- Con người liệu hay không là tàn nhẫn?
- Tác giả: Tịch Nhiên
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [T] Không dành cho trẻ dưới 13 tuổi
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.931 · Số từ: 4376
- Bình luận: 6 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 6 Akabane1701 Tường Vi Nhiên Băng Cindy Cynthia Tịnh Hương Gấm Nguyễn
Sáng là gì? Tối là gì? Chẳng qua chỉ là ranh giới của ngày đêm.
Sống là gì? Chết là gì? Chẳng qua chỉ là ranh giới của sinh mệnh.
Tốt là gì? Xấu là gì? Chẳng qua cũng chỉ là ranh giới đặt ra để ngăn cách con người giữa hai loại thế giới.
Tự hỏi rằng liệu con người nằm ở đâu?
Nhìn lên bầu trời kia, ta thấy một khoảng không vô tận không có điểm dừng, nơi đó tạo ra mọi thứ.
Trải qua hàng nghìn năm tích lũy và khai phá, sự biến đổi địa chất toàn cầu, Trái Đất đã hình thành một môi trường thiên nhiên đủ để phát triển và tiến hóa cho các sinh vật và trong đó có con người.
Từ những loài động vật hoang dã, dùng sức mạnh để kiếm ăn và sinh tồn, con người thoát dần ra khỏi môi trường động vật, phát triển trở thành loại động vật có trí tuệ, trải qua không ngừng cố gắng mà có được ngôn ngữ riêng, biết được cách giao tiếp, sáng tạo, biết phát huy dần được trí tuệ vượt bậc, và càng ngày càng ngày một phát triển, cho đến ngày nay thì đã đạt được đỉnh cao của tri thức và tự xưng là loài động vật thông mình, có trí tuệ và giàu cảm xúc nhất.
Liệu điều đó có đúng hay không?
Qua hàng trăm triệu năm, con người phát triển không ngừng, không chỉ là tri thức mà còn là tình cảm, ta chỉ thấy một nền khoa học tiến bộ vượt bậc và những thành tựu, những công trình to lớn, vĩ đại và đồ sộ xuyên suốt các thời đại để làm minh chứng cho trí thức vượt bậc của con người đã đạt được mà vô tình quên đi, con người không chỉ khác các loại động vật khác ở trí tuệ mà còn là tình cảm, cảm xúc.
Nhưng ngày nay liệu con người có còn khác động vật ở mặt tình cảm nữa hay không?
Ta chỉ thấy trong quá khứ những hy sinh cao cả cho tình yêu đẹp đến mức xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử vẫn khiến cho hậu thế phải kinh ngạc mà cảm thán. Ta cũng chỉ thấy những bản tình ca, những vở kịch truyện kinh điển khiến cho người người rơi lệ vì xúc động trong những thiên niên kỉ xưa mà không phải nay.
Năm 1615 sau Công nguyên ở Lahore, Hoàng tử Saleem, con trai của Hoàng đế Mughal Akbar đã yêu một cô nô lệ dễ thương tên là Anarkali. Akbar và vợ là Jodha đã vô cùng xấu hổ vì tình yêu của con trai mình dành cho một đầy tớ tầm thường và họ đã cấm Saleem gặp gỡ Anarkali. Thay vào đó, Hoàng tử đã công khai tuyên chiến với cha mình.
Sau một cuộc đấu, Akbar đã đánh bại con trai và yêu cầu Saleem phải từ bỏ Anarkali hoặc sẽ bị giết chết. Hoàng tử Saleem đã chọn cái chết, nhưng Anarkali đã không thể nhìn thấy người yêu mình bị giết, thay vì thế, Anarkali đã từ bỏ cả cuộc đời mình để đổi lấy một đêm cùng với Hoàng tử Saleem. Sau đêm đó, Akbar đã cho chôn sống Anarkali trong một ngôi mộ gạch và nó vẫn còn cho tới tận hôm nay.
Mặc dù sau này khi Saleem đã trở thành hoàng đế, ông vẫn luôn chìm trong đau khổ trước cái chết bi thương của Anarkali.
