- Làm Quen Kết Bạn
- Tác giả: Hùng Bá THH
- Thể loại:
- Nguồn: Truyện sáng tác
- Lượt xem: 11.486 · Số từ: 279
- Bình luận: 16 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 18 Tiến Lực Việt Lang Tiểu Long Xoài Xanh Anh Thư Phong Thanh Tử Hà Tôn Hiếu lacmua hoa "Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn." Thảo Vy Dương Ngọc Tường Vi Đông Hưng Minh Sally Minh Nghĩa Tôn Trinh Anh Phạm Đặng Huyền Quỳnh Nguyễn Ngọc Như Mi Kin
Nhất Tiêu Nhất Kiếm Bình Sinh Ý
Phu Tận Cuồng Danh Thập Ngũ Niên.
(Một khúc tiêu một cây kiếm thỏa ý bình sinh sinh
Người đàn ông mang tiếng ngông cuồng suốt mười lăm năm qua)
●Họ và tên: Phạm Văn Trường
●Nick Facebook: Như trên.
●Bút danh: Đá Tảng
●Ngoại hiệu: Độc Hành Quái Khách
●Tác phẩm: Đao Trung Chi Vương.
•Có câu:
“Trai đất tổ không hổ cháu Hùng Vương”. Mình sinh ra và lớn lên ở quê hương Phú Thọ.
●Sở thích: Viết truyện kiếm hiệp, Võ thuật, hội họa, ca nhạc, nhảy breackdan, tập Gym, nhiều khi thích tỏ ra nguy hiểm.
●Nhân vật lịch sử Trung Hoa ngưỡng một.
•Hạng Vũ (Tây sở bá vương)
•Hàn Tín (danh tướng xuất cơ hàn)
•Tào Tháo (Nhất đại gian hùng)
•Lữ Bố (Bất bại chiến thần)
•Tư Mã Ý(Thâm tàng bất lộ)
•Quan Vũ (Trung nghĩa anh hùng)
•Gia Cát Khổng Minh (Mưu sĩ bậc thầy)
•Thành Cát Tư Hãn (Đệ nhất đại hãn Mông Cổ)
●Nhân vật lịch sử Việt Nam ngưỡng một.
•Vua Hùng (kiến lập giang sơn)
•Võ Nguyên Giáp (Đại tướng danh trấn thiên hạ)
•Lý Thường Kiệt (Sông Như Nguyệt định chủ quyền)
•Trần Quốc Tuấn (Trí dũng song toàn)
•Trần Quốc Toản (Anh hùng xuất thiếu niên)
●Câu kết:
“Hãy nghĩ về tôi theo cách riêng mà bạn nghĩ về tôi.
Chứ đừng theo cách mà người khác nói với bạn về tôi”.
*Mỗi chúng ta gặp nhau trong cuộc đời này đều là một chữ duyên. Duyên đến nhanh hay chậm, tồn tại lâu hay mau, đều do cách ứng sử của mỗi chúng ta. Hãy sống như thế nào để sau này mỗi khi gặp lại hay bất chợt nhớ đến nhau, chúng ta đều mỉm cười.
●Hân hạnh làm quen kết bạn với tất cả mọi người.
Phạm Văn Trường (4 năm trước.)
Level: 13
Số Xu: 57055
cám ơn đã khen tặng :)
Thời Thu (5 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 801
Xin chào, màn chào hỏi thật ấn tượng!
Tường Vi (6 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 10778
Hello
Không liên quan nhưng mình ghét Tống Giang
Hello
Không liên quan nhưng ta ghét Tống Giang
Đá Thời Gian (6 năm trước.)
Level: 2
Số Xu: 2665
hello
Đá Thời Gian (6 năm trước.)
Level: 2
Số Xu: 2665
Đá cũng có cùng sở thích với bạn. Nhưng Việt Nam thì chỉ thích bốn anh em nhà Lê Thánh Tông thôi.
