ở đoạn trích trên, ta có thể thấy ở phần đầu chính là một sự việc diễn ra ở trên đường về nhà bác của nhân vật Hạ. Nhưng những câu câu thoại ở dưới là sự việc xảy ra ở nhà bác của Hạ. Hai sự việc này đều có liên quan đến nhau nhưng lại không có một câu dẫn nào, dù chỉ là một câu liên kết cũng không có. Điều đó thực sự chưa hợp lý. Muốn cho sự việc được chặt chẽ hơn nên cần những câu dẫn hay những câu liên kết giữa các đoạn với nhau.

Cách diễn đạt của tác giả có thể coi là phong phú khi biết đưa các sự vật của cuộc sống nơi nông thôn nghèo khổ vào trong câu chuyện mà không gây nhàm chán. Ở những phần đầu tiên khi tác giả kể về một sự việc nào đó mới lạ thì đoạn văn sau đó chắc chắn sẽ giới thiệu về sự việc đó. Điều đó được thể hiện rõ ràng ngay ở chương một… Câu văn vừa phải, có câu đơn nhưng được sử dụng nhiều hơn là câu ghép. Câu văn cũng đa dạng, được kể theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải nói tới cách ngắt nghỉ của các câu văn có phần không hợp lí. Trong một đoạn văn đôi khi chỉ sử dụng đúng một câu văn dài mà nội dung lại khá lớn gây quá tải về nội dung. Cụ thể:

Chương một:

Chương hai:

Cần chia câu văn ngắn hơn hoặc dùng dấu chấm phẩy để chia câu văn thành nhiều vế, rõ ràng hơn.

Còn một số câu tương tự.

Cả mười chương của tác phẩm chỉ mắc một vài lỗ nhỏ nhưng nó cũng có ảnh hưởng một phần tới mạch cảm xúc của truyện.

Thứ nhất, đó là lỗi lặp. Một vài từ ngữ trong câu văn bị lặp lại gây cảm giác nhàm chán, có phần rập khuôn, máy móc. Những câu văn như vậy sẽ có cảm giác cứng ngắc, không được sinh động như những câu văn khác. Một vài ví dụ cụ thể: “Ánh lửa bập bùng trong bếp khiến cảm thấy làn da đồi mồi trên đôi chân của có chút ngứa” (chương 1); “con bé ngồi ôm đầu gối, ngồi bên cạnh bà nội…” (chương 1); “Nó đi học cùng bạn bè cùng thôn nhưng…” (Chương 2);… Ở cả ba ví dụ, nên dùng từ đồng nghĩa để thay thế cho những từ bị lặp lại. Từ đó câu văn sẽ mượt mà hơn.

Thứ hai đó là lỗi sử dụng từ ngữ chưa hợp lý: “… ngắm nhìn cơn ồn ào và ngắm nhìn…” (Chương 1); “Sau hôm ấy nó được các bác cho biết, ba con đã đi nước ngoài rồi” (Chương 2);… Ở ví dụ đầu tiên, “ồn ào” là một tính từ nhưng khi ghép với từ “cơn” thì không hợp lí. “Cơn” thường chỉ ghép với danh từ hoặc động từ và bổ nghĩa cho chúng. Nên dùng một từ nào đó thích hợp để thay thế cho từ “cơn”. Ở ví dụ thứ hai, “con” là từ dùng để xưng hô. Nhưng trong câu văn này, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba. Nên việc dùng từ “con” ở đây có phần không phù hợp. “Con” chỉ dùng để xưng hô chứ không dùng để kể với ngôi kể thứ ba. Vì thế, thay từ “con” bằng từ “nó” sẽ phù hợp hơn. 

Thứ ba, đó là lỗi liên kết. Ở một vài câu văn có sự liên kết không chặt chẽ, có phần không phù hợp. Cụ thể như:

“Con bé cứ giữ tâm trạng bất an vì sợ tối nay ba lại về muộn như thế chưa được năm phút lại thấy thằng nhóc ở nhà ông Mai bên cạnh chạy qua chơi”. (Chương 1)

Câu văn trên vốn không đồng nhất với mạch kể của truyện. Nếu như chỉ đọc một lần ta sẽ không thể phát hiện ra lỗi cũng như không hiểu được nội dung mà câu văn muốn diễn đạt. Có lẽ đây là một sơ suất của tác giả. Theo tôi thấy, tác giả nên dùng dấu phẩy ở vị trí trước từ “chưa”, sau cụm từ “như thế” hoặc là tách riêng câu văn đó thành hai câu Văn riêng biệt thì sẽ phù hợp hơn.