Đó là một mối tình bi thương song lại để cho người ta thấy tình cảm của con người có thể mãnh liệt đến thế nào mới có thể hi sinh vì nhau.
Trong những trang truyện kịch của nhà văn đại tài người Anh – William Shakespeare, ta đã khóc bởi cái kết đầy bi thương của đôi tình nhân trẻ Jomeo và Juliet. Chỉ vì sự thù hận, ngăn cấm của gia đình mà bỏ lỡ mất nhau, song điều để ta phải rơi lệ không hẳn bởi vì xót xa cho mảnh tình bi thiết mà còn là bởi xúc động trước tình yêu mãnh liệt cam nguyện cho đi tính mạng của mình vì người mình yêu, cả hai đều không cần tồn tại nếu như người còn lại đã ra đi.
Shakespeare đã xây dựng tác phẩm dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ, dù cho nhà văn có thật sự tài giỏi bao nhiêu thì ông vẫn luôn lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống, qua ngôn từ phong phú của chính mình thì mới viết lên một trang tình sử bi ai cùng đáng hâm mộ đến vậy.
Ngày nay, cái tên Romeo và Juliet thường dùng để chỉ những cặp tình nhân trẻ đang trong giai đoạn chớm nở, mãnh liệt, và nó – là cái tên mà không ai không biết – là tác phẩm mà đã gieo vào lòng người những hạt giống cảm xúc cao đẹp nhất, có khả năng lan truyền nhất!
Tình cảm là thứ quá trìu tượng để con người có thể định giá (không phải mức giá, tiền nong đâu nhé). Nó không phải chỉ bằng ngôn từ là có thể diễn tả, song bằng chính trái tim của mình, chúng ta – những con người đã phần nào đó thấu hiểu thứ được gọi và mang tên: tình cảm và chúng ta đã thực sự vì nó mà có thể cho đi, hi sinh một cách không ngần ngại, không luyến tiếc, điều đó thật sự quá vĩ đại!
Vậy nhưng thời gian qua dần, những tình cảm đó dù vẫn còn tồn tại song lại ngày một mờ nhạt đi, ta chỉ thấy dã tâm con người ngày càng lớn lên, mưa cầu vì lợi ích ngày càng rõ ràng và tâm kế của con người lại càng trở nên thâm sâu, khó đoán, có một mặt sẽ là tốt nhưng phần lớn lại là xấu.
Dã tâm lớn khiến cho nhiều cuộc chiến tranh nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ quốc gia, nhằm gia tăng số lượng tài vật đã diễn ra nhằm thỏa mạn dục vọng cho dã tâm to lớn đó, mà chỉ vì dã tâm ấy mà hàng ngàn, hàng vạn tính mạng, thậm chí là không đếm được số lượng tử vong vì chiến tranh trên toàn thế giới. Thế đó, dã tâm có lẽ và có thể cho ta thấy một cách nào đó thật rõ ràng, mạng sống của con người chẳng qua cũng nhỏ bé, yếu ớt và dễ bị tước đoạt như thế nào?
Chiến tranh để cho ta tôi luyện ý chí sắt đá, khiến ta hiểu được dàn binh bố trận, cho ta khả năng trở thành lãnh đạo, dạy ta sự tự tin, cách suy nghĩ theo chiều sâu, song lại để cho ta thấy được sự tàn khốc cùng thiết huyết mà nó mang lại.
Chiến trang mang đến cho ta những thấu hiểu trong tình đồng đội, để ta khắc ghi sinh tử cùng kề vai sát cạnh là như thế nào và điều đó đáng quý ra sao, song đồng thời nó cũng khiến cho ta cảm nhận được lòng người lạnh giá, và bản thân lúc nào không hay đã trở nên vô cảm trước xương máu cùng chết chóc.
Chiến tranh, vĩnh viễn là chiến tranh, luôn nói nó là điều không tốt nhưng đã ai hiểu chiến tranh thật sự là gì? Đứng trên một góc độ nào đó, chiến tranh là sai sao?