Xoài Xanh (8 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 4061
E k hiểu về Tam quốc lắm. Có đọc sơ qua. Theo ý kiến của e thì cái chết của Quan Vũ một phần cũng nằm trong sự tính toán của Gia Cát Lượng đấy ạ. Vốn rõ tính nết của Quan Công, Gia Cát Lượng sớm biết kết cục của Quan Công. Thế nên trong cuộc chiến tại Kinh Châu, dù không ảnh hưởng gì đến Ích Châu nhưng GCL vẫn không đem quân đi cứu Quan Vũ. Nếu cấp tốc đem quân đến trợ chiến, có lẽ đã cứu được Quan Vũ mà với tài ăn nói của GCL lẽ nào lại không giảng hoà được với Tôn Quyền? Lí do tại sao GCL lại làm vậy theo em là GCL đã biết được tính coi nhẹ thiên hạ của Quan Vũ, ông phò Lưu Bị chẳng qua cũng là cái nghĩa ở vườn đào. Tuy vậy nhưng Gia Cát Lượng với Quan Công, cả 2 vẫn là thần tượng của e
ManThienTu (8 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 67
Em rất thích cái cách anh đặt ra mâu thuẫn trong việc Hàn Tín và Trương Lương trước việc thanh trừng của Lưu Bang. Hàn Tín vì sao chết? Trương Lương cũng giống Hàn Tín nhưng vì sao thoát chết?. Cái đó em cho rằng chỉ cần đọc qua điển tích Bạch Khởi là hiểu.
Tần quốc đệ nhất danh tướng Bạch Khởi (thời thất quốc tranh hùng), trước khi uống thuốc độc tự sát đã hỏi Tần Chiêu Tương Vương: "Vì sao giết ta, ta chưa từng có ý tạo phản". Tần Chiêu Tương Vương liền đáp: "Quả nhân biết ngươi không có ý tạo phản, nhưng ngươi có khả năng tạo phản, đó chính là tội của ngươi".
Cũng giống Bạch Khởi, Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố kỳ thực chưa từng có ý tạo phản nhà Hán, nhưng bản thân họ lại là danh tướng một thời, cầm quân trăm trận, am hiểu binh pháp, thấu rõ nhân tâm, sau khi Hán Định lại được phong vương, mỗi người cát cứ một đất, nắm binh quyền trong tay tại vùng đất được giao. Lưu Bang thấu hiểu "mối hiểm họa chư hầu", thứ đã khiến cho nhà Thương phải sụp đổ trước nhà Chu, vì tránh vết xe đổ, Lưu Bang mới quyết định thanh trừng công thần.
Trương Lương vốn hơn người, lại cận kề Lưu Bang từ thời "trảm xà khởi nghĩa", rất hiểu suy tính trong lòng họ Lưu, ngay khi Hán Định, ông là người duy nhất không hề kể công lớn, từ chối phong vương. Trong cuộc thanh trừng, Trương Lương tuy là công thần nhưng lại "không có khả năng tạo phản", nhờ vậy mới an toàn rút lui, tránh né kiếp nạn sát thân. Diều đó cho thấy cái trí, cái đức của ông.
Đó là cách lý giải của em về vấn đề anh hỏi, vì sao Tín chết mà Lương không?
Phạm Văn Trường (8 năm trước.)