“Nó đi học cùng bạn bè cùng thôn nhưng có vẻ nó chẳng được chào đón cho lắm, trên đường về nhà bác nó luôn bị các bạn bỏ lại phía sau với những con chó dữ”. (Chương 2)

Theo tôi thấy, hai câu văn này gần như không hướng tới cùng một nội dung. Câu văn phía trước chỉ giải thích một phần ý nghĩa cho câu văn phía sau, và việc chúng cùng nằm trong một câu khiến ý nghĩa của câu không được rõ ràng lắm. Vì thế thế, nên tách câu văn trên thành hai câu văn riêng để ý nghĩa của chúng được rõ ràng hơn. Đồng thời nên thêm dấu phẩy vào sau từ “bác” để cho câu văn thứ hai rõ ràng, mà không gây khó hiểu cho người đọc.

Ngoài ra còn một số câu tương tự.

Ở chương bốn, tác giả đã không chú ý dẫn đến viết hoa một từ không chính xác. Đó là “Trong Lòng”, sửa lại thành “Trong lòng”. Chương năm, có một câu văn cần phải xem xét lại “Bác Hiền là người đến dự…” Hà song với hai bác là bác Lam và Bác Hòa, hoàn toàn không có bác Hiền nào. Vì thế đây có lẽ là một sự nhầm lẫn.

Về phần nội dung, tác giả đã xây dựng một câu chuyện vô cùng thiết thực. Với những chương đầu tiên kể về tuổi thơ của Cao Bích Hạ.

Ngay từ khi mở đầu câu chuyện tác giả đã kể về người bà của Hạ, dùng một phần ý nghĩa của bà để nói lên hoàn cảnh của Hạ. Khi nhỏ Hạ được yêu thương, bảo bọc, được nâng niu, chăm sóc nhưng khi lớn lên lại chịu những đòn roi của chính người ba mà Hạ yêu thương nhất. Những lần bị đánh là do lười ăn, không biết đọc 1 từ trong bảng chữ cái, không nghe lời hay chẳng vì lý do gì cả. Người ba của Hạ còn gieo rắc vào trong đầu cô bé những điều hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi. Với quan niệm phải dạy con từ sớm,  ba nó đã cho nó xem những thứ liên quan đến tình dục như phim sex – một thứ không dành cho đứa trẻ sáu tuổi như nó… Nó bắt đầu đi học, ba nó cũng đi làm xa, nó sang ở với bác… Một lần không may bà nội nó ngã và không đứng dậy được nữa, bà đã qua đời…

Quá khứ của Hạ chủ yếu là những đau buồn nhưng cũng có những niềm vui. Từ sau khi Hạ bắt đầu đi học, cô bé đã phải chịu sự xa lánh của bạn bè, của những người xung quanh. Trong những năm đó, khoảng thời gian khi hạ ở nhà hai bác có lẽ là khoảng thời gian vui vẻ nhất. Những kỉ niệm với anh Nam, những lần bị anh dọa ma hay những lần bị anh trêu đùa. Tất cả đã đi vào trong tiềm thức của Hạ và khiến cô bé không thể nào quên. Nhưng cô bé cũng rất ghét mỗi khi bị anh Nam mang ra trêu đùa.

Kỉ niệm trong lớp học cũng không có gì vui vẻ hết. Hạ vốn là một cô bé ít nói vậy mà cô giáo lại cho rằng Hạ là người nói chuyện rất nhiều. Cô bé không phải người học dốt mà nguyên nhân là do nó không nhìn thấy bảng. Tất cả bạn bè trong lớp đều xa lánh nó. 

Một buổi chiều khi Hạ ở nhà một mình, ông Tám – người hàng xóm của bác Lam. Vì trước đây ông Tám cũng khá thân với gia đình bác Lam nên khi ông rủ Hạ sang nhà mình xem phim Hạ đã đồng ý ngay. Thật không ngờ phim mà ông Tám muốn xem lại là phim sex. Nhận thấy sự nguy hiểm ở trong đó Hạ đã bỏ chạy. Lúc này nó thực sự sợ hãi… Buổi tối hôm đó nó cũng không nói chuyện đã xảy ra với bất kỳ ai…

Một lần xem tivi bác Hòa nghi ngờ nó có bệnh về mắt. Hai hôm sau bác đưa nó đi khám nhưng lại không phát hiện được gì bởi nó cũng qua mặt cả bác sĩ… Buổi chiều khi được đi chơi. 

Anh Nam sau khi học xong đã quyết định đi làm xa. Trước buổi tối anh đi nó đã phát hiện được một sự thật vô cùng đáng sợ. Anh Nam và anh Hiếu – bạn của Nam – có quan hệ giống như mấy bộ phim mà trước đây ba từng cho nó xem. Bất ngờ và không thể chấp nhận nhưng cuối cùng nó cũng bỏ qua chuyện đó. Nếu anh Nam không muốn nói nó cũng không cần để ý nữa. 