Đúng, nó có sai, hai cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người, dù nó vì lí do gì và những sinh mạng đó có quyền chức thân phận hay không thì những lí do đó cũng sẽ trở nên vô nghĩa khi sự sống bị tiêu hủy và những sinh mệnh vẫn có quyền được sống như một con người đã chết đi một cách vô cùng tàn khốc.
Song nó sẽ sai hoàn toàn không?
Bản chất của chiến tranh là gì? Không, chiến tranh không sai mà người sai là những người thực hiện lên nó – là con người, sinh vật được đánh giá là thông minh nhất hành tinh, thật vậy sao?
Động vật không giết hại đồng loại nhưng không có sao? Có đấy, con người chẳng phải đang gián tiếp giết hại lẫn nhau đó sao? Đừng nói con người không giống động vật, chẳng phải đứng trước từ người là từ con sao?
Từ lúc nào không hay, những tình cảm trong con người đã dần dần thay đổi, đi cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học kĩ thuật, con người cũng dần khai thác sâu vào lĩnh vực tình cảm, họ nghiên cứu, đào sâu, họ cho ra đời những cuốn sách dạy làm người, phải sống sao cho phần người chiến thắng phần con.
Trong con mắt của họ, người tốt là người có chiến công vĩ đại hoặc giả như họ phải biết giúp đỡ mọi người, không sống trái với chuẩn mực đạo đức được đặt ra, không va vào tệ nạn xã hội. Còn những người xấu, họ là những tên côn đồ, xấu xa, độc ác, họ là những phần tử bạo lực xã hội, trộm cáp, bốc lột, cưỡng ép, vân vân và mây mây gì đó, thật nhiều giả thiết đặt ra, họ đều chỉ trích những con người đó là xấu, nhưng thật sự là xấu sao?
Vậy quay ngược lại thời gian đi, lúc sinh ra, con người là người xấu sao?
Khi lớn lên, họ muốn trở thành kẻ xấu bị mọi người ghét và chửi rủa sao?
Họ không muốn sống một cuộc sống sung túc hạnh phúc, làm người tốt sao?
Có ai trả lời được không, có lẽ là không, bởi vì họ đang suy nghĩ, bởi vì họ bảo thủ với quan niệm về tốt và xấu của mình nên khi đặt ra câu hỏi như vậy thì câu trả lời sẽ khiến họ ngượng nghịu và nếu như có trả lời thì họ sẽ phản bác rằng, họ sinh ra không phải người xấu nhưng họ đi theo con đường trở thành người xấu là họ sai.
Đúng, có một phần đó sẽ là những con người sai trái nhưng cũng có một số, ta lại nhìn lại thử một chút coi cách ta đánh giá họ liệu có đúng không?
Một người anh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ mất sớm, để lại hai anh em bơ vơ một mình, người anh phải bỏ học để kiếm tiền nuôi em, nhưng đáng tiếc thay, không một ai rủ lòng thương hại, đúng, chỉ là lòng thương hại mà thôi, để nhận một kẻ không có học thức, không có sức lao động, người anh đó vì gì, vì sinh tồn và vì cho người em một cuộc sống khác mình, mà trở thành côn đồ. Trong mắt người khác, người ta dè bỉu anh như một tên quái vật bẩn thỉu, nhơ nhớp, xấu xa, độc ác, lương tâm bại hoại, song trong mắt người em, đó lại là người anh trai vĩ đại nhất, người tốt bụng nhất và là người vĩ đại nhất, tuyệt vời nhất.
Con người không ai sai nhưng hoàn cảnh xung quanh đã khiến họ sai, nếu không có ai chỉ dẫn hoặc cho họ một con đường đúng đắn để không sai, họ tất sẽ không sai, vậy tại sao một điều dễ dàng như vậy lại không thực hiện được để rồi ở mỗi một quốc gia trên thế giới, dù lơn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển vẫn tồn tại thứ người được gọi là người xấu?