Level: 13
Số Xu: 57055
Ai cũng biết Quan Vũ kiêu ngạo độc đoán việc mất Kinh Châu là do bản thân quan công chứ không thể đổ cho Lượng được, chẳng phải quân sư đã rất nhiều lần nhắc nhở quan Vũ cần phải bình tĩnh điềm đạm đó sao. Duy chỉ có Vũ tự phụ cao ngạo coi Giang đông chỉ là lũ chuột, ông cho rằng đông ngô ngoài Tử Kính và Công cẩn thì chẳng ai biết dùng binh, chính thế Bàng Mông Lục Tốn mới lợi dụng sự kiêu ngạo của ông lợi dụng lúc ông đánh bành Thành mà cướp Lấy kinh châu. Một lý do nữa là Tôn quyền cho sứ là Gia cát cẩn sang cầu hôn cho con trai quyền, quan Vũ còn quát mắng cho rằng Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử. Kinh Châu là địa bàn trọng yếu Quan Vũ là trọng thần khi đó đã đươc Phong quân hầu nếu nơi này không giao cho quan vũ thì giao cho ai, thứ hai ông là huynh đệ kết nghĩa đào viên với địa vị Hán Thọ Đình hầu của ông cộng với danh tiếng oai danh đỉnh đỉnh của quan vũ cung khiến kẻ địch sợ hãi mà không dám tiến đánh. Về lý thì việc dùng quan vũ là không sai, cái chính là ở bản thân quan vũ, ông đã không biết thời thế ngoại giao không biết tiến biết lui, nội bộ điều động những tướng không có năng lực trấn thủ những điểm trọng yếu. Sai lầm chính là ở quan công thế mới có câu : Không minh làm quan vũ phá là như thế.
Phạm Văn Trường (8 năm trước.)
Level: 13
Số Xu: 57055
có thể ý kiến của em không giống nhau anh có thể thích Hàn Tín nhưng riêng Trương Lương anh không thích ông ấy lắm, anh không phủ nhận tài năng của Ông, đạo bề tôi đạo quân thần của anh khác mọi người, là bề tôi khi quân vuong sai có thể liều chết can ngăn. Nam tử hán đại trượng phu có thể chết oanh oanh liệt liệt chứ không thể cam chịu ẩn cư. Với Trương Lương thì là một công thần khai quốc bí mật quân sự lẫn những điều quan trọng trong triều đình nhà Hán ông ta đều rất rõ, em nghĩ xem một người tính tình ích kỷ lại đa nghi như Lưu Bang thì Hàn Tín còn giết, cớ sao Trương Lương nắm giữ nhiều bí mật lại được tha cho thoái ẩn về quê dễ dàng như thế, em đọc lịch sử thì cần phân tích theo kiểu suy luận chứ đừng quá dập khuôn. Hàn Tín là danh tướng một thời cùng tề danh với Trương lương mà còn bị vu oan cớ sao trương Lương lại không sao, lý nào Lưu Bang lại không biết Trương Lương là người như thế nào. Người này không đơn giản như người đời vẫn nghĩ đâu có thể thoát được kiếp nạn này đằng sau còn nhiều điều chưa làm rõ lắm.
ManThienTu (8 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 67
Về Trương Lương em rất tôn trọng ý kiến của anh, nhưng em cho rằng anh nhìn nhận về hành động của ông là có phần chưa đúng đắn. Có lẽ do anh còn nhầm lẫn về thời cuộc khi ấy. Thời điểm Sở vong, Hán định, Lưu Bang nắm quyền thiên hạ thì liền khai trừ công thần khai quốc nhằm củng cố quyền lực Lưu gia. Lần lượt Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố đều bị thanh trừng, Trương Lương tài trí hơn người, thấu rõ nguy cơ đấu đá chính trị tiềm ẩn, liền vội xin cáo lui, lấy cớ theo người xưa lãnh đạm nhân gian. Điều đó càng thể hiện tài trí hơn người của ông. Trong Thập đại quân sư của lịch sử, Trương Lương xếp thứ 3, chỉ sau Khương Thái Công và Tôn Tẫn, đứng trên Gia Cát Lượng và Lưu Bá Ôn.
Về đức tính, Trương Lương xuất thân nước Hàn, trong Chư Tử Bách Gia thì học đạo Nho gia Thánh Hiền, được ca tụng là Tề Lỗ Tam Kiệt, vậy nên nếu nói ông "thấy triều cương lũng loạm, trung lương bị oan mà vội học cổ nhân tránh né" là hoàn toàn chưa đúng. Tư cách của Nho sĩ hoàn toàn không thể làm điều đó, chỉ trừ khi thời cuộc đã định, bậc quân tử không thể cải biến vận mệnh thiên hạ thì mới đành ngậm cỏ mà lui về, cái học theo cố nhân chỉ là cớ mà thôi.