Lưu ý: Bài viết có sử dụng lại tư liệu từ trang https://www.slideshare.net/
Kịch gồm ba hồi. Mỗi hồi gồm nhiều trang giấy viết bối cảnh, nhân vật, lời thoại và hành động. Mâu thuẫn trong kịch được tạo ra ngay từ hồi đầu tiên để tạo sức hấp dẫn cho kịch.
Về mặt lí thuyết, cấu trúc ba hồi được hiểu như sau:
Hồi thứ nhất dùng để thiết lập vấn đề. Vấn đề này có thể do nhân vật phụ khởi xướng hoặc do chính nhân vật chính tạo nên. Vấn đề xoay quanh lợi ích của nhân vật chính lẫn nhân vật phụ.
Hồi thứ hai là giai đoạn phức tạp hóa vấn đề. Hồi này được hiểu sâu hơn là tạo ra sự mâu thuẫn giữa lợi ích của nhân vật chính với các nhân vật khác. Lấy ví dụ trong trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, sự mâu thuẫn này được tạo nên bởi tài năng, khát vọng của nhân vật Vũ Như Tô (nhân vật chính muốn xây một công trình tuyệt mĩ, vĩ đại) và lợi ích của nhân dân (vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà quốc khố hao hụt, vua tăng sưu thuế khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than, các cuộc nổi loạn diễn ra khắp nơi). Chính vì sự mâu thuẫn này (cùng với nhận thức sai lầm của người dân trong thời đó) mà nhân vật chính trở thành kẻ thù của nhân dân.
Hồi thứ ba dùng để giải quyết vấn đề. Trở lại với trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, cách giải quyết vấn đề duy nhất (theo tác giả) chính là đốt Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô và Đan Thiềm (vì chính Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô chấp thuận yêu cầu của vua Lê Tương Dực). Ở các thể loại kịch khác nhau và tùy theo ý đồ của người viết mà mâu thuẫn kịch sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Tóm lại, theo nhà biên kịch Geore M. Cohan, cấu trúc ba hồi được hiểu ngắn gọn như sau:
Hồi thứ nhất: Đưa nhân vật lên cây.
Hồi thứ hai: Ném đá vào anh (chị) ta.
Hồi thứ ba: Đưa nhân vật từ trên cây về mặt đất.
Các hồi trong một kịch bản dành cho một người viết không chuyên được viết theo khuôn mẫu chung dưới đây:
Hồi Một (Ba mươi trang đầu)
Giới thiệu nhân vật chính. Một vở kịch có thể gồm một, hai hoặc nhiều nhân vật. Tuy nhiên, cần phân công nhiệm vụ rõ ràng ở từng nhân vật. Việc giới thiệu, xác định nhân vật chính giúp người viết dẫn dàng định hướng sự phát triển mâu thuẫn kịch, tập trung mâu thuẫn kịch và dùng các nhân vật phụ làm nền để đẩy cốt truyện kịch lên cao trào rồi đưa vở kịch đến hồi kết. Bên cạnh đó, việc xác định nhân vật chính cũng giúp người xem, người đọc kịch bản dễ dàng nắm bắt cốt truyện kịch, hiểu được vai trò, ý nghĩa của từng nhân vật trong kịch.
Trong khâu giới thiệu, người viết cần tạo những cảnh cụ thể hoặc những thời điểm cho nhân vật chính xuất hiện.
Việc tiếp theo là giới thiệu những yếu tố quan trọng tạo bố cục như thế giới, thể loại, giọng điệu; giới thiệu những thế lực đối địch chủ yếu hoặc tuyến phản diện theo một cách dễ nhớ. Mỗi tác giả sẽ có một cách viết riêng cho công đoạn này, mình sẽ không can thiệp hay áp đặt, ép các bạn phải bắt chước theo cách viết của mình. Cuối cùng là giới thiệu những nhân vật quan trọng qua hành động.
Trong hồi một, cần lưu ý trong việc tạo khủng hoảng hoặc vấn đề cho nhân vật chính. Cuối hồi Một, tạo một thời điểm cho nhân vật chính không được phép lùi. Nhân vật chính phải tiến lên phía trước. Hồi Một sẽ kết thúc với một câu hỏi sẽ phải trả lời trong Hồi Hai – đây cũng là kịch tính chính trong kịch.
Hồi Một luôn rất ngắn. Mọi cảnh, mọi phần giới thiệu nhân vật, mọi câu chuyện đều phải rõ ràng và đem đến cho người xem những điều mới. Cách viết phải phục vụ việc tạo dựng và thiết lập nhân vật độc đáo, quan trọng và những thành tố quan trọng trong câu chuyện một cách nhanh chóng.