Đó là bởi vì sự vô tâm, vô cảm, sự tàn nhẫn, tham lam cùng ích kỉ và một cách nhìn phiến diện của con người đã đẩy chính đồng loại của họ vào bước đường cùng mà tha hóa.
Nếu như trước đây, mẹ sinh ra ta, ta sẽ luôn nhớ mà báo hiếu cho cha mẹ, song ngày nay, có biết bao cảnh quay về sự hắt hủi của con cái với cha mẹ khi đã trưởng thành.
Nếu như trước đây, một người vợ có thể thê lương, khóc sướt mướt, thậm chí là sống mà như đã chết khi nửa kia của đời mình đã ra đi, thì ngày nay, ta vẫn sẽ bắt gặp những khuôn mặt tỉnh bơ, vô cảm khi chồng mình chết của những người vợ.
Nếu như trước đây, những bài thơ, văn tràn đầy tình cảm về tình mẫu tử, phụ tử, tình thân gia đình, bè bạn liên tiếp dược ra đời như một kết tinh minh chứng cho tình cảm của con người thì ngày nay, ta bắt gặp những thế hệ trẻ, họ viết văn bằng chiếc đầu lạnh và trái tim lạnh, họ viết một bài văn ngắn về mẹ thôi, nhưng cũng là đi theo khuôn mẫu, trình tự, những câu văn giống nhau y đúc trong bài kiểm tra của mấy chục học sinh về mẹ, và khi viết xong, họ còn không nhớ rằng mình đã viết gì, và khi hỏi về mẹ, khuôn mặt họ ngơ ngác như không còn nhớ đến hoặc dường như là không có kí ức nào đáng giá về mẹ để họ thật sự khắc ghi vậy.
Xã hội phát triển và đi lên vậy nhưng sao tình cảm của con người lại bị bào mòn đến vậy? Sao họ lại trở lên vô tâm và tàn nhẫn như thế?
Tôi còn nhớ đã từng xem một bộ phim hoạt hình – thứ được đa số người lớn đánh giá là chỉ có con nít mới xem, nhảm nhí và vô lí, chỉ để giải trí và mua vui, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ hình ảnh đó, thậm chí nó như một nỗi ám ảnh khắc sâu cho sự nhìn nhận cuộc sống của tôi.
Asura hay còn được biết đến với cái tên Đứa Con Của Quỷ. Đây là bộ phim hoạt hình Nhật bản của đạo diễn Keiichi Sato, công chiếu năm 2012.
Asura không phải một bộ anime giải trí. Có thể nói, tạo hình của nhân vật mang phong cách của thế kỉ trước, nếu xem bộ phim ta chỉ thấy ở Asura bản anh hùng ca điên loạn của một tên nhóc lang thang với một cây rìu sắc nhuốm màu máu đỏ, ngấu nghiến thịt người như một con sói đói.
Bộ phim mang theo một phần lịch sử của dân tộc Nhật Bản. Vào thế kỷ 15, cuộc chiến dân sự khiến cả dân tộc trở nên hỗn loạn, đất nước chìm trong nạn đói và bệnh tật, kéo theo đó là hàng triệu cái chết. Asura phải đấu tranh để hiểu về thế giới khủng khiếp mà cậu được sinh ra, một thế giới tràn ngập những điều xấu xa, tàn ác. Quả thật bộ phim như một câu chuyện kinh dị về địa ngục do chính bàn tay con người tạo nên.
Một trong số ít những cảnh đề cao tình mẫu tử trong phim là khi người mẹ vừa mới sinh ra đứa con trong một ngôi chùa cổ và cố gắng bảo vệ nó khỏi con thú dữ dù sức cùng lực kiệt. Nhưng tiếp ngay sau đó, như thể minh chứng cho sự trỗi dậy của con quái vật vốn ngự trị bên trong mỗi người khi họ bị đẩy đến bước đường cùng, mẹ của đứa trẻ mờ mắt vì cơn đói và suýt giết chết con mình. Có thể thấy câu chuyện toát lên sự bi kịch từ những cảnh đầu tiên, khi mà ngay cả thứ tình yêu bất vị kỷ như tình mẫu tử cũng bị che khuất bởi phần “con” của người mẹ.