Đến với chương cuối cùng đó chính là góc nhìn của người em trai – con riêng của người mẹ kế – về người chị gái của mình. Minh Tuấn – em trai của nó – đối với nó mà nói có chút trêu đùa, nhưng cũng có sự sợ hãi nhất định. Mối quan hệ giữa hai người cũng khá phức tạp. Nói chung những cảm giác cùng mối quan hệ này đều rất khó nói thành lời…

Tâm lý của nhân vật Hạ có phần rất ngây thơ, thuần khiết, đúng với cái tuổi trẻ con của nó, nhưng cũng có phần rất chín chắn khi biết nhận biết được nguy hiểm rình rập. Tính cách của Hạ cũng vậy, vốn thay đổi theo hoàn cảnh, có lúc vui, có lúc buồn, cũng có lúc vênh váo, có lúc sau hổ, cũng có lúc oán hận… tâm lý thay đổi liên tục cùng với mạch cảm xúc của truyện làm cho câu chuyện đi sâu vào trong lòng người đọc.

Nhìn một cách tổng quát có thể thấy được, các sự việc đan xen nhau. Từ việc ở nhà bác, việc ở nhà ông bà nội đến việc ở lớp. Tất cả đều được kể theo một trình tự nhất định, chúng đan xen vào nhau nhưng lại không bị rối loạn. Điều đó đã cho thấy một khả năng  nhìn nhận mọi việc vô cùng thấu đáo của tác giả.

Cuối cùng, có thể nói câu chuyện này hay, mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà đúng như tác đã nói là “nạn bạo lực gia đình và cách dạy con đầy tù ngục của những người cha mẹ cổ hủ”. Truyện đã phản ánh đúng một mặt khác trong cách giáo dục con cái hiện nay. Với một nội dung có thể nói là quan trọng trong xã hội hiện nay thì một số lỗi về hình thức không còn quá quan trọng. Nhưng vẫn không thể xem nhẹ những lỗi về hình thức được. Muốn một tác phẩm có thể hoàn hảo thì phải tìm được những lỗi sai trong đó và sửa chữa cho phù hợp. Lời cuối cùng, mong tác giả có thể khắc phục được một số lỗi để câu chuyện được hoàn thiện. Chúc tác phẩm sẽ nhận được sự đón đọc cũng như như ủng hộ nhiệt tình từ phía độc giả.

Thân!

Danh Sách Chương
Vivian

Vivian (4 năm trước.)

Level: 8

88%

Số Xu: 8194

Hội/Nhóm

[Hội review truyện]

[Vai trò: Thành viên][Cấp bậc: Bạc Bạc]

Monk

Đầu tiên tôi  xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn, bài viết này thật sự rất có ích đối với tôi. Tôi thậm chí còn không...

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ mình. Mình cũng rất xin lỗi vì bài review này mình làm chưa được tốt, vẫn còn thiếu sót, chưa được đầy đủ và chi tiết.

À, mình làm phiề bạn một chút nữa. Bạn cho mình xin đánh giá về bài review ạ, 5 sao (xuất sẵc), 4 sao (tốt), 3 sao (khá). Mình cảm ơn ạ


Linh Lương

Linh Lương (4 năm trước.)

Level: 4

80%

Số Xu: 124

Linh Lương đã tặng 1 Xu cho Tác Giả.

một tác phẩm hay.


Ngọc Ánh

Monk (4 năm trước.)

Level: 11

76%

Số Xu: 7315

Monk đã tặng 500 Xu cho Tác Giả.

Còn đây xem như là  chút tấm lòng của tôi vậy, nó không đáng là bao và tôi xin chúc bạn có những thành công trong cuộc sống, khỏe mạnh, hạnh phúc.

Đã chỉnh sửa bởi: Monk (Xem)

Còn đây xem như là  chút tấm lòng của tôi vậy, nó không đáng là bao và tôi xin chúc bạn có những thành công trong cuộc sống, khỏe mạnh và hạnh phúc.


Ngọc Ánh

Monk (4 năm trước.)

Level: 11

76%

Số Xu: 7315

Monk đã tặng 500 Xu cho Tác Giả.

Đầu tiên tôi  xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn, bài viết này thật sự rất có ích đối với tôi. Tôi thậm chí còn không đọc lại sau mỗi lần viết nên sai lầm chắc chắc không thể không có, cũng chính vì vậy nên khi bạn chỉ ra từng lỗi một của từng chương khiến tôi không cảm thấy bất ngờ. Nhưng để cho tác phẩm hoàn chỉnh hơn, tôi sẽ cố gắng sửa lại.

Công sức của bạn bỏ ra hàng giờ để đọc tác phẩm của tôi thật sự rất đáng quý, và đây là số xu mà tôi muốn gửi đến bạn.


Thành Viên

Thành viên online: Tử Ảnh Kim Tuyến và 91 Khách

Thành Viên: 63391
|
Số Chủ Đề: 9327
|
Số Chương: 29137
|
Số Bình Luận: 119027
|
Thành Viên Mới: Nam Trần