Hồi Hai (Từ trang 30 đến trang 90)
Đây là hồi dùng để trả lời câu hỏi đã đặt ra ở hồi Một. Như phần giới thiệu đã viết, hồi Hai là khu vực ném đá nhân vật chính. Nói chính xác hơn, công việc của hồi Hai là đẩy mâu thuẫn của kịch lên cao trào, làm cho nhân vật chính không còn đường lui.
Ở hồi Hai có rất nhiều công đoạn cần thực hiện. Các công đoạn này chính là khung xương, là những bậc thang đưa nhân vật chính vào bi kịch của chính họ, từ đó khiến họ phải đấu tranh và trưởng thành.
Các công đoạn của hồi Hai cụ thể như sau:
Công đoạn thứ nhất: Tiếp tục thiết lập những yếu tố quan trọng của việc tạo dựng cho đến trang thứ bốn chục. Cần làm phức tạp cốt truyện, phức tạp hóa đời sống cá nhân của nhân vật cả bên trong và bên ngoài. Tăng cường mạo hiểm xuyên suốt theo câu chuyện và làm phức tạp các mối quan hệ.
Ở công đoạn thứ hai, cần phức tạp hóa và phát triển câu chuyện bằng cách sử dụng các yếu tố của sự tạo dựng. Song song đó, cốt truyện phụ nên được phát triển, nhân vật chính bị đẩy vào hoàn cảnh không còn chốn nào để trút bớt gánh nặng. Mỗi mối quan hệ và cốt truyện phụ phải tăng thêm tính phức tạp cho cuộc sống của nhân vật chính.
Trong hồi hai phải có cao trào và thoái trào trong cả thể chất cốt truyện và câu chuyện cá nhân, nhân vật chính phải thắng và thua, lực lượng đối lập chính phải dữ dội và mạnh mẽ, tình huống phải tiếp tục thiên về lực lượng đối lập chính xuyên suốt hồi hai.
Cũng trong hồi hai, người viết cần tạo nhiều cơ hội để nhân vật chính tỏ rõ họ xứng đáng với những thử thách. Họ phải được thử thách liên tục qua những sự kiện thể chất và những đấu tran cá nhân. Từ đó, sự tự tin của họ được kiểm tra và chứng nhận. Cuối hồi hai, nhân vật chính sẽ học được bài học và lớn lên (về mặt tư tưởng, nhận thức), trưởng thành nhờ kinh qua trải nghiệm và tranh đấu.
Phần kết thúc của Hồi hai có thể là thời điểm cao trào hoặc thoái trào của kịch. Trong phần kết thúc của hồi hai, thế lực đối lập chính phải đang ở đỉnh cao của sức mạnh; nhân vật chính phải bị chất chứa những nghi ngờ. Các sự kiện trong câu chuyện đã đẩy mức độ mạo hiểm cao hơn những gì nhân vật chính đã nghĩ. Nhân vật chính đối mặt với quyết định khó khăn nhất của họ, từ họ phải khôi phục lại những cam kết của mình và sẵn sàng chịu hậu quả. Kết của hồi hai là thời điểm nhân vật chính không có đường lui. Kết quả của hồi hai là cực điểm thứ hai của vở kịch.
Hồi ba (Từ trang 90 đến trang 110)
Đây là công đoạn giải quyết tất cả những mâu thuẫn, khúc mắc xuyên suốt hai hồi kịch. Công đoạn này bao gồm giải quyết vấn đề thể chất cốt truyện, giải quyết vấn đề bản thân nhân vật, giải quyết những mối quan hệ chính, đưa ra “cảnh bắt buộc” hay cao trào và gợi ý một tương lai có thể xảy đến sau khi câu chuyện kết thúc.
Về bản chất, bài viết này chỉ là một bài tìm hiểu sơ lược về cách viết một kịch bản dành cho những người không chuyên. Những người chuyên nghiệp có thể bỏ qua. “Thịt kho nhiều thì mặn”, do đó, mình sẽ không viết quá nhiều để tránh trường hợp bài viết quá dài khiến các bạn trẻ không tiếp thu hết kiến thức. Các thuật ngữ, các công đoạn viết trong từng hồi sẽ được đề cập ở những phần tiếp theo.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc!
Trương Thảo (5 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 30
Híc viết truyện khó quá mod ưi =((
Monluniudam00 (5 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 695
vâng ạ, <3 hihi
"Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." (5 năm trước.)
Level: 15
Số Xu: 20
Viết kịch là việc làm mang tính rèn luyện lâu dài mà bạn. :)
Monluniudam00 (5 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 695
Khi đọc thì hiểu cách diễn tả nhưng khi viết rồi lại bí bách kinh, Viết được một vở kịch khó lắm lun