Đứa trẻ lớn lên như một con thú hoang dã. Hình ảnh cậu ta săn lùng con mồi, chạy bằng tứ chi và dùng hàm răng cắn phập vào cổ nạn nhân như một con chó sói không có một nét nào giống với những đứa trẻ loài người. Cậu không hề có bất cứ khái niệm gì về luân thường đạo lý, và cũng thật khó để trách cậu khi trong thế giới khắc nghiệt này, con người giết hại lẫn nhau để tồn tại, thậm chí cả khi đó là máu mủ ruột thịt của mình. Trong nhận thức của cậu, chỉ có hai lựa chọn: ăn hoặc bị ăn.
Câu chuyện được tiếp diễn và ánh sáng đến trong Asura là người dạy cậu cách làm một con người. Bằng sự dịu dàng, Wakasa dạy cho Asura tiếng nói. Bằng cử chỉ ân cần, cô dạy cậu cách sống như một con người thực sự. Sự xuất hiện của cô tựa như một bàn tay ấm áp kéo Asura ra khỏi địa ngục đầy những thương đau, xóa tan rào cản của cậu với con người, chứng minh cho cậu thấy trên thế gian vẫn còn những trái tim lương thiện.
Vì thế mà khi bị Wakasa chối bỏ, bi kịch của câu chuyện được đẩy lên mức cao trào. Với tất cả những cảm xúc bản năng nhất của một đứa trẻ chỉ mới học cách làm người, Asura trong lúc không kiềm được cơn giận dữ đã vô tình tạo ra một cơn lũ tràn xuống ngôi làng mà Wakasa đang sống, gây nên vô số cái chết thương tâm.
Và đến giây phút đó, nỗi tức giận với Wakasa của cậu mới chính thức trở thành tội lỗi. Cậu bé tự nguyền rủa mình như một con quái vật trong lốt người, đau khổ vì đã được sinh ra, đau khổ vì phải sống trong một thế giới mà sự tốt đẹp dường như chỉ là những chấm sáng quá yếu ớt, không đủ xua đi bóng đêm mịt mù của hỗn loạn và tội ác bao trùm lấy cả một thời đại:
“Kẻ nào đã sinh ra ta ở trên cõi đời này? Ta hận kẻ đó. Tại sao ta lại được sinh ra ở một nơi thế này? Đáng ra… Đáng ra mọi chuyện sẽ khác nếu như ta không được sinh ra”
Sự tàn nhẫn và khốc liệt của bộ phim đã cho tôi một cảm nhận sâu sắc về con người, ngay cả là thứ tình cảm của người mẹ – thứ được mệnh danh là thiêng liêng và cao cả nhất, khi ở trong chiến tranh, khi rơi vào đường cùng, hóa ra cũng hèn mọn và xấu xa đến vậy.
Nếu coi bộ phim ta sẽ thấy người mẹ đó thật tàn nhẫn, độc ác, đến con mình cũng không tha, song, nếu thực sự rơi vào hoàn cảnh đó, ta sẽ khác chứ, có lẽ hoặc có thể sẽ không tàn nhẫn đến như vậy, nhưng có hay không khó tránh khỏi khỏi hoàn cảnh tương tự?
Không ai biết được, bởi ta chưa nếm trải nên không thể trả lời, con người ta mất dần tình cảm, mất dần nhân tính, trở nên vô cảm, liệu hay không đến một ngày con người chỉ còn là loại động vật chỉ có trí tuệ cao siêu nhất mà tình cảm lại trống rỗng nhất?
Liệu con người có phải hay không sẽ là loại động vật tàn nhẫn nhất?
Tịnh Hương (4 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 5231
bài viết phân tích thật sự rất xúc tích, cảm ơn tác giả nhiều
Nhiên Băng (6 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3939
Con người vố là động vật mà bạn, mình nói trong bài rồi mà, chỉ là con người là loại động vật cao cấp coa trí tuệ và cảm xúc nên thoát dần với bản tính của động vật thôi, với lại bài của mình đang bàn về vấn đề liệu con người thời nay có quá vô cảm đêna mức tàn nhẫn không mà bạn, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn đã ủng hộ và góp ý cho mình
Are Huỳnh (6 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 1734
Tôi cảm thấy bài viết này rất thú vị với câu hỏi cuối "Liệu con người có phải hay không là loại động vật tàn nhẫn nhất?" Theo tôi thì đứng ở khía cạnh nào thì cũng sẽ không có câu trả lời hoàn hảo. Sao bạn không thử đổi câu hỏi: "Con người có phải cũng chỉ là một loài động vật?"
Tường Vi (6 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 10478
Băng.
Nàng đang đợi gạch của ta ư. Ta sẽ không đi vào bất kì một cái gì liên quan tới diễn đạt hay từ ngữ nữa. Bởi vì chúng ta đã quá hiểu điều đó rồi. Cái mà ta muốn nói ở đây là quan điểm.
Đây có thể xem là quan điểm cá nhân của Băng khi chiêm nghiệm qua cuộc sống, khoa học và những cuốn sách.
Ta thì không hoàn toàn đồng tình với quan điểm đó. Bởi vì tất nhiên rồi ta có quan điểm của cá nhân ta.
Băng đã viết “ Qua hàng trăm triệu năm, con người không ngừng phát triển, không chỉ còn là tri thức mà còn là tình cảm”
Ta đồng ý vế tri thức còn vế tình cảm thì không. Vì theo quan điểm của ta tình cảm là thứ nguyên sơ nhất của loài người. Nó bất biến theo thời gian. Yêu vẫn mãi như thế. Ghét vẫn không bao giờ thay đổi. Vui vẻ, hay buồn rầu cũng vậy. Thứ thay đổi chính là hoàn cảnh xã hội, các chuẩn mực xã hội, quan điểm thời thế khiến cho việc yêu ghét được đem ra đặt nhiều hay ít, và trong tình huống thế nào. Thước đo thay đổi thì đương nhiên hệ quả cũng sẽ được phân bố lại.
Ta chỉ nói vậy thôi. Đương nhiên với quan điểm như vậy thì Băng sẽ nhìn mọi thứ theo chiều hướng đó và phân tích những thứ mắt thấy, tai nghe như vậy là đúng. Và cái đúng này là đúng theo quan điểm của Băng.
Thực sự ta lo những điều ta chia sẻ này Băng đọc không hiểu. Hix
Nhiên Băng (6 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3939
ha ha, cảm ơn bạn, thật ra mình viết vậy thôi chứ vấn đề này mình viết chưa thật sự sâu, mình nghĩ mình chưa hiểu rõ nên không cần đâu, bạn thích là được rồi, mình còn nghĩ lúc mình viết cái này sẽ gây phản cảm chứ.
Akabane1701 (6 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 545
Con người vốn dĩ là sinh vật tàn nhẫn nhất, vốn dĩ điều này đã được viết đi viết lại rất nhiều. Nếu như ai cũng tốt "theo cái quan niệm mà xã hội đề ra" thì điều này vốn dĩ là trái quy luật tự nhiên. Âu cũng là do bị ép đến đường cùng mà người tốt mới biến thành kẻ xấu. Nhưng cái tốt và xấu cũng chỉ là một khái niệm tương đương. Kể cả tình yêu cũng thế. Không có gì là vĩnh cửu cả, những câu chuyện tình hi sinh vì nhau ngoài đời vẫn có, chẳng qua là ta chưa thấy. Ở cái xã hội mà anh hùng bàn phím nhiều như thế này, rất ít cái gọi là tình người. Nhưng với mình thì mình vẫn tin, kể cả khi phần "con" trong con người có lớn hơn phần "người" thì tình người sẽ vẫn luôn hiện hữu ở đâu đó, chẳng qua mình chưa gặp thôi.
Bài viết rất hay, bạn mở đề cử đi để mình còn đề cử